Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 1: Sơ lược về môn Lịch Sử

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 1: Sơ lược về môn Lịch Sử. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm. Lời giải bài tập Lịch sử 6 này sẽ giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Hướng dẫn giải bài tập Lịch sử 6 bài 1

1. Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

2. Học lịch sử để làm gì?

- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn dân tộc để từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó.

- Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.

3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

- Căn cứ vào tư liệu truyền miệng (truyền thuyết).

- Hiện vật người xưa (trống đồng, bia đá).

- Tài liệu, chữ viết (văn bia), tư liệu thành văn.

4. Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?

- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người đã làm những gì để được như ngày hôm nay...

- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống ngày hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.

Trắc nghiệm sơ lược về môn Lịch sử​

Câu 1: Em hiểu thế nào là lịch sử?

a> Là những gì xảy ra trong quá khứ.

b> Là những gì xảy ra trong hiện tại.

c> Là những gì sẽ đến trong tương lai.

d> Tất cả đều đúng.

Câu 2: Lịch sử với tính chất là một khoa học tìm hiểu, nghiên cứu và phục dựng lại vấn đề gì?

a> Quá khứ phát triển của xã hội loài người.

b> Toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến nay.

c> Những gì con người đã trải qua từ khi xuất hiện cho đến nay.

d> Sự hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi xuất cho đến nay.

Câu 3: Học lịch sử giúp chúng ta biết được những gì?

a> Cội nguồn dân tộc.

b> Truyền thống lịch sử của dân tộc.

c> Kế thừa và phát huy những truyền thống.

d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 4: Để hiểu biết được lịch sử, chúng ta dựa vào đâu?

a> Tư liệu truyền miệng

b> Tư liệu chữ viết.

c> Tư liệu hiện vật.

d> Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 5: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?

a> Thuộc loại tư liệu hiện vật.

b> Thuộc loại tư liệu truyền miệng.

c> Thuộc loại tư liệu chữ viết.

d> Không thuộc các loại tư liệu trên.

Câu 6: Ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, có hàng loạt bia Tiến sĩ được xây dựng vào đời nào?

a> Vào thời kỳ nhà Trần.

b> Vào thời kỳ nhà Lê.

c> Vào thời kỳ nhà Lý.

d> Vào thời kỳ nhà Nguyễn.

Câu 7: Dựa vào đâu để biết và dựng lại được lịch sử?

a> Khoa học.

b> Tư liệu lịch sử.

c> Tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng.

d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 8: Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?

a> Lịch sử giúp em hiểu biết về tương lai.

b> Lịch sử giúp em hiểu biết về hiện tại.

c> Lịch sử giúp em hiểu biết vế quá khứ.

d> Lịch sử giúp em hiểu biết cả quá khứ, hiện tại, tương lai.

Câu 9: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?

a> Là quá khứ của loài người.

b> Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người.

c> Là toàn bộ những hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay.

Câu 10: Trống đồng thuộc nguồn tư liệu gì?

a> Trống đồng thuộc tư liệu hiện vật.

b> Trống đồng thuộc nguồn tư liệu truyền miệng.

c> Trống đồng thuộc nguồn tư liệu chữ viết.

d> Trống đồng thuộc tư liệu vừa hiện vật, vừa chữ viết.

Câu 11: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?

a> Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất.

b> Những đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất.

c> Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

d> Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ từ đời này sang đời khác.

Câu 12: Những loại nào sau đây được xem là tư liệu chữ viết?

a> Gồm những bản ghi chép của người xưa để lại.

b> Gồm những tác phẩm sử học của người xưa để lại.

c> Gồm những bút tích được lưu lại trên giấy.

d> Gồm những bản ghi, sách vở chép tay hay được in khắc bằng chữ viết.

Câu 13: Tại sao chúng ta biết đó là bia Tiến sĩ?

a> Nhờ có tên Tiến sĩ

b> Nhờ chữ khắc trên bia có tên Tiến sĩ.

c> Nhờ sự nghiên cứu của khoa học.

d> Nhờ những tài liệu lịch sử để lại.

Câu 14: Người xưa để lại những chứng tích có tác dụng gì cho chúng ta ngày nay?

a> Giúp chúng ta hiểu về lịch sử.

b> Giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của xã hội loài người.

c> Giúp chúng ta hiểu và dựng lại lịch sử.

d> Giúp chúng ta nhìn nhận lịch sử đúng.

Câu 15: Muốn dựng lại lịch sử, phải có những bằng chứng lịch sử, đó là gì?

a> Đó là những sử liệu.

b> Đó là những tài liệu

c> Đó là những tư liệu.

d> Đó là những số liệu.

Câu 16: Để đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử, cần đảm bảo được yếu tố nào sau đây?

a> Phải có tư liệu cụ thể.

b> Phải có sử liệu cụ thể.

c> Phải có tài liệu cụ thể.

d> Phải có số liệu cụ thể.

Câu 17: Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vẫn được giữ lại dưới nhiều dạng khác nhau, đó là:

a> Tư liệu được kể, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.

b> Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.

c> Tư liệu truyền miệng, các di chỉ, tư liệu chữ viết.

d> Tư liệu truyền miệng, truyền thuyết, tư liệu chữ viết.

Câu 18: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống, là câu danh ngôn của ai?

a> Của Đê – mô – crit.

b> Của Xi – xê – rông.

c> Của Hê – ra – chit.

d> Của Xanh – xi – mông.

Câu 19: Tìm hiểu và xây dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội của loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học nào?

a> Của môn Khảo cổ học.

b> Của môn Sinh vật học.

c> Của môn Sử học.

d> Của môn Văn học.

Câu 20: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

- Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau, sử học gọi đó là………

- Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, sử học gọi đó là……..

- Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là gì?........

Đáp án: Câu 1a, câu 2b, câu 3d, câu 4d, câu 5a, câu 6c, câu 7d, câu 8d, câu 9c, câu 10a, câu 11c, câu 12d, câu 13b, câu 14c, câu 15c, câu 16a, câu 17b, câu 18b, câu 19c, câu 20 tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.

Bài tiếp theo: Bài 2. Cách tính thời gian trong lịch sử

Đánh giá bài viết
154 21.819
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch sử 6

    Xem thêm