Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 6 bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 1. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 1.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 1

1. Lịch sử là gì?

- Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh ta đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. Xã hội loài người cũng vậy. Những gì mà các em thấy ngày hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử.

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

- Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

2. Học lịch sử để làm gì?

- Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố..., cũng như mỗi dân tộc, đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên.

- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình ; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước.

- Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.

- Học lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vẫn được giữ lại dưới nhiều dạng khác nhau :

- Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau, sử học gọi đó là tư liệu truyền miệng.

- Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, sử học gọi đó là tư liệu hiện vật.

- Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.

Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 1 có đáp án

Câu 1: Yếu tố quan trọng của một sự kiện lịch sử là gì?

A. Không gian

B. Thời gian và không gian

C. Thời gian

D. Kết quả của sự kiện

Câu 2: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?

A. Là quá khứ của loài người

B. Là toàn bộ hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay

C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người

D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người

Câu 3: Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử?

A. Con người

B. Thượng đế

C. Vạn vật

D. Chúa trời

Câu 4: Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử?

A. Khoa học

B. Tư liệu lịch sử

C. Tư liệu chữ viết và tư liệu truyền miệng

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Phương án nào không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?

A. Truyện dã sử

B. Truyền thuyết

C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử

D. Ca dao, dân ca

Câu 6: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?

A. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại từ đời này sang đời khác

B. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất

C. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất

D. Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất

Câu 7: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử?

A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai

B. Sự hình thành các nền văn minh

C. Hoạt động của một vương triều

D. Các trận đánh

Câu 8: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu truyền miệng

B. Tư liệu chữ viết

C. Tư liệu hiện vật

D. Không được coi là tư liệu lịch sử

Câu 9: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?

A. Không thuộc các loại tư liệu nói trên

B. Tư liệu truyền miệng

C. Tư liệu hiện vật

D. Tư liệu chữ viết

Câu 10: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống' đó là câu danh ngôn của ai?

A. Xi-xê-rông

B. Hê-ra-chít

C. Xanh-xi-mông

D. Đê-mô-crit

Câu 11: Cách tính thời gian của người xưa

A. Âm lịch tính theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

B. Dương lịch tính theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.

C. Dựa vào những hiện tượng thiên nhiên lặp đi lặp lại.

D. Câu A và B đúng.

Câu 12: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?

A. Tư liệu truyền miệng

B. Tư liệu chữ viết

C. Tư liệu hiện vật

D. Không được coi là tư liệu lịch sử

Câu 13: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thuộc loại

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Cả ba loại tư liệu trên.

Câu 14: Lịch sử giúp em

A. Biết về tương lai.

B. Biết về hiện tại.

C. Biết về quá khứ.

D. Biết cả quá khứ, hiện tại, tương lai.

Câu 15: Hiện nay trên thế giới sử dụng một thứ lịch chung, đó là

A. Dương lịch và âm lịch.

B. Dương lịch.

C. Âm lịch.

D. Công lịch.

Câu 16: Để dựng lại lịch sử đúng như nó đã diễn ra người ta

A. Phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo trình tự thời gian.

B. Phải tìm kiếm các tài liệu lịch sử.

C. Phải đối chứng các tài liệu lịch sử.

D. Phải có nhân chứng lịch sử.

Câu 17: Người phương Đông cổ đại làm ra lịch dựa vào cơ sở

A. Sự di chuyển của các vì sao

B. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. Sự di chuyển của Mặt Trời quanh Trái Đất.

D. Sự di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 18: Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?

A. Tư liệu hiện vật

B. Truyền thuyết

C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử

D. Ca dao, dân ca

Câu 19: Tư liệu chữ viết gồm

A. Những bản ghi chép của người xưa để lại.

B. Những tác phẩm sử học của người xưa để lại.

C. Những bút tích được lưu lại trên giấy.

D. Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in khắc bằng chữ viết.

Câu 20: Nguyên tắc cơ bản quan trọng đầu tiên trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là

A. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện.

B. Xác định nơi xảy ra các sự kiện.

C. Xác định nhân vật lịch sử.

D. Xác định nội dung cơ bản các sự kiện.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

A

B

D

C

A

C

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

C

A

C

D

A

B

B

D

A

C. Lịch sử bài 1 lớp 6 sách mới

Tài liệu Giải bài tập + Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 bài 1 bao gồm hướng dẫn học môn Lịch sử 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Chân trời sáng tạo.

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của môn Lịch sử..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm