Lịch sử 6 bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 5.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 5

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây

Nhìn trên bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải. Đó là các bán đảo Ban Càng và I-ta-li-a. Nơi đây, vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma.

Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân ở Hi Lạp và Rô-ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu. Nhờ có công cụ sắt, các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu ... phát triển. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều cảng tốt ; thương nghiệp, nhất là ngoại thương, rất phát triển. Người Hi Lạp và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.

2. Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma gồm những giai cấp nào?

Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu và có thế lực về chính trị. Họ nuôi nhiều nô lệ để làm việc trong các xưởng. Họ là chủ nô, sống rất sung sướng. Số nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma rất đông . Nô lệ phải làm việc cực nhọc ở các trang trại, trong các xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa hoặc chèo thuyền. Mọi của cải do họ làm ra đều thuộc về chủ nô. Bản thân nô lệ cũng là tài sản của chủ. Chủ nô thường gọi nô lệ là “những công cụ biết nói”.

Nô lệ thường bị chủ nô đối xử rất tàn bạo như đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán. Chính vì thế, họ đã không ngừng chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo, nổ ra vào các năm 73 - 71 TCN ở Rô-ma, đã làm cho giới chủ nô phải kinh hoàng.

3. Chế độ chiếm hữu nô lệ

Ở Hi Lạp và Rô-ma, số nô lệ nhiều gấp hàng chục lần số chủ nô. Nô lệ là lực lượng lao động chính trong xã hội. Mọi của cải đều nhờ sức lao động của nô lệ mà có : từ việc sản xuất lúa gạo ở các trang trại đến việc làm ra các sản phẩm thủ công như giày dép, quần áo v.v... Họ cũng là những người phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại như những con hầu, đầy tớ. Chủ nô nắm mọi quyền hành chính trị. Nhà nước gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay quý tộc bầu ra và làm việc theo thời hạn, giải quyết mọi việc trong nước và các cuộc chiến tranh. Chủ nô không bao giờ phải lao động chân tay, chỉ làm chính trị hoặc hoạt động văn hóa, nghệ thuật vì họ coi lao động chân tay là công việc dành riêng cho nô lệ. Họ sống sung sướng, nhàn hạ dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.

Như thế, ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại đã hình thành hai giai cấp cơ bản là nô lệ và chủ nô. Xã hội đó gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 5

Câu 1: Kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây

A. Ai Cập và Lưỡng Hà

B. Hi Lạp và Rô ma

C. Hi Lạp và Lưỡng Hà

D. Rô ma và Ai Cập

Câu 2: Quốc gia phương Tây cổ đại xuất hiện đầu tiên ở đâu

A. Ở Tây Âu

B. Ở Nam Âu

C. Ở Bắc Âu

D. Ở Trung Âu

Câu 3: Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ

A. Từ Địa Trung Hải.

B. Từ Lưỡng Hà, Ai Cập.

C. Từ Ấn Độ, Trung Quốc.

D. Từ các nước trên thế giới.

Câu 4: Chế độ nhà nước của các quốc gia phương Tây là gì?

A. Chế độ phong kiến

B. Chế độ chuyên chế

C. Chiếm hữu nô lệ

D. Quân chủ lập hiến

Câu 5: Ngành sản xuất phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải là

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Câu A và B đúng.

Câu 6: Các loại cây lưu niên của dân ở Hi Lạp và Rô ma lựa chọn để trồng thêm là

A. cam và quýt.

B. nho và ô liu.

C. đào và cam.

D. nho và cam.

Câu 7: Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. nông nghiệp

B. thủ công nghiệp

C. thủ công nghiệp và thương nghiệp

D. thương nghiệp

Câu 8: Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma

A. Giai cấp chủ nô.

B. Giai cấp nô lệ.

C. Giai cấp nông dân.

D. Tầng lớp quý tộc.

Câu 9: Chú nô thường gọi nô lệ là

A. Tài sản của chủ.

B. “Những công cụ biết nói”.

C. Những người làm thuê.

D. Những người đầy tớ.

Câu 10: Năm 73 – 71 TCN, cuộc khởi nghĩa của nô lệ ở Rô ma đã làm cho giới chủ nô phải kinh hoàng do ai lãnh đạo?

A. Julius Caesar

B. Spartacus

C. Quintus Sertorius

D. Mithridates VI

Câu 11: Trong xã hội cỗ đại Hi Lạp và Rô-ma ngoài nô lệ, còn có lực lượng chiếm tỉ lệ khá đông đó là

A. Nông dân.

B. Thương nhân.

C. Thợ thủ công.

D. Bình dân.

Câu 12: Trong quá trình sinh sống của mình, cư dân ở Địa Trung Hải thường tập trung đông nhất ở

A. Nông thôn.

B. Miền núi.

C. Trung du.

D. Thành thị.

Câu 13: Chủ nô là

A. Chủ xưởng giàu có, người nắm mọi quyền hành

B. Chủ xưởng giàu có, chăm lo cuộc sống của tất cả mọi người

C. Bóc lột nô lệ dã man

D. Đáp án A, C đúng

Câu 14: Khởi nghĩa Xpac-ta-cút nổ ra vào năm

A. năm 71 - 71 TCN

B. năm 72 - 72 TCN

C. năm 73 - 71 TCN

D. năm 74 - 71 TCN

Câu 15: Khởi nghĩa Xpac-ta-cút là khởi nghĩa của

A. giai cấp chủ nô

B. tầng lớp thương nhân

C. giai cấp nông dân

D. giai cấp nô lệ

Đáp án

Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: B Câu 6: B Câu 7: C Câu 8: B
Câu 9: B Câu 10: B Câu 11: D Câu 12: D Câu 13: D Câu 14: C Câu 15: D  

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của lịch sử các quốc gia cổ đại phương Tây...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
5 1.167
Sắp xếp theo

Lý thuyết Lịch sử 6

Xem thêm