Lịch sử 6 bài 3: Xã hội nguyên thủy

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 3: Xã hội nguyên thủy được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 3. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 3.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 3

1. Con người đã xuất hiện như thế nào?

Cách đây hàng chục triệu năm, trên Trái Đất có loài vượn cổ sinh sống trong những khu rừng rậm. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn này dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây.. làm công cụ. Đó là Người tối cổ (sớm nhất cách đây khoảng 3-4 triệu năm). Những hài cốt của Người tối cổ đã được tìm thấy ở nhiều nơi như: miền Đông châu Phi, trên đảo Gia-va (In - đô - nê - xi - a), ở gần Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v...

Người tối cổ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn; ban đêm họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô. Họ biết ghè đẽo đá, làm công cụ; biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Cuộc sống bấp bênh "ăn lông, ở lỗ” như thế kéo dài hàng triệu năm.

2. Người tinh khôn sống thế nào?

Trải qua hàng triệu năm, Người tối cổ dần dần trở thành Người tinh khôn. Những bộ xương của Người tinh khôn có niên đại sớm nhất vào khoảng 4 vạn năm trước đây, đã tìm được ở hầu khắp các châu lục.

Người tinh khôn không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, gọi là thị tộc.

Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. Trong quá trình sinh sống, Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. Con người không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn sống tốt hơn, vui hơn.

3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ.

Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.

Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hưởng chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 3

Câu 1: Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở đâu?

A. Di cốt tìm thấy ở Nam Phi

B. Di cốt tìm thấy ở Gia-va (Indonexia)

C. Di cốt tìm thấy ở Thái Lan

D. Ở Tây Âu

Câu 2: Người tối cổ có đặc điểm cơ thể

A. Đôi tay khéo léo hơn

B. Đi đứng bằng hai chân

C. Trán cao, mặt phẳng

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 3: Người tinh khôn cách đây bao nhiêu năm?

A. 2 vạn năm

B. 3, 5 vạn năm

C. 4 vạn năm

D. 5 vạn năm

Câu 4: Người tinh khôn xuất hiện ở đâu?

A. Châu Âu

B. Châu Á

C. Châu Phi

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Người tinh khôn có đời sống như thế nào?

A. Sống theo bầy, hái lượm, săn bắt.

B. Sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, biết ghè đẽo.

C. Sống thành thị tộc.

D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Người tối cổ xuất hiện cách đây bao nhiêu năm?

A. 2 triệu năm

B. 3 triệu năm

C. 4 triệu năm

D. 5 triệu năm

Câu 7: Trên người còn có 1 lớp lông mỏng đó là đặc điểm của

A. Người tối cổ

B. Người tinh khôn

C. Người hiện đại

D. Vượn cổ

Câu 8: Người ta phát hiện đồ sắt thời gian nào?

A. 2000 năm TCN

B. 1000 năm TCN

C. 3000 năm TCN

D. 4000 năm TCN

Câu 9: Đời sống của thị tộc đã cao hơn, đầy đủ hơn so với người tối cổ ở điểm nào?

A. Họ đã biết làm nhà chòi để ở

B. Chế tạo công cụ.

C. Đáp án A, B đúng

D. Đáp án A, B sai

Câu 10: Thị tộc là

A. 1 nhóm người không cùng huyết thống gồm vài gia đình

B. Nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu.

C. Nhóm người có khoảng hơn 5 gia đình, gồm 2  thế hệ già trẻ có chung dòng máu.

D. Là 1 nhóm người sống chung với nhau

Câu 11: Người tôi cổ thường sinh sống ở

A. Những túp lều bằng cành cây, có khô.

B. Hang động.

C. Hang động, mái đá, những túp lều bằng cành cây hoặc có khô.

D. Hang đá, mái đá.

Câu 12: Thức ăn chính của Người tối cổ là

A. Rau quả và gia cầm.

B. Hoa quả và muông thú.

C. Rau, bầu, bí và gia cầm.

D. Rau quả và súc vật.

Câu 13: Con người phát hiện ra kim loại và biết chế tạo vào thời gian

A. thế kỉ IV TCN

B. thế kỉ V TCN

C. thế kỉ VI TCN

D. thế kỉ VII TCN

Câu 14: Đến lúc sản phẩm của xã hội làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa, những sản phẩm ấy được giải quyết bằng cách

A. Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người.

B. Người đứng đầu thị tộc chiếm giữ.

C. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.

D. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.

Câu 15: Kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí (nhất là đồ sát) là

A. Khai khẩn được đất bỏ hoang.

B. Đưa năng suất lao động tăng lên.

C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.

D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.

Câu 16: Bầy người nguyên thuỷ vẫn còn sống trong tình trạng

A. “Ăn tươi nuốt sống”.

B. “Ăn lông ở lỗ”.

C. “Còn sơ khai như vượn cổ”.

D. Tất cả các tình trạng trên.

Câu 17: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước

A. Nhờ phát minh ra !ửa.

B. Nhờ chế tạo đồ đá.

C. Nhờ lao động nói chung.

D. Nhờ sự thay đổi của thiên nhiên.

Câu 18: Cuộc sống của người tối cổ

A. định cư tại một nơi.

B. rất bấp bênh

C. bấp bênh, “ăn lông ở lỗ”

D. du mục đi khắp nơi

Câu 19: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Người tỗi cỗ đã có phát mình lớn

A. Biết giữ lửa trong tự nhiên.

B. Biết chế tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đã với nhau.

C. Biết chế tạo ra đồ đá để sản xuất.

D. Biết sử dụng kim loại.

Câu 20. Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam?

A. Lạng Sơn, Thanh Hóa.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Hòa Bình, Lai Châu.

D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

C

D

C

C

A

B

C

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

A

B

D

B

C

C

B

A

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 3: Xã hội nguyên thủy các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của xã hội nguyên thủy...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 3: Xã hội nguyên thủy. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
3 594
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm