Giáo án Lịch sử 6 bài: Ôn tập học kì 1

Giáo án môn Lịch sử lớp 6

Giáo án Lịch sử 6 bài: Ôn tập học kì 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Lịch sử 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử 6 bài 14: Nước Âu Lạc

Giáo án Lịch sử 6 bài 15: Nước Âu Lạc

Giáo án Lịch sử 6 bài 16: Ôn tập chương 1 và 2

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần nắm:

1. Kiến thức

  • Củng cố những kiến thức về lịch sử thế giới cổ đại và lịch sử Việt Nam từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang - Âu lạc.
  • Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của loài người.
  • Các quốc gia cổ đại và những thành tựu văn hoá của thời cổ đại
  • Nắm được những thành tựu kinh tế, văn hoá của các thời kỳ khác nhau.
  • Năm được những nét chính về xã hội và ND thời Văn Lang- Âu Lạc, cội nguồn DT.

2. Tư tưởng

  • Hs thấy được vai trò quan trọng của lao động trong lịch sử phát triển của con người, trân trọng những thành tựu văn hoá rực rỡ của thời cổ đại.
  • Củng cố kiến thức và tình cảm của HS đồi với Tổ quốc, với nền VHDT.

3. Kĩ năng

Rèn kỹ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và thống kê các sự kiện một cách có hệ thống.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

  • Giáo án, SGK.
  • Tranh ảnh, một số câu ca dao, tục ngữ.
  • Làm đề cương theo hệ thống câu hỏi trong SGK.

2. Học sinh

  • Vở ghi, SGK.
  • Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.

3. Bài mới:

1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

- Hình thành ở lưu vực những con sông lớn:

+ Ai Cập (Sông Nin)

+ Trung Quốc (Hoàng Hà, Trường Giang)…

đây là vùng đất đai màu mỡ, phì nhiêu, đủ nước tưới quanh năm để trồng lúa nước.

- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN.

Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người.

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:

- Khoảng thiên niên kỉ I TCN, hai quốc gia Hi Lạp và Rô ma được hình thành trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a.

- Địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi.

- Kinh tế: thủ công nghiệp và thương nghiệp

3. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?

- Lịch, chữ tượng hình

- Thành tựu toán học: người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giõi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0.

- Kiến trúc: Kim tự tháp (Ai Cập); Thành Ba bi lon (Lưỡng Hà)

4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?

- Sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay.

- Khoa học: Có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học,…

- Văn học: phát triển rực rỡ.

- Nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten (Hi Lạp), đấu trường Cô li dê (ở Rô ma)…

5. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

* Thời gian: cách đây khoảng 30- 40 vạn năm.

* Địa điểm và dấu tích của người tối cổ:

- Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)

- Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá)

- Xuân Lộc (Đồng Nai)

Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.

6. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

- Nước ta là quê hương của nghề trồng lúa nước.

- Địa điểm trồng lúa nước ở đồng bằng ven sông, ven biển.

- Đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới, thuận lợi cho sinh hoạt.

7. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?

- Xã hội có sự phân công lao động.

+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải.

+ Nam giới: Một bộ phận làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá; một bộ phận chế tác công cụ, làm đồ trang sức.

8. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? Nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?

a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá

Văn hoá Oc Eo → cơ sở nước Phù Nam.

Văn hoá Sa Huỳnh → cơ sở nước Champa.

Văn hoá Đông Sơn → cơ sở nước Lạc Việt.

b. Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:

Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.

Đồ đồng dần thay thế đồ đá.

Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên... có trang trí hoa văn

Cuộc sống ổn định

→ Nền sản xuất phát triển

9. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Hình thành các bộ lạc lớn.

- Có sự phân chia giàu nghèo.

- Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm cần có người đứng đầu lãnh đạo.

10. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang:

11. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:

- Nhà ở: phổ biến là nhà mái cong hình thuyền, mái tròn mui thuyền.

- Đi lại: bằng thuyền là chủ yếu.

- Ăn uống: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.

- Mặc: Nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực.

- Trang điểm: Họ thích đeo các đồ trang sức.

12. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?

- Tổ chức lễ hội, vui chơi:

- Về tín ngưỡng:

+ Người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên.

+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền có kèm theo các công cụ và đồ trang sức quý.

→ Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.

13. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?

- Hoàn cảnh:

+ Vua không lo sửa sang võ bị.

+ Ham ăn chơi; không chú ý đến đê điều.

+ Nguy cơ xâm chiếm của nhà Tần.

- Diễn biến:

+ Năm 218 TCN quân Tần sang xâm lược.

+ Nhân dân đã không chịu đầu hàng, mà đoàn kết tổ chức đánh quân Tần xâm lược, dưới sự chỉ huy của Thục Phán.

- Kết quả:

Người Việt đã đại phá quân Tần.

- Nguyên nhân thắng lợi: Họ đã đoàn kết, dũng cảm, có tướng tài giỏi.

14. Thời Văn lang-Âu lạc đã để lại cho chúng ta những gì?

- Tổ quốc

- Thuật luyện kim

- Nông nghiệp lúa nước

- Phong tục tập quán riêng

- Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước

Đánh giá bài viết
1 3.776
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 6

    Xem thêm