Giáo án Lịch sử 6 bài 11: Những chuyển biến về xã hội
Giáo án môn Lịch sử lớp 6
Giáo án Lịch sử 6 bài 11: Những chuyển biến về xã hội được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Lịch sử 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Lịch sử 6 bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta
Giáo án Lịch sử 6 bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
Giáo án Lịch sử 6 bài 12: Nước Văn Lang
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
Do kinh tế phát triển, xã hội nguyên thủy đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người. Trên đất nước ta nảy sinh những vùng văn hóa lớn, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn.
2. Tư tưởng
Bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn dân tộc.
3. Kĩ năng
Bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét, so sánh, và sử dụng bản đồ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Tranh ảnh, bản đồ Việt Nam.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào? Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim?
- Nghề trồng lúa nước được ra đời ở đâu? Ý nghĩa?
3. Bài mới
Do kinh tế phát triển nên xã hội của người nguyên thủy đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người. Trên đất nước ta đã nảy sinh những vùng văn hóa lớn, đặc biệt là văn hóa Đông Sơn. Nước ta chuẩn bị bước sang một thời đại mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
* Hoạt động 1: (13’) - HS đọc mục 1-SGK. - GV cho HS thảo luận nhóm: + Nhóm 1: Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một đồ dùng bằng đất nung so với việc làm một công cụ bằng đá? - Nhóm 2: Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào? + Phân công lao động theo giới tính: Phụ nữ làm việc nhà , làm nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải. Nam giới một bộ phận làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá; một bộ phận phụ trách việc chế tác công cụ , làm đồ trang sức.. + Phân công lao động theo nghề nghiệp: nông nghiệp và thủ công nghiệp. - GV giải thích thêm: các nghề thủ công ra đời rồi thủ công tách khỏi nông nghiệp là một bước tiến của xã hội. Sản xuất ngày càng phát triển dẫn đến sự cần thiết phải phân công lao động. Từ đó, trong xã hội có sự thay đổi mới. * Hoạt động 2: (10’) - HS đọc mục 2-SGK. ? Vào cuối thời nguyên thủy xã hội có gì đổi mới? ? Em có nhận xét gì về những ngôi mộ cổ này? (xã hội bắt đầu phân hóa) * Hoạt động 3: (12’) - HS đọc mục 3-SGK. - GV cho HS thảo luận nhóm với các câu hỏi nhận thức cho cả mục: + Nhóm 1: Nêu những nền văn hóa lớn nảy sinh ở đâu? Vào lúc nào? +Nhóm 2: Nền văn hóa Đông Sơn hình thành trên những vùng nào? Nhóm 3: Những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội? - Những công cụ góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội thời Đông Sơn là các công cụ đồng đã thay thế cho các công cụ đá, có vũ khí đồng, đặc biệt là sự xuất hiện lưỡi cày đồng. | 1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào? - Xã hội có sự phân công lao động. + Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải. + Nam giới: Một bộ phận làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá; một bộ phận chế tác công cụ, làm đồ trang sức. 2. Xã hội có gì đổi mới? - Hình thành chiềng chạ và bộ lạc. - Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ. - Người lớn tuổi có vai trò quan trọng. - Có người giàu, người nghèo. 3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? - Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN đã hình thành những nền văn hóa phát triển: Óc Eo ở Tây Nam Bộ, Sa Huỳnh ở Nam Trung Bộ và Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Công cụ, đồ đựng, đồ trang sức phát triển hơn. |