Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào? là tài liệu do đội ngũ giáo viên của VnDoc biên soạn mang đến cho các bạn học sinh lớp 8 tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn hoàn thành bài tập trắc nghiệm Ngữ văn một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Văn bản Tức nước vỡ bờ
Tài liệu Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào? bao gồm câu hỏi trắc nghiệm về cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tức nước vỡ bờ cũng như lí giải việc xây dựng ấy bằng 2 đoạn văn phân tích nhân vật chị Dậu và phân tích nhân vật cai lệ.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại.
Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
A. Miêu tả sự giằng xé trong nội tâm nhân vật một cách cụ thể, chi tiết.
B. Để nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất qua lời nói, hành động.
C. Khái quát chi tiết tính cách nhân vật sau đó miêu tả hành động của những nhân vật đó.
D. Miêu tả tính cách nhân vật bằng nhiều mĩ từ khác nhau một cách tinh tế, chọn lọc.
Đáp án đúng:
B. Để nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất qua lời nói, hành động.
Nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về đáp án này, mời các em học sinh tham khảo hai nhân vật dưới đây được Ngô Tất Tố khắc họa rõ nhất trong tác phẩm bằng cách để nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất qua lời nói và hành động:
Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu
Nhân vật chị Dậu được khắc họa qua hai hoàn cảnh chính đó là trước khi đánh tên cai lệ và khi đánh tên cai lệ. Trước khi đánh tên cai lệ, chị là người vợ hiền, yêu thương chồng, chạy vạy khắp nơi kiếm tiền nộp sưu để chồng không bị đánh. Thậm chí, chị còn chấp nhận bán đứa con gái đầu lòng để có tiền nộp sưu cứu chồng. Khi chị chứng kiến cảnh chồng bị bọn chúng đánh đập dã man thì vô cùng đau xót, gào khóc giữa đình làng. Khi chồng về nhà trong bộ dạng bị thương nặng chị Dậu ân cần chăm sóc, xót xa trước sự đau đớn của chồng. Khi bọn cai lệ đến nhà đòi bắt chồng chị đi đánh, chị xuống giọng, nài nỉ, van xin bọn chúng hết mực. Chị gọi cai lệ tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng cố thiết tha: "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất..."
Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Đậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất. Bên cạnh lời nói là hành động chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Khi thấy sự nhún mình không có hiệu quả chị đã đứng lên ngang hàng với bọn bất nhân để lí luận, cảnh báo chúng. Đang xưng hô "ông - cháu", chị Dậu chuyển qua "ông - tôi" với cai lệ. Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Ngay sau đó, Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ. Chị túm lấy cổ cai lệ ấn dúi ra cửa và thẳng tay trừng trị bọn chúng
→ Tâm lí của chị Dậu được miêu tả theo cấp độ tăng tiến: bọn cai lệ càng hung hăng, bạo ngược bao nhiêu chị càng vùng dậy chống trả lại bấy nhiêu. Từ một người phụ nữ hiền lành chị trở thành một người đàn bà với sức phản kháng mạnh mẽ, đứng lên chống lại bọn cai lệ cũng như chống lại cả một thế lực phong kiến.
Phân tích nhân vật tên cai lệ
Tên cai lệ không xuất hiện trực tiếp, không được miêu tả chi tiết về ngoại hình, về tính cách nhưng bọn chúng vẫn hiện lên trước mắt bạn đọc bởi sự độc ác, vô nhân tính khi đánh anh Dậu kiệt quệ cả về sức lực lẫn tinh thần. Tên cai lệ xuất hiện ở nhà chị Dậu như một ác thần với những hành động, cử chỉ điên cuồng của một dã thú "sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng". Hắn thách thức, đe dọa khi "gõ đầu roi xuống đất", "thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ"; giọng điệu hách dịch, ghê gớm "Thằng kia, ông tưởng mày chết từ đêm qua, còn sống đấy à. Nộp tiền sưu mau!".
Khi đối đáp với chị Dậu, tên này luôn tỏ ra bộ mặt hách dịch và độc ác, thấy chị van lơn, lạy lục thì hắn càng trở nên khoái chí và lấn lướt, hết chỉ vào mặt chị Dậu, rồi là "trợn ngược hai mắt lên, quát", giọng "hầm hè", đe dọa. Hắn ra lệnh bắt trói anh Dậu đang còng queo ngất xỉu đi, rồi tự tay "giựt phắt cái dây thừng", "chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu" để làm nhiệm vụ, lại càng khiến người ta ghê sợ, ngán ngẩm vì cái sự "kính nghiệp" của hắn. Hắn đấm vào ngực một người đàn bà yếu đuối con mọn, thậm chí tát cả vào mặt chị Dậu không nể nang. Bên cạnh đó là cách xưng hô "ông - mày", thể hiện sự thiếu văn hóa, kém đạo đức, ra tư cách bề trên một cách đáng khinh, cũng như sự coi rẻ, căm ghét của hắn với những người nông dân tội nghiệp. Tuy nhiên, khi đối diện với sự phản kháng của chị Dâu thì hắn lại tỏ ra yếu hèn và thất bại một cách nhanh chóng. "Sức lẻo khẻo" đã không chống lại được người đàn bà lực điền, bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa", bị ném ngã "chỏng quèo" ngay trước cửa như một tên vô dụng hài hước và đầy nhục nhã.
Nhân vật tên cai lệ tuy không được miêu tả tên tuổi, ngoại hình, tính cách nhưng qua những hành động trên, chúng hiện ra là những tên vô nhân tính hung hăng, tàn bạo, đầu trâu mặt ngựa. Chính bản chất của chúng đã tố cáo một xã hội phong kiến thối nát, áp bức bóc lột con người đến mức người đối xử với người không còn nhân tính.
-----------------------------
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 8.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 8, Trắc nghiệm Tiếng Anh 8, Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.