Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 6 bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 24. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 24.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 24

1. Nước Cham-pa độc lập ra đời

Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.

Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hóa đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.

Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.

Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 24

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

Người Chăm có tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.

Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...

Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 24

Câu 1: Nước Cham-pa ra đời trong hoàn cảnh

  1. Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam.
  2. Các vua Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam.
  3. Vua Lâm Ấp thống nhất các bộ lạc.
  4. Câu A và B đúng.

Câu 2: Quốc gia cổ Lâm Ấp - Cham-pa được hình thành trên địa bàn của nền văn hóa

  1. Đồng Nai.
  2. Óc Eo.
  3. Sa Huỳnh.
  4. Đông Sơn.

Câu 3: Quận Nhật Nam gồm

  1. 4 huyện
  2. 5 huyện
  3. 6 huyện
  4. 7 huyện

Câu 4: Người đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp

  1. Mai Thúc Loan.
  2. Phùng Hưng.
  3. Khu Liên.
  4. Các vua Lâm Ấp.

Câu 5: Hoàn cảnh nhân dân Tượng Lâm đã đứng dậy đấu tranh giành được độc lập

  1. Nhà Hán tỏ ra bất lực với các huyện ở xa.
  2. Nhà Hán còn lo đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong nước.
  3. Nhà Hán lúc đó suy yếu.
  4. Nhà Hán lo chống đối sự quấy phá của các nước xung quanh.

Câu 6: Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ

  1. Chữ Hán
  2. Chữ Phạn
  3. Chữ La tinh
  4. Chữ Nôm

Câu 7: Nước Chăm-pa thế kỉ VI gồm những vùng nào của Việt Nam ngày nay?

  1. Phía bắc đến Quảng Trị, phía nam đến Phan Rang.
  2. Phía bắc đến Hoành Sơn, phía năm đến Phan Rang.
  3. Phía bắc đến Quảng Bình, phía nam đến Phan Thiết.
  4. Phía bắc đến Quảng Nam, phía nam đến Đồng Nai.

Câu 8: Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là

  1. Lâm Tượng
  2. Chăm pa
  3. Lâm pa.
  4. Chăm Lâm

Câu 9: Kinh đô của nước Cham-pa ban đầu đóng ở

  1. Sa Huỳnh - Quảng Nam
  2. Trà Kiệu - Quảng Nam.
  3. Hội An - Quảng Nam.
  4. Thượng Lâm - Quảng Nam.

Câu 10: Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở

  1. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
  2. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.
  3. Các hoạt động quân sự.
  4. Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.

Câu 11: Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là

  1. Chùa Một Cột
  2. Chùa Tây Phương.
  3. Thánh địa Mỹ Sơn
  4. Cầu Trường Tiền

Câu 12: Người Chăm sống chủ yếu dựa vào

  1. Nghề nông trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ.
  2. Trồng trọt và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà...).
  3. Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm.
  4. Nghề đánh bắt cá.

Câu 13: Người Chăm còn trồng các loại cây công nghiệp như

  1. Cây cà phê, cây cao su.
  2. Cây bông, cây gai.
  3. Cây thuốc lá, cây điều.
  4. Cây chè, cây tiêu.

Câu 14: Có thể khẳng định nhân dân Cham-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh vì họ đã

  1. Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
  2. Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
  3. Biết buôn bán với nước ngoài.
  4. Tất cả các câu trên đúng.

Câu 15: Người Chăm đã có sáng tạo tiêu biểu trong quá trình sản xuất nông nghiệp đó là

  1. Sử dụng công cụ sắt để cày bừa.
  2. Dùng trâu bò kéo cày, bừa.
  3. Dùng xe guồng nước đề đưa nước từ sông, suối lên ruộng.
  4. Làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi.

Câu 16: Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được

  1. 2 năm.
  2. 3 năm.
  3. 4 năm.
  4. 5 năm.

Câu 17: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa

  1. Nhà Đường buộc phải chấp nhận Khúc Thừa Dụ.
  2. Đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường.
  3. Đất nước đã giành được quyền tự chủ.
  4. Mở ra thời kì cai quản đất nước của họ Khúc.

Câu 18: Sau khi đánh thắng quân của Khúc Thừa Mĩ, nhà Nam Hán đã đặt cơ quan đô hộ ở

  1. Tống Bình
  2. Thăng Long
  3. Đường Lâm
  4. Ái Châu

Câu 19: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, người lên thay là

  1. Độc Cô Tổn
  2. Cao Chính Bình
  3. Ngô Quyền
  4. Con trai ông là Khúc Hạo

Câu 20: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã

  1. Tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
  2. Tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.
  3. Tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.
  4. Tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Câu 21: Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay đã

  1. Cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
  2. Cử sứ sang ép vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
  3. Sang thần phục nhà Lương.
  4. Mở cuộc tấn công đi chinh phục những nước lân cận

Câu 22: Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, người được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình giành quyền tự do cho đất nước ta đó là

  1. Khúc Thừa Dụ.
  2. Dương Đình Nghệ.
  3. Định Công Trứ.
  4. Khúc Hạo.

Câu 23: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ vì

  1. Sợ Khúc Thừa Dụ.
  2. Phải công nhận việc đã rồi.
  3. Muốn công nhận độc lập của nước ta.
  4. Muốn trả quyền độc lập, tự chủ cho nhân dân ta.

Câu 24: Khúc Thừa Dụ quê ở

  1. Ái Châu
  2. Diễn Châu
  3. Hồng Châu
  4. Thanh Hóa

Câu 25 Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” là của

  1. Khúc Thừa Dụ.
  2. Dương Đình Nghệ.
  3. Khúc Thừa Mĩ.
  4. Khúc Hạo.

Câu 26: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ vào

  1. Đầu năm 907.
  2. Đầu năm 908.
  3. Đầu năm 906.
  4. Đầu năm 905.

Câu 27: Sau khi quân xâm lược nhà Đường bị thất bại, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta?

  1. Nhà Tây Hán.
  2. Nhà Đông Hán.
  3. Nhà Nam Hán.
  4. Nhà Tống.

Câu 28: Công lao to lớn của họ Khúc đối với đất nước ở thế kỉ X đó là

  1. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
  2. Lật đổ chính quyền đô hộ, dựng nên tự chủ.
  3. Tự xưng là Tiết độ sứ.
  4. Xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

Câu 29: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ nhằm

  1. Giúp nước ta củng cố nền tự chủ.
  2. Trả lại quyền quyết định tương lai của người Việt.
  3. Để cai trị nước ta chặt chẽ hơn.
  4. Để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.

Câu 30: Độc Cô Tổn bị giáng chức Tiết độ sứ vào

  1. Giữa năm 906.
  2. Giữa năm 908.
  3. Giữa năm 907.
  4. Giữa năm 905.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

D

C

B

C

A

B

B

B

A

C

C

A

B

D

C

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

A

A

D

A

A

A

B

C

D

C

C

B

B

D

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về quá trình phát triển và dựng nước Cham - pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thuỳ lâm Đỗ
    Thuỳ lâm Đỗ

    hay lắm ạ, thanks vndoc 😘

    Thích Phản hồi 08/02/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm