Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 6 bài 19: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử 6 bài 19: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 19. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 19.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 19

1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao.

Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam quốc). Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh trực tiếp cai quản các huyện.

Trong thời gian này, nhân dán Giao Cháu vẫn phải chịu nhiều thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt), lao dịch và nộp cống (các sản vật quý, sản phẩm thủ công và cả thợ khéo).

Thứ sử Tôn Tư bắt hàng nghìn thợ thủ công sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).

Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.

2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam...; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.

Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 19

Câu 1. Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, đưa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, luật lệ, tập quán Hán du nhập vào nước ta nhằm mục đích gì?

  1. Truyền bá tư tưởng Hán vào nước ta.
  2. Đồng hóa dân tộc ta.
  3. Khai hóa dân trí.
  4. Hán hóa văn minh.

Câu 2. Từ thế kỷ I - VI, thời kỳ bị đô hộ, nước ta không còn vua, quan lại đô hộ nắm quyền, gọi là thời kỳ

  1. Không còn chủ quyền.
  2. Mất tự chủ.
  3. Bị lệ thuộc.
  4. Bị đô hộ (Bắc thuộc).

Câu 3. Người Việt giữ sinh hoạt theo nếp sống riêng với tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, và học chữ Hán bổ sung làm phong phú thêm văn hóa Việt nói lên điều gì?

  1. Tập quán cổ xưa của người Việt.
  2. Nguồn gốc ra đời từ Hán Việt.
  3. Dân ta không bị đồng hóa mà vẫn giữ gìn bản sắc.
  4. Nếp sinh hoạt văn hóa của người Việt.

Câu 4. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh nhằm mục đích gì?

  1. Kiểm soát chặt hơn.
  2. Trực tiếp cai quản xuống tận huyện.
  3. Đồng hóa nhân dân ta.
  4. Hán hóa Âu Lạc.

Câu 5. Việc chính quyền đô hộ thời Hán nắm độc quyền đồ sắt và đặt chức quan kiểm soát việc khai thác và mua bán sắt nói lên điều gì?

  1. Chính sách thâm độc nhằm hạn chế phát triển sản xuất và quốc phòng ở Giao Châu.
  2. Sự thâu tóm nguyên liệu chế tạo công cụ lao động.
  3. Sự vơ vét tàn bạo của chính quyền đô hộ.
  4. Tính độc quyền của chính quyền đô hộ.

Câu 6. Tại các di chỉ mộ cổ thế kỷ I-VI tìm thấy nhiều đồ sắt: rìu, mai, cuốc, dao, kiếm, giáo... Điều đó đã chứng tỏ

  1. Nghề luyện kim được duy trì.
  2. Rèn vũ khí được chú ý.
  3. Công cụ sản xuất phát triển.
  4. Mặc dù bị nhà Hán hạn chế nhưng nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Câu 7. Đầu thế kỉ III, nhà Ngô đã tách châu Giao thành

  1. Quảng Châu, Quảng Tây và Giao Châu.
  2. Giao Châu và Quảng Châu.
  3. Quảng Tây và Hợp Phố.
  4. Hợp Phố và Giao Châu.

Câu 8. Sau sự kiện nào sau đây, chính quyền phương Bắc tăng cường việc kiểm soát cử quan lại cai trị tới cấp huyện?

  1. Triệu Đà chiếm Âu Lạc.
  2. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bị đàn áp.
  3. Cuộc khởi của Bà Triệu.
  4. Từ khi nước ta bị nhà Đường cai trị

Câu 9: Thời nhà Hán, ngoài việc bắt dân ta công nộp những sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp

  1. Thợ dệt khéo tay để dệt vải cho chúng.
  2. Thợ thủ công khéo tay đưa về Trung Quốc xây dựng cung điện, lăng tâm...
  3. Cống nộp quả vải.
  4. Cống nộp vàng bạc, châu báu, lâm hải sản quý hiếm.

Câu 10: Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận

  1. Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam.
  2. Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân.
  3. Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam.
  4. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

Câu 11: Sự cướp đoạt của nhà Hán đối với dân ta được thể hiện

  1. Phải nộp đủ các loại tô thuế.
  2. Bắt dân ta làm các công việc lao dịch nặng nề.
  3. Bắt thợ giỏi sang Trung Quốc xây dựng nhà cửa, cung điện, lăng tẩm, đền đài.
  4. Cả ba ý đều đúng.

Câu 12: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là

  1. người Việt
  2. người Hán.
  3. cả người Việt và người Hán.
  4. không còn đơn vị huyện nữa.

Câu 13: Sau khi Trưng Vương thất bại, để tăng cường bộ máy thống trị của chúng ở nước ta nhà Hán đã

  1. Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc.
  2. Đưa người Hán sang sống với dân ta.
  3. Đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh.
  4. Bắt dân ta cống nộp cả những thợ thủ công giỏi.

Câu 14: Hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất là

  1. Thuế rượu và thuế muối.
  2. Thuế chợ và thuế đò.
  3. Thuế muối và thuế sắt.
  4. Thuế ruộng và thuế thân.

Câu 15: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng, gọi là

  1. vải Giao Chỉ
  2. vải Âu Lạc
  3. vải tơ tằm
  4. vải lụa

Câu 16: Sau khi chiếm được nước ta, về tổ chức nhà nước, nhà Hán đã có thay đôi

  1. Thứ sử là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
  2. Thái thú là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
  3. Huyện lệnh là người Hán, trực tiếp cai quản các huyện.
  4. Cả người Việt và người Hán cùng nắm chức Huyện lệnh.

Câu 17: Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách

  1. Đại Nam thực lục.
  2. Đại Việt sử kí toàn thư.
  3. Nam phương thảo mộc trạng
  4. Thiên Nam ngữ lục.

Câu 18: Chính quyền đô hộ bóc lột nhân dân ta hết sức tàn bạo

  1. Bắt nhân dân ta phải nộp nhiêu thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt).
  2. Bắt nhân dân ta đi lao dịch.
  3. Bắt nhân dân ta phải nộp công (các sản vật quý hiểm, cả thợ khéo tay).
  4. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 19: Sau khi đàn áp được chính quyền của Trưng Vương, chính sách cai trị của nhà Hán có thay đổi

  1. Biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc.
  2. Buộc dân ta phải học chữ Hán, tuân theo pháp luật Hán.
  3. Thay thế các Lạc tướng người Việt bằng các Huyện lệnh người Hán.
  4. Câu B và C đúng.

Câu 20: Cư dân Âu Lạc thế kỉ III khi làm gốm đã có thêm kĩ thuật

  1. tráng men.
  2. trang trí hoa văn.
  3. nung
  4. tráng men và trang trí hoa văn.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

C

B

A

D

B

B

B

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

C

C

A

C

C

D

D

D

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 19: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa lịch sử của nước ta từ thời Trưng Vương đến Lý Nam Đế...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 19: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm