Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 6 bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 27. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 27.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 27

1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

Ông đã huy động quân và dân lên rừng đốn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

Lưu Hoằng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.

Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhô lên. Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành. Số còn lại, vì thuyền to nặng nên không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta, với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

Vua Nam Hán, được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 27

Câu 1: Kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ

A. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.

B. Khẩn trương tổ chức kháng chiến.

C. Huy động nhân dân chặt gỗ, bịt sắt, đóng xuống lòng sông Bạch Đằng.

D. Cho quân mai phục hai bên bờ sông Bạch Đằng.

Câu 2: Vua Nam Hán đã có thái độ như thế nào trước hành động cầu cứu của Kiều Công Tiễn?

A. Bắt sứ giả của Kiều Công Tiễn giam vào ngục.

B. Sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.

C. Bản thân vua Nam Hán sẵn sàng tiếp ứng cho Lưu Hoằng Tháo.

D. Câu B và C đúng.

Câu 3: Ngô Quyền là người thuộc

A. Làng Giàng

B. Làng Đô

C. Làng Đường Lâm

D. Làng Lau

Câu 4: Kế sách của Ngô Quyền trước hành động của Kiều Công Tiễn

A. Chuẩn bị tổ chức kháng chiến.

B. Chủ động đón đánh địch.

C. Trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm.

D. Kéo quân ra Bắc.

Câu 5: Trước âm mưu xâm lược nước ta của quân Nam Hán, ai là người đã đưa ra lời bàn: “Nếu ta sai người đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu và bịt sắt đóng ở cửa biển trước, nhân khi nước triều lên, thuyền của họ tiễn vào trong hàng cọc, bấy giờ ta dễ bề chế ngự”?

A. Khúc Thừa Dụ.

B. Dương Đình Nghệ.

C. Ngô Quyền.

D. Ngô Mân.

Câu 6: Kết quả của Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là

A. Kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

B. Thất bại.

C. Không phân thắng bại.

D. Thắng lợi một phần.

Câu 7: Sông Bạch Đằng có tên Nôm là

A. Sông Rừng.

B. Sông Đước.

C. Sông Đáy.

D. Sông Rừng Rậm.

Câu 8: Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ 2?

A. Kiều Công Tiễn sang cầu cứu.

B. Trả thù thất bại lần một.

C. Mở rộng bờ cõi.

D.  Đáp án  A, B, C đều đúng.

Câu 9: Sự kiện chiến thắng lịch sử nào khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước?

A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).

B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).

C. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).

D. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

Câu 10: Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã

A. Bị tử trận

B. Ngụy trang trốn về nước

C. Bị quân ta bắt sống

D. Chui vào ống cống trở về nước.

Câu 11: Đầu năm 937, nước ta diễn ra sự biến lịch sử

A. Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn phản bội giết chết.

B. Nhà Hán đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

C. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn.

D. Câu A và B đúng.

Câu 12: Ngô Quyền - con rể của Dương Đình Nghệ đã đem quân đánh Kiều Công Tiễn trả thù cho chủ tướng vào

A. Cuối năm 936.

B. Cuối năm 937.

C. Cuối năm 938.

D. Cuối năm 939.

Câu 13: Cơ hội nào mà quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta

A. Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết

B. Nội bộ triều đình nhà Ngô bị rối loạn.

C. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

D. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán.

Câu 14: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, điều này có ý nghĩa

A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên

B. Đây là nơi ông mất

C. Đây là nơi ông xưng vương.

D. Nhân dân luôn nhớ đến công lao của ông.

Câu 15: Vì sao Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán?

A. Kiều Công Tiễn sợ Ngô Quyền.

B. Kiều Công Tiễn biết mình không thể đối phó với Ngô Quyền.

C. Kiều Công Tiễn muốn giảng hòa với nhà Nam Hán.

D. Kiều Công Tiễn muốn vua Nam Hán công nhận mình là Tiết độ sứ.

Câu 16: Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã

A. Bị tử trận

B. Ngụy trang trốn về nước

C. Bị quân ta bắt sống

D. Chui vào ống cống trở về nước.

Câu 17: Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ 2?

A. Mở rộng bờ cõi.

B. Trả thù thất bại lần một.

C. Kiều Công Tiễn sang cầu cứu.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 18: Đầu năm 937, nước ta diễn ra sự biến lịch sử

A. Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn phản bội giết chết.

B. Nhà Hán đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

C. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn.

D. Câu A và B đúng

Câu 19: Ngô Quyền là người thuộc

A. Làng Đô

B. Làng Đường Lâm

C. Làng Giàng

D. Làng Lau

Câu 20: Ngô Quyền - con rể của Dương Đình Nghệ đã đem quân đánh Kiều Công Tiễn trả thù cho chủ tướng vào

A. Cuối năm 936.

B. Cuối năm 937.

C. Cuối năm 938.

D. Cuối năm 939.

Câu 21: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, điều này có ý nghĩa

A. Đây là nơi ông mất

B. Nhân dân luôn nhớ đến công lao của ông.

C. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên

D. Đây là nơi ông xưng vương.

Câu 22: Kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ

A. Khẩn trương tổ chức kháng chiến.

B. Cho quân mai phục hai bên bờ sông Bạch Đằng.

C. Huy động nhân dân chặt gỗ, bịt sắt, đóng xuống lòng sông Bạch Đằng.

D. Kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.

Câu 23: Kết quả của Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là

A. Không phân thắng bại.

B. Thắng lợi một phần.

C. Thất bại.

D. Kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Câu 24: Vua Nam Hán đã có thái độ như thế nào trước hành động cầu cứu của Kiều Công Tiễn?

A. Bắt sứ giả của Kiều Công Tiễn giam vào ngục.

B. Bản thân vua Nam Hán sẵn sàng tiếp ứng cho Lưu Hoằng Tháo.

C. Sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta. B và C đú

D. Câu B và C đúng.

Câu 25: Kế sách của Ngô Quyền trước hành động của Kiều Công Tiễn

A. Trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm.

B. Chủ động đón đánh địch.

C. Kéo quân ra Bắc.

D. Chuẩn bị tổ chức kháng chiến.

Câu 26: Trước âm mưu xâm lược nước ta của quân Nam Hán, ai là người đã đưa ra lời bàn: “Nếu ta sai người đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu và bịt sắt đóng ở cửa biển trước, nhân khi nước triều lên, thuyền của họ tiễn vào trong hàng cọc, bấy giờ ta dễ bề chế ngự”?

A. Ngô Quyền.

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Dương Đình Nghệ.

D. Ngô Mân.

Câu 27: Cơ hội nào mà quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta

A. Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết

B. Nội bộ triều đình nhà Ngô bị rối loạn.

C. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

D. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán.

Câu 28: Vì sao Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán?

A. Kiều Công Tiễn sợ Ngô Quyền.

B. Kiều Công Tiễn biết mình không thể đối phó với Ngô Quyền.

C. Kiều Công Tiễn muốn giảng hòa với nhà Nam Hán.

D. Kiều Công Tiễn muốn vua Nam Hán công nhận mình là Tiết độ sứ.

Câu 29: Sông Bạch Đằng có tên Nôm là

A. Sông Rừng.

B. Sông Rừng Rậm.

C. Sông Đước.

D. Sông Đáy.

Câu 30: Sự kiện chiến thắng lịch sử nào khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước?

A. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).

B. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).

C. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).

D. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

C

D

C

C

C

C

A

D

D

A

A

C

D

D

B

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

D

A

B

C

B

C

D

D

A

A

D

B

A

D

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
24
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thuỳ lâm Đỗ
    Thuỳ lâm Đỗ

    👍


    Thích Phản hồi 08/02/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm