Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 7: Ôn tập

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 7: Ôn tập tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Tham khảo Giải bài tập SBT Lịch sử 6 đầy đủ lời giải hay và chi tiết, bám sát chương trình học theo sách giáo khoa Lịch sử 6, được trình bày theo mục lục ở bên trái màn hình dễ theo dõi, tra cứu tiện lợi, các bạn học sinh tìm kiếm thông tin, hướng dẫn trả lời câu hỏi nhanh chóng và chính xác nhất, học tốt Lý thuyết Lịch sử 6. Một số bài tập có thể có ích xin gửi đến các bạn tiếp cận thêm dưới đây.

Bài tập 1 trang 18 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ khác với Người tinh khôn ở những điểm như:

A. Cơ thể Người tối cổ còn mọc nhiều lông, dáng đi thẳng, cằm nhô về phía trước, trán bợt ra sau, thể tích sọ não nhỏ hơn.

B. Ở Người tối cổ, trên cơ thể còn mọc nhiều lông, dáng đi hơi còng, cằm nhô về phía trước, trán bợt về phía sau, thể tích sọ não nhỏ hơn.

C. Cơ thể Người tối cổ còn nhiều lông, dáng đi lom khom, mặt phẳng, trán bợt ra sau, thể tích sọ não nhỏ hơn.

D. Cơ thể Người tối cổ còn nhiều lông, dáng đi lom khom, cằm nhô về phía trước, trán bợt ra sau, thể tích sọ não gần bằng Người tinh khôn.

2. Đời sống vật chất của Người tối cổ khác so Người tinh khôn là :

A. Người tối cổ đã biết làm ra lửa nhưng chưa biết ghè đẽo đá làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, chưa biết làm đồ gốm và dệt vải

B. Người tối cổ đã biết làm ra lửa, ghè đẽo đá để làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, chưa biết làm đồ gốm và dệt vải.

C. Người tối cổ đã biết làm ra lửa, biết ghè đẽo và mài đá làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, chưa biết làm đồ gốm và dệt vải.

D. Người tối cổ mới biết dùng lửa, ghè đẽo đá làm công cụ, chưa biết trồng trọt và chăn nuôi, biết dệt vải và làm đồ gốm.

3. Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại là:

A. nông nghiệp trồng lúa ở phương Đông và thủ công nghiệp, thương nghiệp ở phương Tây.

B. nông nghiệp trồng lúa kết hợp chăn nuôi ở phương Đông và thủ công nghiệp kết hợp thương nghiệp ở phương Tây.

C. nông nghiệp tưới tiêu kết hợp chăn nuôi ở phương Đông và thủ công nghiệp, thương nghiệp kết hợp nông nghiệp ở phương Tây.

D. nông nghiệp ở phương Đông và thủ công nghiệp, thương nghiệp ở phương Tây.

4. Bộ phận dân cư đông đảo nhất và có vai trò lớn nhất trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại là:

A. nông dân công xã ở phương Đông, nô lệ và bình dân ở phương Tây.

B. nông dân công xã và thợ thủ công ở phương Đông, thợ thủ công và thương nhân ở phương Tây.

C. nông dân công xã ở phương Đông và nô lệ ở phương Tây.

D. nông dân công xã và thợ thủ công ở phương Đông, thợ thủ công, thương nhân và bình dân ở phương Tây.

5. Thể chế chính trị điển hình ở các quốc gia cổ đại là:

A. quân chủ chuyên chế cổ đại ở phương Đông và dân chủ cộng hoà ở phương Tây

B. quân chủ chuyên chế ở phương Đông và dân chủ chủ nô ở phương Tây.

C. chuyên chế tập quyền ở phương Đông và cộng hoà ở phương Tây.

D. chuyên chế ở phương Đông và đế chế ở phương Tây.

Trả lời

1

2

3

4

5

B

B

A

c

B

Bài tập 2 trang 20 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trước các câu sau.

1. Người tinh khôn được hình thành từ Người tối cổ.

2. Gọi là Người tinh khôn vì họ đã rất khôn ngoan như người ngày nay.

3. Xã hội nguyên thuỷ dần tan rã khi Người tinh khôn xuất hiện.

4. Nguyên nhân chủ yếu làm xã hội nguyên thuỷ tan rã là sự xuất hiện công cụ bằng kim loại dẫn tới xuất hiện của dư thừa trong xã hội.

5. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các dòng sổng lớn, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

6. Điều kiện tự nhiên ở khu vực Địa Trung Hải chỉ thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả và buôn bán đường biển.

7. Giai cấp thống trị ở phương Đông là tầng lớp quý tộc, còn phương Tây là chủ nô

8. Xã hội cổ đại phương Tây gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ.

Trả lời

Đ: 1, 3, 5, 6, 7, 8; S: 2, 4

Bài tập 3 trang 20 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy điền các từ ngữ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.

A. Xã hội nguyên thuỷ tan rã, nhường chỗ cho xã hội................ xuất hiện.

B. Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện trên lưu vực các dòng sông lớn ở................

C. Các nhà nước cổ đại ở phương Đông xuất hiện................................. hơn so với ở phương Tây.

D. Nền tảng kinh tế chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông là............................. còn ở phương Tây là...........................................

E. Tầng lớp cư dân đông đảo nhất và có vai trò lớn nhất trong sản xuất ở phương Đông là .....................còn ở phương Tây là....................................................

G. Thể chế nhà nước ở phương Đông gọi là...................................... còn ở phương Tây là...............

Trả lời

A. có giai cấp.

B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.

C. sớm hơn.

D. nông nghiệp tưới tiêu..... thủ công nghiệp và thương nghiệp.

E. nông dân công xã... nô lệ.

G. chuyên chế cổ đại... dân chủ chủ nô.

Bài tập 4 trang 21 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6

Hãy hoàn thành các bảng sau.

1. Những điểm khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn

Đặc điểm

Người tối cổ

Người tinh khôn

Cấu tạo cơ thể

Công cụ lao động

Đời sổng vật chất

Tổ chức xả hội

2. Những điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

Nội dung so sánh

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Nơi xuất hiện các quốc gia cổ đại đầu tiên

Điều kiện tự nhiên

Thời gian ra đời

Ngành kinh tế chính

Các tầng lớp xã hội

Thể chế nhà nước

Trả lời

1. Những điểm khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn

Đăc điểm

Người tối cổ

Người tinh khôn

Cấu tạo cơ thể

Cơ thể còn nhiều lông, dáng đi hơi còng, cằm nhô về phía trước, trán bợt về phía sau, thể tích sọ não từ 850 đến 1100cm3.

Dáng đi thẳng, nét mặt cân đối, thể tích sọ não đạt 1450cm3. Nói chung, cấu tạo cơ thể giống như người ngày nay.

Công cụ lao động

Đá được ghè đẽo thô sơ

Đá được ghè, đẽo, mài cho sắc...

Đời sống vật chất

Hái lượm, săn bắt

Hái lượm, săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi

Tổ chức xã hội

Bầy người

Thị tộc, bộ lạc

2. Những điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây

Nội dung so sánh

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Tây

Nơi xuất hiện các quốc gia cổ đại đầu tiên

Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, vùng Lưỡng Hà

Hi Lạp, Rô-ma

Điếu kiện tự nhiên

Lưu vực các dòng sổng lớn, đất đai màu mỡ, dễ trồng trọt

Ven biển Địa Trung Hải, đất xấu, có nhiều cảng tốt

Thời gian ra đời

Cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ IIITCN

Đầu thiên niên kỉ 1TCN

Các ngành kinh tế chính

nghề nông trồng lúa

thủ công nghiệp, thương nghiệp

Các tầng lớp xã hội

vua, quý tộc, nông dân, nô lệ

nô lệ và chủ nô

Thể chế nhà nước

Quân chủ chuyên chế cổ đại

Dân chủ chủ nô

Trên đây các bạn đã tham khảo Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 7: Ôn tập, các bạn có thể tham khảo thêm mục giải bài tập lớp 6 VnDoc sẽ hỗ trợ các em học sinh giải bài tập trong SGK, SBT, VBT, các bài luyện tập thêm học tập tốt hơn các môn học khác như là Toán lớp 6, Tiếng Anh lớp 6, Ngữ văn lớp 6,....

Đánh giá bài viết
38 6.617
Sắp xếp theo

    Giải SBT Lịch Sử 6

    Xem thêm