Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 6 bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử 6 bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 26

1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.

Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương), thuộc một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục.

Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất (907), con trai là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Ông đã làm được nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu.

2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930 - 931)

Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.

Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. Tiếp tục sự nghiệp của cha, Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong cho chức Tiết độ sứ.

Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.

Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán nhân đó cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).

Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.

Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 26

Câu 1: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ vào

A. Đầu năm 905.

B. Đầu năm 906.

C. Đầu năm 907.

D. Đầu năm 908.

Câu 2: Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, người được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình giành quyền tự do cho đất nước ta đó là

A. Khúc Hạo.

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Định Công Trứ.

D. Dương Đình Nghệ.

Câu 3: Khúc Thừa Dụ quê ở

A. Thanh Hóa

B. Ái Châu

C. Diễn Châu

D. Hồng Châu

Câu 4: Độc Cô Tổn bị giáng chức Tiết độ sứ vào

A. Giữa năm 905.

B. Giữa năm 906.

C. Giữa năm 907.

D. Giữa năm 908.

Câu 5: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, người lên thay là

A. Độc Cô Tổn

B. Con trai ông là Khúc Hạo

C. Cao Chính Bình

D. Ngô Quyền

Câu 6: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ vì

A. Muốn công nhận độc lập của nước ta.

B. Muốn trả quyền độc lập, tự chủ cho nhân dân ta.

C. Phải công nhận việc đã rồi.

D. Sợ Khúc Thừa Dụ.

Câu 7: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ nhằm

A. Giúp nước ta củng cố nền tự chủ.

B. Trả lại quyền quyết định tương lai của người Việt.

C. Để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.

D. Để cai trị nước ta chặt chẽ hơn.

Câu 8: Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được

A. 2 năm.

B. 3 năm.

C. 4 năm.

D. 5 năm.

Câu 9: Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay đã

A. Cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong chức Tiết độ sứ.

B. Cử sứ sang ép vua Lương phong chức Tiết độ sứ.

C. Sang thần phục nhà Lương.

D. Mở cuộc tấn công đi chinh phục những nước lân cận

Câu 10: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa

A. Đất nước đã giành được quyền tự chủ.

B. Đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường.

C. Nhà Đường buộc phải chấp nhận Khúc Thừa Dụ.

D. Mở ra thời kì cai quản đất nước của họ Khúc.

Câu 11: Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” là của

A. Khúc Thừa Dụ.

B. Khúc Hạo.

C. Khúc Thừa Mĩ.

D. Dương Đình Nghệ.

Câu 12: Sau khi đánh thắng quân của Khúc Thừa Mĩ, nhà Nam Hán đã đặt cơ quan đô hộ ở

A. Tống Bình

B. Thăng Long

C. Đường Lâm

D. Ái Châu

Câu 13: Sau khi quân xâm lược nhà Đường bị thất bại, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta?

A. Nhà Tây Hán.

B. Nhà Đông Hán.

C. Nhà Nam Hán.

D. Nhà Tống.

Câu 14: Công lao to lớn của họ Khúc đối với đất nước ở thế kỉ X đó là

A. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.

B. Lật đổ chính quyền đô hộ, dựng nên tự chủ.

C. Tự xưng là Tiết độ sứ.

D. Xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

Câu 15: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã

A. Tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.

B. Tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.

C. Tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

D. Tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Câu 16: Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã

A. Bị tử trận

B. Ngụy trang trốn về nước

C. Bị quân ta bắt sống

D. Chui vào ống cống trở về nước.

Câu 17: Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ 2?

A. Trả thù thất bại lần một.

B. Mở rộng bờ cõi.

C. Kiều Công Tiễn sang cầu cứu.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 18: Đầu năm 937, nước ta diễn ra sự biến lịch sử

A. Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn phản bội giết chết.

B. Nhà Hán đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

C. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn.

D. Câu A và B đúng.

Câu 19: Ngô Quyền là người thuộc

A. Làng Đô

B. Làng Đường Lâm

C. Làng Giàng

D. Làng Lau

Câu 20: Ngô Quyền - con rể của Dương Đình Nghệ đã đem quân đánh Kiều Công Tiễn trả thù cho chủ tướng vào

A. Cuối năm 936.

B. Cuối năm 937.

C. Cuối năm 938.

D. Cuối năm 939.

Câu 21: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, điều này có ý nghĩa

A. Đây là nơi ông mất

B. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên

C. Đây là nơi ông xưng vương.

D. Nhân dân luôn nhớ đến công lao của ông.

Câu 22: Kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ

A. Khẩn trương tổ chức kháng chiến.

B. Cho quân mai phục hai bên bờ sông Bạch Đằng.

C. Huy động nhân dân chặt gỗ, bịt sắt, đóng xuống lòng sông Bạch Đằng.

D. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.

Câu 23: Kết quả của Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là

A. Kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

B. Thắng lợi một phần.

C. Thất bại.

D. Không phân thắng bại.

Câu 24: Vua Nam Hán đã có thái độ như thế nào trước hành động cầu cứu của Kiều Công Tiễn?

A. Bắt sứ giả của Kiều Công Tiễn giam vào ngục.

B. Bản thân vua Nam Hán sẵn sàng tiếp ứng cho Lưu Hoằng Tháo.

C. Sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.

D. Câu B và C đúng. B

Câu 25: Kế sách của Ngô Quyền trước hành động của Kiều Công Tiễn

A. Trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm.

B. Chủ động đón đánh địch.

C. Kéo quân ra Bắc.

D. Chuẩn bị tổ chức kháng chiến.

Câu 26: Trước âm mưu xâm lược nước ta của quân Nam Hán, ai là người đã đưa ra lời bàn: “Nếu ta sai người đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu và bịt sắt đóng ở cửa biển trước, nhân khi nước triều lên, thuyền của họ tiễn vào trong hàng cọc, bấy giờ ta dễ bề chế ngự”?

A. Ngô Quyền.

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Dương Đình Nghệ.

D. Ngô Mân.

Câu 27: Cơ hội nào mà quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta

A. Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết

B. Nội bộ triều đình nhà Ngô bị rối loạn.

C. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

D. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán.

Câu 28: Vì sao Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán?

A. Kiều Công Tiễn sợ Ngô Quyền.

B. Kiều Công Tiễn biết mình không thể đối phó với Ngô Quyền.

C. Kiều Công Tiễn muốn giảng hòa với nhà Nam Hán.

D. Kiều Công Tiễn muốn vua Nam Hán công nhận mình là Tiết độ sứ.

Câu 29: Sông Bạch Đằng có tên Nôm là

A. Sông Rừng.

B. Sông Rừng Rậm.

C. Sông Đước.

D. Sông Đáy.

Câu 30: Sự kiện chiến thắng lịch sử nào khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước?

A. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).

B. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).

C. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).

D. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

B

B

D

A

B

C

B

B

A

C

B

A

C

B

C

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

B

A

B

C

D

C

A

D

A

A

D

B

A

D

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của cuộc đấu tranh giàng quyền tự chủ của họ Khúc và họ Dương...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thuỳ lâm Đỗ
    Thuỳ lâm Đỗ

    hayyyyyyyyyyyyyyyyyyyy ! 😊

    Thích Phản hồi 08/02/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm