Lịch sử 6 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 4.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 4

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc... ngày càng đông. Đất ven sông vừa màu mỡ, vừa dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Nhờ thế, con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Lúa gạo ngày càng nhiều. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Nhà nước ra đời. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.

2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông. Vì vậy, bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân. Họ nhận ruộng đất ở công xã để cày cấy và phải nộp một phần thu hoạch và lao dịch không công cho bọn quý tộc.

Quý tộc, quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu tầng lớp này là một ông vua nắm mọi quyền hành.

Nhà vua và các quý tộc đều có nhiều người hầu hạ phục dịch, gọi chung là nô lệ.

Thân phận của nô lệ không khác gì con vật.

Những người nô lệ và dân nghèo đã nhiều lần nổi dậy Năm 2300 TCN, một vụ bạo động bùng nổ ở La-gát (Lưỡng Hà).

Năm 1750 TCN, nô lệ và dân nghèo ở Ai Cập đã nổi dậy, cướp phá, đốt cháy cung điện.

Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 4

Hình 9. Bia đá khắc Luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà)

Ở Lưỡng Hà, vua Ham-mu-ra-bi đã ban hành một bộ luật, được khắc trên đá.

- Phần trên của bia đá khắc hình Thần Sa-mát đang trao bộ luật cho vua Ham-mu-ra-bi.

- Phần dưới của bia đá khắc phần đầu của bộ luật.

Điều 42: Dân tự do thuê ruộng cày, nếu ruộng không có thóc thì người này bị coi là chưa hết sức chăm bón, phải lấy người bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng.

Điều 43: Nếu không cày cấy mà bỏ ruộng hoang thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho chủ ruộng.

(Trích Luật Ham-mu-ra-bi)

3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông

Để cai trị đất nước, tầng lớp quý tộc đã lập ra bộ máy nhà nước do vua đứng đầu. Vua có quyền cao nhất trong mọi công việc - từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội. Vua còn được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, ở Trung Quốc, vua được gọi là Thiên tử (con người), ở Ai Cập là Pha-ra-ôn (ngôi nhà lớn), còn ở Lường Hà thì gọi là En-si (người đứng đầu).

Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc. Họ lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 4

Câu 1: Nhà nước Phương Đông cổ đại được tổ chức theo thể chế gì?

A. Quân chủ lập hiến

B. Cộng hòa

C. Quân chủ chuyên chế

D. Dân chủ

Câu 2: Giai cấp có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của xã hội phương đông cổ đại là?

A. Quý tộc

B. Nông dân công xã

C. Nô lệ

D. Nô tỳ

Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được ra đời thời gian nào?

A. Cuối thiên niên kỷ thứ IV

B. Cuối thiên niên kỷ thứ V

C. Cuối thiên niên kỷ thứ III

D. Cuối thiên niên kỷ thứ I

Câu 4: Các quốc gia phương Đông đầu tiên ở đâu?

A. Lưỡng Hà

B. Ai Cập - Sông Nin

C. Ấn Độ -  Sông Hằng

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Vua được gọi là Pharaong ở đâu

A. Ấn Độ

B. Lưỡng Hà

C. Hi Lạp

D. Ai Cập

Câu 6: Luật Ham-mu-ra-bi của quốc gia nào?

A. Ai Cập

B. Ấn Độ

C. Lưỡng Hà

D. Trung Quốc

Câu 7: Luật Ham-mu-ra-bi bảo vệ quyền lợi của

A. Nông dân

B. Nô lệ

C. Quý tộc

D. Đáp án A, B đúng

Câu 8: Ensi là tên gọi của vua ở quốc gia nào?

A. Ai Cập

B. Lưỡng Hà

C. Hi Lạp

D. Rô-ma

Câu 9: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm mấy tầng lớp nào?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10: Giúp việc cho vua có quý tộc

A. Lo việc thu thuế

B. Xây dựng cung điện

C. Đền tháp và chỉ huy quân đội.

D. Tất cả đều đúng

Câu 11: Các quốc gia cổ đại trong lịch sử loài người xuất hiện sớm nhất ở

A. Ai Cập, Rô-ma, Ấn Độ, Trung Quốc.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập.

C. Hi lạp, Rô-ma, Ấn Độ, Lưỡng Hà.

D. Hi Lạp, Rô-ma, Ấn Độ, Ai Cập.

Câu 12: Các quốc gia cổ đại xuất hiện sớm ở phương Đông vì

A. nhờ đất đai màu mỡ.

B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.

C. sớm sử dụng công cụ bằng sắt.

D. khí hậu thuận lợi.

Câu 13: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên

A. lưu vực các con sông lớn

B. các vùng sa mạc lớn

C. lưu vực các con sông nhỏ

D. vùng ven biển

Câu 14: Đặc điểm của các quốc gia cổ đại Phương Đông là:

A. hình thành trên bán đảo.

B. hình thành trên các châu thổ các con sông lớn.

C. lấy nông nghiệp làm cơ sở kinh tế chủ yếu.

D. câu B và C đúng.

Câu 15: Công việc đã khiến cho con người ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã là:

A. buôn bán

B. trị thủy và trồng lúa

C. chăn nuôi

D. làm nghề thủ công nghiệp

Câu 16: Ngành sản xuất phải triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. nông nghiệp

B. công nghiệp

C. thương nghiệp

D. thủ công nghiệp

Câu 17: Phần trên của bia đá khắc bộ luật Ham-mu-ra-bi khắc hình

A. Vua Ham – mu – ra –bi.

B. Thần Sa-mát

C. Thần Mặt trăng

D. Chiếc cân

Câu 18: Đơn vị kinh tế chủ yếu ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. lãnh địa

B. công xã

C. làng

D. thành thị

Câu 19: Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực dòng sông

A. sông Nin

B. sông Hằng

C. sông Ấn

D. sông Hoàng Hà

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

B

A

D

D

C

C

B

A

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

Đáp án

B

A

A

D

B

A

B

B

A

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của các quốc gia cổ đại phương Đông...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
19 1.651
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm