Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Giáo án môn Lịch sử lớp 6

Giáo án Lịch sử 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Lịch sử 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử 6 bài: Ôn tập học kì 1

Giáo án Lịch sử 6 bài 16: Ôn tập chương 1 và 2

Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần nắm:

1. Kiến thức

Sau khi thắng lợi Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Đó là những việc làm thiết thực đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) nêu bật ý chí bất khuất của nhân dân ta.

2. Tư tưởng

Giáo dục cho HS tinh thần bất khuất của dân tộc, mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng DT thời Hai Bà Trưng.

3. Kĩ năng

Đọc bản đồ lịch sử, bước đầu làm quen với phương pháp kể chuyện lịch sử.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

  • Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.

5. Phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học

  • Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
  • Hình thức: Cá nhân – cặp đôi – nhóm
  • Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi; KT chia nhóm; KT động não; KT trình bày…

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

  • Giáo án, SGK.
  • Lược đồ khởi nghĩa hai bà Trưng (42-43)
  • Tranh ảnh về Hai Bà Trưng

2. Học sinh

  • Vở ghi, SGK.
  • Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì thay đổi?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1: (15’)

- HS đọc mục 1-SGK.

- GV giảng theo SGK “sau khi…..bãi bỏ”. Và giải thích.

? Trưng Trắc được suy tôn làm vua, việc đó có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?

- GV giảng theo SGK “Được tin….nghĩa quân”.

? Vì sao vua Hán chỉ hạ lệnh cho các quận miền nam TQ khẩn trương chuẩn bị quân, xe, thuyền… đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không tiến hành đàn áp ngay?

- GVKL: Sau khi giành thắng lợi Hai Bà Trưng đã bắt tay vào xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Hán. Những việc làm tuy ngắn (2 năm) nhưng đã góp phần nâng cao ý trí đấu tranh bảo vệ độc lập của nhân dân.

* Hoạt động 2: (20’)

- HS đọc mục 2-SGK.

- GV giảng theo SGK.

? Em có nhận xét gì về lực lượng và đường tiến quân của nhà Hán khi sang xâm lược nước ta?

? Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược này?

(Mã Viện là tên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam..)

- GVđọc bài thơ của Nguyễn Du chế diễu nhân cách tầm thường và bộ mặt tham lam độc ác của Mã Viện.

“ Sáu chục người ta sức mỏi mòn

Riêng ông yên giáp nhảy bon bon…’’

- HS quan sát kênh chữ SGK.

- Gọi HS trình bày (điền kí hiệu vào lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán).

- GV mô tả và ghi.

- Gọi HS đọc đoạn in nghiêng.

? Tại sao Mã Viện lại nhớ về vùng này như vậy? Có phải vì thời tiết ở đây quá khắc nghiệt không?

- GV giảng tiếp theo SGK.

? Vì sao Hai Bà Trưng phải tự vẫn?

(Lực lượng của ta yếu ….ko để rơi vào tay giặc..)

? Cuộc kháng chiến tuy thất bại song có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

- GV cho HS xem H 45 và liên hệ “Kỷ niệm hai bà Trưng vào ngày 8-3 và nhân dân lập đền thờ”.

- GVKL

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập.

- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

- Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán.

2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (42- 43) đã diến ra như thế nào?.

* Diễn biến:

- Tháng 4- 42, 2 vạn quân Hán do Mã Viện chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường bộ và đường thủy, chúng tấn công Hợp Phố.

- Hai Bà Trưng kéo lên Lãng Bạc để nghênh chiến.

- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về Cổ Loa- Mê Linh, sau đó rút về Cấm Khê, quân ta chiến đấu ngoan cường, tháng 3 - 43 Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 - 43 mới kết thúc.

*Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của nhân dân ta.

Đánh giá bài viết
4 1.683
Sắp xếp theo

Giáo án Lịch sử lớp 6

Xem thêm