Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử. Lời giải bài tập Lịch sử 6 này sẽ là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử 6 của các bạn học sinh trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử 6:

1. Tại sao phải xác định thời gian?

Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

Việc xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học lịch sử.

2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?

- Có 2 cách tính lịch:

+ Phương Đông: Dựa vào chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất (Âm lịch)

+ Phương Tây: Dựa vào chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời (Dương lịch)

- Đơn vị tính: Ngày, tháng, năm

3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?

- Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước ngày càng tăng –> cần phải có lịch chung

- Dương lịch được hoàn chỉnh và trở thành Công lịch.

– Công lịch là lịch chung cho các dân tộc trên thế giới.

- Năm đầu của Công nguyên được quy ước là năm Chúa Giê su ra đời, trước đó là năm trước Công nguyên (TCN)

+ 1 năm có 12 tháng = 365 ngày 6 giờ (năm nhuận thêm 1 ngày)

+ 1 thế kỷ = 100 năm,

+ 1 thiên niên kỷ = 1000 năm.

>> Tham khảo: Tập bản đồ Lịch sử lớp 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

*HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Quan sát hình 1 và hình 2 của Bài 1, làm sao ta có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?

Trả lời:

Muốn xác định thời gian của nó, chúng ta phải căn cứ vào:

- Thời gian ra đời của tư liệu hiện vật được ghi lại trong sử sách hoặc trên tư liệu hiện vật đó.

- Trang phục hoặc kiến trúc xây dựng,... của những tư liệu, hiện vật đó.

2. Chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Chúng ta cần thiết biết thời gian dựng một tấm bia Tiến sĩ nào đó vì không phải các Tiến sĩ đều đỗ cùng một năm, phải có người trước, người sau, bia này có thể dựng cách bia kia rất lâu.

- Như vậy, người xưa đã có cách tính thời gian và cách ghi lại thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của lịch sử

3. Dựa vào đâu và bằng cách nào con người tính được thời gian?

Trả lời:

- Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm và từ đó nghĩ cách tính thời gian.

- Con người sáng tạo ra cách tính thời gian bằng cách dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại một cách thường xuyên như sáng rồi tối, hết mùa nóng lại đến mùa lạnh.... Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trăng, Mặt Trời. Cơ sở xác định thời gian được bắt đầu từ đấy.

4. Hãy quan sát bảng ghi dưới đây "Những ngày lịch sử và kỉ niệm", em hãy cho biết có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?

NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ VÀ KỈ NIỆM

(Theo thứ tự tháng âm lịch)

- Ngày 2-1 Mậu Tuất (7-2-1418)

- Khởi nghĩa Lam Sơn

- Ngày 5-1 Kỉ Dậu (30-1-1789)

- Chiến thắng Đống Đa, Quang Trung đại phá quân Thanh

- Tháng 2 Canh Tí (3-40)

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Ngày 8-3 Mậu Tí (9-4-1288)

- Chiến thắng Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên

- Ngày 10-3

- Giỗ tổ Hùng Vương

- Ngày 20-9 Đinh Mùi (10-10-1247)

- Chiến thắng Chi Lăng, Lê Lợi đại phá quân Minh

Trả lời:

- Bảng ghi "Những ngày lịch sử và kỉ niệm" có những đơn vị thời gian là: Ngày, tháng, năm và có hai loại lịch là Âm lịch và Dương lịch

- Ngày 2-1 Mậu Tuất (tính theo Âm lịch), tức là ngày 7-2-1418 (tính theo Dương lịch) đã diễn ra sự kiện Khởi nghĩa Lam Sơn

5. Vì sao có 2 cách tính Âm lịch và Dương lịch?

Trả lời:

- Người phương Đông đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Âm lịch.

- Người phương Tây đã dựa vào chu kì quay của Mặt Trời xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là Dương lịch.

6. Thời xưa thế giới có chung một thứ lịch chưa ?

Trả lời:

Thời xưa, thế giới chưa có chung một thứ lịch. Các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc,.... đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách tính riêng. Trung Quốc thì thêm tháng nhuận, Ai Cập thì thêm 5 ngày đầu năm. Người phương Tây, đặc biệt người Rô-ma cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày (tháng 2 thêm 1 ngày)

7. Theo em, thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? Vì sao?

Trả lời:

Thế giới rất cần một thứ lịch chung thống nhất vì xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu hợp tác giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng, nhu cầu thống nhất cách tính thời gian được đặt ra và đó là Công lịch.

* Công lịch:

- Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.

- Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-su (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN)

8. Trình bày các đơn vị thời gian theo Công lịch?

Trả lời:

- Một ngày có 24 giờ

- Một tháng có 30 hoặc 31 ngày

- Một năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận có thêm 1 ngày (có 366) ngày.

- 100 năm là một thế kỉ

- 1000 năm là một thiên niên kỉ

9. Em hãy tính khoảng thời gian theo thế kỉ và theo năm của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 SGK so với năm 2013.

Trả lời:

Năm hiện tại là năm 2013 thuộc thế kỉ XXI, vậy khoảng cách thời gian so với sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 SGK là:

- Năm 179 (TCN) thuộc thế kỉ II (TCN), Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày nay là 2.192 năm

- Năm 111 (TCN), nhà Hán chiếm Âu Lạc, cách ngày nay là 2.124 năm

- Năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cách ngày nay là 1.973 năm

- Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu, cách ngày nay là 1.765 năm

- Năm 542, khởi nghĩa Lí Bí, cách ngày nay là 1.471 năm

10. 1000 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian năm 1000 TCN?

Trả lời:

Năm 1000 TCN cách ngày nay 3013 năm, ta lấy năm 1000TCN cộng với năm Công nguyên 1000 + 2013 = 3013 năm

Sơ đồ thời gian biểu diễn thời gian:

Cách tính thời gian trong lịch sử

11. Một hiện vật bị chôn vùi năm 1000TCN. Đến năm 1995 hiện vật đó được đào lên. Hỏi nó đã nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian của hiện vật đó?

Trả lời:

- Hiện vật đó đã nằm dưới đất là: 1000TCN + 1995 = 2995 năm

- Hiện vật đó đã nằm dưới đất: 2995 năm

Sơ đồ thời gian của hiện vật đó:

Cách tính thời gian trong lịch sử

12. Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo tính toán của các nhà khảo cổ, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta đã phát hiện nó vào năm nào?

Trả lời:

- Người ta đã phát hiện nó vào năm: 3877 - 1885 = 1992

Hiện vật đó được phát hiện vào năm 1992

13. Bài 2 trang 7 sgk Lịch Sử 6: Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta lại ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?

Trả lời:

Bởi vì, tổ tiên chúng ta ngày xưa dùng Âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ... chúng ta đều dùng ngày Âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày Âm lịch tương ứng với ngày Dương lịch.

Đánh giá bài viết
181 32.363
Sắp xếp theo

Giải bài tập Lịch sử 6

Xem thêm