Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 18. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 18.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 18

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 - 43) đã diễn ra như thế nào?

Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ), hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.

Mã Viện chiếm được Hợp Phô, liền chia quân thanh hai đạo thuỷ, bộ tiên vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn cây mở đường mà đi, chúng lẻn qua Quy Môn Quan (Tiên Yên - Quảng Ninh), xuống vùng Lục Đầu. Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.

Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 18

Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

Quân ta lùi về giữ cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (thuộc vùng Ba Vì - Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.

Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân trở về Trung Quốc. Quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 18

Câu 1: Sau khi giành lại được độc lập cho đất nước Trưng Vương đã

A. Xá thuế ba năm cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc của chính quyền Hán.

B. Tiếp tục thu thuế để có tiền xây dựng đất nước.

C. Xá thuế hai năm liền cho dân, luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

D. Tiếp tục sử dụng luật pháp nhà Hán để thống trị nhân dân.

Câu 2: Sau khi lên ngôi, Trưng Vương đóng đô ở

A. Cổ Loa (Hà Nội)

B. Mê Linh (Vĩnh Phúc)

C. Bạch Hạc (Phú Thọ)

D. Cẩm Khê (Ba Vì - Hà Tây)

Câu 3: Vào năm 42, người đã được vua Hán lựa chọn để chỉ huy dạo quân tấn công chiếm lại nước ta

A. Tiên Tư.

B. Tô Định.

C. Mã Viện.

D. Trần Bá Tiên.

Câu 4: Quân Hán tấn công Hợp Phố vào

A. tháng 4 năm 42

B. tháng 5 năm 42

C. tháng 6 năm 42

D. tháng 7 năm 42

Câu 5: Sau khi Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, vua Nam Hán không tiến hành đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường xá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân vì

A. Lúc này nhà Hán phải lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.

B. Lúc này nhà Hán thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc.

C. Sau những tổn thất do cuộc khởi nghĩa năm 40 gây ra, nhà Hán muốn tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 6: Vào tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại

A. Cấm Khê

B. Cẩm Khê

C. Lãng Bạc

D. Hợp Phố.

Câu 7: Mã Viện chỉ huy một lực lượng bao nhiêu quân tân công nước ta vào tháng 4 năm 42?

A. Mười vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.

B. Hai vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.

C. Ba vạn quân. hai nghìn xe thuyền các loại.

D. Bốn vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.

Câu 8: Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?

A. Thôn xóm tiêu điều

B. Đất nước xơ xác

C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển

D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng

Câu 9: Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta vì

A. Mã Viện là viên tướng lão luyện, khét tiếng gian ác.

B. Mã Viện là viên tướng nỗi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kể.

C. Mã Viện là viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam.

D. Mã Viện là viên tướng lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế, từng chỉnh chiến ở phương Nam.

Câu 10: Lãng Bạc nằm ở

A. phía đông Cổ Loa

B. phía tây Cổ Loa

C. phía bắc Cổ Loa

D. phía nam Cổ Loa

Câu 11: Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân nhà Hán?

A. Hai Bà Trưng kéo quân đến Hợp Phố để nghênh chiến.

B. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lục Đầu để nghênh chiến.

C. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc để nghênh chiến.

D. Hai Bà Trưng kéo quân đến Quỷ Môn Quan để nghênh chiến.

Câu 12: Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến

A. tháng 01 năm 43

B. tháng 11 năm 43

C. tháng 01 năm 44

D. tháng 11 năm 44

Câu 13: Thời gian Mã Viện đưa quân tấn công vào nước ta và đầu tiên chúng tấn công ở

A. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Hợp Phố.

B. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Giao Chỉ.

C. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Quỷ Môn Quan.

D. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Lục Đầu.

Câu 14: Quân Trung Quốc sau cuộc xâm lược sang Việt Nam, đi mười phần khi về

A. còn nguyên mười phần

B. còn tám phần.

C. còn bốn, năm phần.

D. còn hai, ba phần.

Câu 15: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy

A. nhân dân luôn nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng trong công cuộc bảo vệ đất nước.

B. nhân dân rất căm ghét quân xâm lược Hán.

C. nhân dân luôn xây đền thờ thờ những người có công.

D. nhân dân không bao giờ quên những giai đoạn khó khăn của đất nước.

Đáp án 
Câu 1: CCâu 2: BCâu 3: CCâu 4: ACâu 5: DCâu 6: ACâu 7: BCâu 8: D
Câu 9: DCâu 10: ACâu 11: CCâu 12: BCâu 13: ACâu 14: CCâu 15: D

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm