Lịch sử 6 bài 12: Nước Văn Lang
Lý thuyết Lịch sử 6 bài 12: Nước Văn Lang được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 chương 2 bài 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 12.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Nước Văn Lang
A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 12
1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
2. Nước Văn Lang thành lập
Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng - từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó. Di chỉ Làng Cả (Việt Trì) cho ta biết đây là một vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc.
Dựa vào thế mạnh của mình và được sự ủng hộ của các tù trưởng - bộ lạc khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc đó lại thành một nước, sử cũ viết: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.
Theo bộ sử khác viết về sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân, thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Nước Văn Lang được thành lập, có nhà nước cai quản chung, do vua Hùng đứng đầu.
3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 12
Câu 1. Thế kỷ VIII - VII TCN xuất hiện mâu thuẫn giữa người giàu - người nghèo ngày càng tăng nảy sinh nguy cơ gì?
- Người dân bị mất hết của cải.
- Nhà nước suy yếu.
- Xảy ra xung đột làm xã hội mất ổn định.
- Chiến tranh với các nước lân cận.
Câu 2. Nghề trồng lúa nước vùng ven sông lớn gặp phải những khó khăn gì?
- Đất ẩm ướt, xâm nhập mặn.
- Cỏ phát triển nhanh, sâu bệnh hại lúa.
- Tàu bè va chạm.
- Lụt lội, hạn hán ảnh hưởng tới thu hoạch.
Câu 3. Truyện Thánh Gióng phản ánh điều gì trong lịch sử?
- Lòng căm giận bọn xâm lăng.
- Truyền thống quật cường chống giặc ngoại xâm của tổ tiên ta.
- Tài nghệ của người Việt ta.
- Cuộc đấu tranh chống thiên tai, bão lũ của con người.
Câu 4. Để giữ yên ổn cộng đồng, chống chọi với thiên tai cần
- Đoàn kết, hợp tác lại .
- Thành lập cơ quan dự báo thiên tai, thời tiết.
- Người đứng đầu biết điều hòa mâu thuẫn, giữ yên trật tự công cộng, tập hợp mọi người chống thiên tai.
- Một chức quan để trông coi đê điều, thông báo về thiên tai, bão lũ cho người dân.
Câu 5. Nhà nước đầu tiên ra đời ở nước ta là
- Âu Lạc.
- Văn Lang.
- Hùng Vương.
- Lạc Việt.
Câu 6. Kinh đô của nhà nước Văn Lang ở đâu?
- Bạch Hạc (Phong Châu - Phú Thọ) .
- Thăng Long (Hà Nội).
- Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
- Mê Linh (Hà Nội).
Câu 7. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?
- Lạc Tướng.
- Lạc Hầu.
- Vua Hùng.
- Quan Lang.
Câu 8. Bộ máy nhà nước thời Hùng Vương có đặc điểm như thế nào?
- Chặt chẽ, quy củ.
- Sơ khai, nhưng đã có luật pháp và quân đội.
- Đơn giản, chưa có đội quân, chưa có luật pháp.
- Tổ chức khá chặt chẽ, quy củ, đã có luật pháp, nhưng chưa có quân đội.
Câu 9. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ nào?
- VII TCN.
- V TCN.
- III TCN.
- VII.
Câu 10. Người đứng đầu nước Văn Lang là
- Vua Hùng.
- Lạc hầu.
- Lạc tướng.
- An Dương Vương.
Câu 11. Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở
- Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh).
- Thăng Long (Hà Nội).
- Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
- Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).
Câu 12. Nước Văn Lang được chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là
- Lạc hầu.
- Lạc tướng.
- Bồ chính.
- Tể tướng.
Câu 13. Nhà nước Văn Lang ra đời trong bối cảnh
- Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng.
- Thương nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu của người Lạc Việt.
- Cư dân Lạc Việt bắt đầu phát triển nghề trồng lúa nước dùng trong cuốc đá.
- Công cụ sắt đã phổ biến và thay thế hoàn toàn đồ đồng trong sản xuất.
Câu 14. Nội dung nào không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
- Yêu cầu đoàn kết cộng đồng để trị thủy, bảo vệ mùa màng.
- Yêu cầu đoàn kết, tập hợp cộng đồng chống ngoại xâm.
- Sự phân hóa trong xã hội gia tăng.
- Sự phân hóa giai cấp hết sức gay gắt.
Câu 15. Một trong những đặc điểm nổi bật của nhà nước Văn Lang là
- Có tính chuyên chế sâu sắc.
- Còn đơn giản, sơ khai.
- Có lực lượng quân đội thường trực đông đảo.
- Có luật pháp chặt chẽ.
Câu 16. Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn Lang là
- Bồ chính.
- Lạc hầu.
- Lạc tướng.
- Quan lang.
Câu 17. Cây lương thực chủ yếu của cư dân Văn Lang là
- Lúa nước.
- Khoai.
- Ngô.
- Lúa mì.
Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?
- Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Hin-đu.
- Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Phật.
- Cư dân Văn Lang có tục hỏa táng người chế.
- Cư dân Văn Lang thường xuyên tổ chức lễ hội.
Câu 19. Quốc gia cổ đại ra đời ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay là
- Đại Việt.
- Chăm-pa.
- Văn Lang.
- Phù Nam.
Câu 20. Yếu tố nào sau đây có vai trò quan trọng thúc đẩy nhà nước Văn Lang ra đời sớm?
- Kinh tế thương nghiệp phát triển đòi hỏi có người đứng đầu.
- Đòi hỏi của hoạt động trị thủy và yêu cầu chống ngoại xâm.
- Xã hội phân hóa sâu sắc thành các giai cấp đối kháng.
- Tác động mạnh mẽ từ các nền văn hóa các nước láng giềng.
Câu 21: Yếu tố nào sau đây không thuộc cơ sở ra đời của Nhà nước Văn Lang
- Yêu cầu chống ngoại xâm.
- Yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.
- Phân hoá xã hội sâu sắc.
- Tất cả các yếu tố trên.
Câu 22: Vua Hùng Vương chia đất nước thành
- 10 bộ
- 13 bộ
- 14 bộ
- 15 bộ
Câu 23: Vào khoảng thế kỉ VIII - VII TCN đã hình thành các bộ lạc lớn ở
- Vùng Bắc Bộ.
- Vùng Bắc Trung Bộ.
- Vùng Bắc Bộ và Nam Bộ.
- Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Câu 24: Đứng đầu các bộ là
- Lạc hầu
- Lạc tướng
- Bồ chính
- Vua
Câu 25: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang
- Xã hội phân chia giàu, nghèo, mở rộng giao lưu và tự vệ.
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ được mở rộng.
- Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các con sông lớn.
- Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 26: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó?
- Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
- Phát triển sản xuất.
- Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 27: Lí do đúng nhất dẫn đến sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở nước ta
- Do nhu cầu liên kết chống ngoại xâm.
- Do nhu cầu về thuỷ lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Do nhu cầu phân hoá xã hội sâu sắc.
- Do nhu cầu về thuỷ lợi, quản lí xã hội và liên kết chống ngoại xâm.
Câu 28: Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào
- Ngày mồng 9 tháng 3 âm lịch hàng năm.
- Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
- Ngày mồng 3 tháng 10 âm lịch hàng năm.
- Ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Câu 29: Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở
- ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả
- ven đồi núi
- trong thung lũng
- Tất cả đều đúng
Câu 10: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh
- mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo
- giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt
- nhu cầu trị thủy và bảo vệ mùa màng.
- Tất cả đều đúng
Đáp án
1-C | 2-D | 3 -B | 4-C | 5-B | 6-A | 7-C | 8-C | 9-A | 10-A |
11-D | 12-B | 13-A | 14-D | 15-B | 16-A | 17-A | 18-D | 19-C | 20-B |
21-C | 22-D | 23-D | 24-B | 25-D | 26-A | 27-D | 28-B | 29-A | 30-D |
--------------------------------
Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 12: Nước Văn Lang các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và những ngày đầu dựng nước Văn Lang...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 12: Nước Văn Lang. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.