Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 2. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 2.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 2

1. Tại sao phải tính thời gian?

Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc, phố xá, xe cộ... đều ra đời, đổi thay. Xã hội loài người cũng vậy. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian.

Như vậy, việc xác định thời gian là thực sự cần thiết.

Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên, như hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến mùa lạnh... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây.

2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?

Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.

Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút...

Tuy nhiên, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có cách làm lịch riêng. Nhìn chung có hai cách chính: theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch) và theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch).

3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?

Xã hội loài người ngày càng phát triển. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng. Nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra.

Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).

Theo Công lịch, một năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận thêm 1 ngày).

100 năm là 1 thế kỉ - 1000 năm là 1 thiên niên kỉ.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 2 có đáp án

Câu 1: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?

A. 100 năm

B. 1000 năm

C. 10 năm

D. 200 năm

Câu 2: Một thiên niên kỉ có bao nhiêu năm?

A. 100 năm

B. 1000 năm

C. 20 năm

D. 200 năm

Câu 3: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3/40), em hãy tính lịch Âm Dương cho sự kiện lịch sử này?

A. Lịch Âm: Tháng 2 năm Canh Tí Lịch Dương: 3/40

B. Lịch Âm: Tháng 3 năm Canh Tí Lịch Dương: 3/40

C. Lịch Âm: Tháng 4 năm Canh Tí Lịch Dương: 3/40

D. Lịch Âm: Tháng 5 năm Canh Tí Lịch Dương: 3/40

Câu 4: Khởi nghĩa Lam Sơn (7/2/1418), em hãy tính lịch Âm Dương cho sự kiện lịch sử này?

A. Lịch Âm: 2/1 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418

B. Lịch Âm: 3/1 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418

C. Lịch Âm:1/2 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418

D. Lịch Âm: 2/2 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418

Câu 5: Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào?

A. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2003

B. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2002

C. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2004

D. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2005

Câu 6: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Em hãy tính khoảng thời gian theo thế kỉ, theo năm của sự kiện so với năm 2013?

A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,102 năm

B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,192 năm

C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3,000 năm

D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,000 năm

Câu 7: Năm 542, khởi Lí Bí cách nay năm 2017 là bao nhiêu năm?

A. 1473 năm

B. 1476 năm

C. 1475 năm

D. 1477 năm

Câu 8: Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu lạc cách đây bao nhiêu năm?

A. 2124 năm

B. 2125 năm

C. 2126 năm

D. 2127 năm

Câu 9: Một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là bao nhiêu ngày?

A. 265 năm

B. 365 năm

C. 366 năm

D. 385 năm

Câu 10: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là

A.  Âm Lịch

B. Dương Lịch

C. Đáp án A và B đều đúng

D. Đáp án A và B đều sai

Câu 11: Cơ sở để xác định thời gian của người xưa bắt đầu từ:

A. Dựa vào các hiện tượng tự nhiên.

B. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời.

C. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời và Trái Đất.

D. Dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại và những hiện tượng tự nhiên này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.

Câu 12: Người phương Đông cổ đại làm ra lịch dựa vào cơ sở:

A. sự di chuyển của các vì sao.

B. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái Đất.

D. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

Câu 13: Bằng tính toán khoa học một cách chính xác, người ta tính được:

A. một năm có 360 ngày 6 giờ.

B. một năm có 361 ngày 6 giờ.

C. một năm có 365 ngày 6 giờ.

D. một năm có 366 ngày 6 giờ.

Câu 14. Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là xác định

A. không gian diễn ra các sự kiện.

B. chủ thể của sự kiện đã diễn ra.

C. mối quan hệ giữa các sự kiện.

D. thời gian xảy ra các sự kiện.

Câu 15. Cho sự kiện sau: Bính Thìn - Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021).

A. 1002 năm, 10 thế kỉ.

B. 1005 năm, 11 thế kỉ.

C. 1001 năm, 10 thế kỉ.

D. 1005 năm, 10 thế kỉ.

Câu 16. Theo tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm

A. Đức Phật ra đời.

B. Chúa Giê-su ra đời.

C. Chúa Giê-su qua đời.

D. nguyệt thực toàn phần.

Câu 17. Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?

A. Ánh sáng của Mặt Trời.

B. Di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng.

C. Mực nước sông hàng năm.

D. Thời tiết mỗi mùa.

Câu 18. Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của

A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

C. Trái Đất quay quanh chính nó.

D. các vì sao.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

A

A

B

B

C

D

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

Đáp án

D

B

C

D

D

B

B

A

C. Bài tập tự luận lịch sử lớp 6 bài 2 có đáp án

Câu 1. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

Trả lời

- Cách tính thời gian trong lịch sử là: Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch.

Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.

Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của việc tính thời gian trong Lịch sử..

>> Tham khảo thêm Lý thuyết Lịch sử 6 bài 2 Chân trời sáng tạo tại: Lý thuyết lịch sử lớp 6 bài 2 Thời gian trong lịch sử

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm