Lịch sử 6 bài 16: Ôn tập chương I và II

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 16: Ôn tập chương I và II được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 16. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 16.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 16

1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời kỳ dựng nước Văn Lang, Âu Lạc?

Địa điểm

Thời gian

Hiện vật

Hang Thẩm Hai – Thẩm Khuyên (Lạng Sơn)

Hàng chục vạn năm

 

Chiếc răng của Người Tối cổ

Núi Đọ (Thanh Hóa)

Xuân Lộc (Đồng Nai)

40 – 30 vạn năm

Công cụ bằng đá của những người nguyên thủy được ghè đẽo thô sơ

Phùng Nguyên, Cồn Châu Tiên, Bến Đò

4000 – 3500 năm

Nhiều công cụ đồng thau

2. Xã hội nguyên thủy trải qua những giai đoạn nào?

Giai đoạn

Địa điểm

Thời gian

Công cụ sản xuất

Người Tối cổ

 

Sơn Vi

Hàng chục vạn năm

Đồ đá cũ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.

Người tinh khôn, giai đoạn đầu.

Hòa Bình, Bắc Sơn

40 – 30 vạn năm

Đồ đá giữa và đồ đá mới, công cụ đá được mài tinh xảo

Người tinh khôn giai đoạn phát triển.

Phùng Nguyên

4000 – 3500 năm

Thời đại kim khí, công cụ sản xuất bằng đồng thau, sắt.

3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

- Vùng cư trú: mở rộng (rời khỏi hang động đến định cư ở vùng chân núi, thung lũng ven khe suối, vùng đồng bằng ven các con sông lớn, …)

- Cơ sở kinh tế: phát triển, công cụ được cải tiến, sự phân công lao động

- Quan hệ xã hội: hình thành bộ lạc, chiềng chạ, sự phân hóa giàu nghèo.

- Nhu cầu thủy lợi, bảo vệ mùa màng, chống ngoại xâm.

4. Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn lang –Âu Lạc là Trống đồng.

5. Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn lang- Âu Lạc là thành Cổ Loa.

6. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ nói lên cội nguồn của dân tộc.

7. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng.

8. Truyện thánh Gióng nói lên truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 16

Câu 1. Cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người

  1. Lạc Việt.
  2. Phù Nam.
  3. Chăm pa.
  4. Khơ-me.

Câu 2. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỷ nào?

  1. IV TCN.
  2. VI TCN.
  3. V TCN.
  4. VII TCN.

Câu 3. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu vào năm

  1. 207 TCN.
  2. 179 TCN.
  3. 111 TCN.
  4. 279 TCN.

Câu 4. Đền thờ An Dương Vương được xây tại đâu?

  1. Bạch Hạc (Việt Trì).
  2. Cổ Loa (Hà Nội).
  3. Phong Châu (Phú Thọ).
  4. Mê Linh (Hà Nội).

Câu 5. Thành Cổ Loa được xây dựng ở

  1. Phong Khê (Đông Anh - Hà Nội).
  2. Mê Linh (Hà Nội).
  3. Bạch Hạc (Việt Trì).
  4. Phong Châu (Phú Thọ).

Câu 6. Truyền thuyết nào phản ánh truyền thống quật cường chống ngoại xâm của tổ tiên ta?

  1. Sơn Tinh - Thủy Tinh.
  2. Thánh Gióng.
  3. Bánh chưng, bánh giầy.
  4. An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

Câu 7. Ngôi sao nhiều cánh giữa mặt trống đồng của cư dân Văn lang tượng trưng cho

  1. Thần mặt trời.
  2. Thần mặt trăng.
  3. Thần đất.
  4. Thần sông.

Câu 8. Thời Văn Lang - Âu Lạc không để lại để lại cho chúng ta

  1. Tổ quốc, phong tục tập quán.
  2. Thuật luyện kim, nông nghiệp trồng lúa nước.
  3. Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.
  4. Thuật đúc súng thần cơ.

Câu 9. Năm 179 TCN, Âu Lạc chia thành mấy quận?

  1. Hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
  2. Hai quận: Cửu Chân, Nhật Nam.
  3. Ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
  4. Hai quận: Giao Chỉ, Nhật Nam.

Câu 10. Âu Lạc bị nhà Hán gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao và chia thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam vào năm 

  1. 179 TCN.
  2. 111 TCN.
  3. 40 TCN.
  4. 938.

Câu 11. Đứng đầu các huyện của Âu Lạc khi bị Nam Việt đô hộ là

  1. Bồ chính.
  2. Các lạc tướng người Việt.
  3. Người Hán.
  4. Các lạc tướng người Việt và người Hán.

Câu 12. Việc gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao và đặt dưới sự chỉ huy của người Hán nói lên điều gì?

  1. Nước ta bị mất chủ quyền, phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc (Bắc thuộc).
  2. Phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta.
  3. Phong kiến phương Bắc quyết tâm đồng hóa ta.
  4. Nước ta trở thành người anh em với nước láng giềng phương Bắc.

Câu 13. Dân châu Giao ngoài nộp thuế cho người Hán còn phải

  1. Đi lao dịch.
  2. Nộp sản vật, phục dịch gia đình quan lại.
  3. Cống nạp sản vật quý ngà voi, sừng tê, ngọc trai và theo phong tục tập quán của người Hán.
  4. Nộp tơ lụa bởi vua Hán rất thích tơ lụa.

Câu 14. Một trong những bài học có thể rút ra cho sự nghiệp bảo vệ đất nước từ sự thất bại của An Dương Vương là

  1. Nhà nước cần xây dựng lực lượng quân đội.
  2. Phải cầu viện bên ngoài khi có chiến tranh.
  3. Nhà nước cần nêu cao tinh thần cảnh giác.
  4. Phải xây dựng một quân thành ở kinh đô.

Câu 15. Nội dung nào đúng về quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương?

  1. Có lực lượng lớn, được trang bị vũ khí đầy đủ.
  2. Khi có chiến tranh mới được tổ chức và tập hợp.
  3. Đã đánh bại mọi cuộc xâm lược của ngoại bang.
  4. Chỉ tập trung xây dựng lực lượng bộ binh.

Câu 16. Điểm mới của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương so với nhà nước Văn Lang là

  1. Quyền hành nhà nước cao hơn.
  2. Chức Lạc tướng bị bãi bỏ.
  3. Chức Bồ chính bị bãi bỏ.
  4. Quyền lực nhà vua giảm sút.

Câu 17. Điểm mới của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương so với nhà nước Văn Lang là

  1. Lạc hầu đứng đầu các bộ trên cả nước.
  2. Chức Lạc tướng bị bãi bỏ.
  3. Chức Bồ chính bị bãi bỏ.
  4. Quyền lực nhà vua được tăng cường.

Câu 18. Dấu tích nào của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta?

  1. Nhiều bộ xương người hóa thạch.
  2. Những chiếc răng và công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
  3. Mảnh xương và một số công cụ đá mài ở lưỡi.
  4. Mộ táng chôn theo các mảnh cuốc đá.

Đáp án

1-A

2-D

3-B

4-B

5-A

6-B

7-A

8-D

9-A

10-B

11-B

12-A

13-C

14-C

15-A

16-A

17-D

18-

 

 

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 16: Ôn tập chương I và II các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và những chuyển biến trong đời sống kinh tế của nước Âu Lạc..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 16: Ôn tập chương I và II. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
5 818
Sắp xếp theo

Lý thuyết Lịch sử 6

Xem thêm