Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trọng tâm kiến thức hóa học hữu cơ

Lý thuyết hóa học hữu cơ

Trọng tâm kiến thức hóa học hữu cơ được VnDoc biên soạn tổng hợp là toàn bộ lý thuyết các bạn cần nắm được hóa học hữu cơ từ chương trình THCS đến THPT. Hy vọng tài liệu giúp các bạn ghi như cũng như lưu ý được các phản ứng trường hợp tính chất đặc biệt. Mời các bạn tham khảo.

1. Các chất có thể phản ứng được với nhau

a) Các polime vừa tác dụng được với axit, bazơ

nilon-6, nilon-7, capron, nilon-6,6, lapsan, thủy tinh hữu cơ, PVA…

b) Làm mất màu dung dịch brom

Anken, ankin, ankađien, stiren và đồng đẳng, hợp chất có liên kết C=C, C≡C…

Axit không no, anđehit, ancol không no, ete không no,…

Phenol, catechol, rezoxinol, hiđroquinon, anilin…

Xicloankan vòng ba cạnh (giảm tải)

HCOOH, este của axit fomic, muối của axit fomic…

SO2, Cl2, Fe2+,…

Lưu ý: Nhiều bạn chỉ để ý tới các chất hữu cơ mà quên mất 1 số chất vô cơ cũng làm mất màu dung dịch brom.

c) Tác dụng với AgNO3/NH3

Ank-1-in, anđehit, HCOOH, HCOOR’ (R’ là gốc hiđrocacbon), HCOONa (Có thể thay Na bằng ion kim loại khác).

Hợp chất tạp chức trong phân tử có liên kết ba đầu mạch hoặc gốc chức anđehit.

Glucozơ, fructozơ.

Lưu ý:

+) Anđehit HCHO, axit HCOOH tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra muối vô cơ: (NH4)2CO3. Còn tất cả các anđehit còn lại tạo muối R(COONH4)a.

+) 1 HCHO tạo được 4Ag, còn những anđehit còn lại chỉ thu được 2Ag.

+) Ank – 1 – in tác dụng tạo ra kết tủa vàng, không gọi là phản ứng tráng gương.

d) Tác dụng với Cu(OH)2

+) Ở điều kiện thường

Poliancol có 2 nhóm OH liền kề nhau: Etilen glycol, glixerol, glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ, sorbitol… Phản ứng tạo phức màu xanh lam.

Axit cacboxylic (Ví dụ: CH3COOH), các axit vô cơ như HCl, H2SO4, H3PO4….

Anbumin hoặc các protein khác. Phản ứng màu biure cho màu tím đặc trưng.

Lưu ý:

  • Nhiều bạn chỉ để ý tới các chất hữu cơ mà quên đi Cu(OH)2 là 1 bazơ, nó vẫn có những tính chất hóa học của bazơ. Ví dụ: Phản ứng với CH3COOH là phản ứng axit – bazơ.
  • Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (Nước Svayde)

+) Ở điều kiện đun nóng, tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O

Mantozo, glucozo.

Anđehit, este fomat, axit HCOOH… (Các hợp chất có nhóm CHO)

e) KMnO4 (thuốc tím)

Ở điều kiện thường:

+ Anken, ankin, stiren và đồng đẳng, ankađien, các hợp chất có liên kết C=C, C≡C
+ Dung dịch muối Fe2+/H+, SO2, H2S, các chất có tính khử

Lưu ý: Thường chỉ để ý tới các hợp chất hữu cơ mà quên đi các chất vô cơ khác. KMnO4 là chất oxi hóa mạnh, phản ứng với các chất, ion có tính khử.

Ở điều kiện đun nóng: Ankyl benzene và tất cả các chất bị oxi hóa ở điều kiện thường.

Các chất KHÔNG bị oxi hóa bởi thuốc tím: xicloankan, naphtalen (giảm tải), các chất có tính oxi hóa.

f) Ankađien + HBr, Br2

+ Nhiệt độ thấp: cộng 1, 2.

+ Nhiệt độ cao: cộng 1, 4.

2. Một số lưu ý về polime

Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng: nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), poli(phenol fomanđehit) (PPF) có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit, keo ure fomanđehit.

Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: polietilen (PE), polipropilen (PP), polistiren (PS), poli(vinyl clorua) (PVC), poli(vinyl axetat) (PVA), poli(metyl metacrylat) (PMMA), poli(tetrafloetilen) (teflon), Nilon – 6 (capron), tơ nitron (olon), cao su isoprene, cao su clopren, cao su buna.

Lưu ý:

+ Đồng trùng hợp: Cao su buna – N, cao su buna – S.

+ Nilon – 6 (capron): cả trùng hợp và trùng ngưng.

Nguồn gốc polime:

+ Thiên nhiên: Bông, len, tơ tằm, cao su thiên nhiên, xenlulozơ, protein,..

+ Tổng hợp: Nilon – 6, Nilon – 7, Nilon 6,6, tơ lapsan, tơ olon, tơ clorin, poli vinylic (tơ vinylon), PE, PS, PP, PVC, PVA, PMMA, Teflon, PPF, cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N, cao su isoprene, cao su clopren, keo ure fomanđehit.

+ Nhân tạo: Tơ visco, tơ axetat, tơ nitrat (xenlulozơ nitrat).

Cấu trúc polime:

+ Phân nhánh: Amilopectin, glycogen,…

+ Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,

+ Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.

Monome được hình thành các polime trên là:

+ Nilon-6: axit e-aminocaproic: H2N(CH2)5COOH.

+ Nilon-7: axit w-aminoenantoic: H2N(CH2)6COOH.

+ Lapsan: đồng trùng ngưng axit terephtalic p-HOOC-C6H4-COOH và etylenglycol C2H4(OH)2.

+ Nilon-6,6: đồng trùng ngưng axit ađipic HOOC-(CH2)4-COOH và hexamylenđiamin: H2N(CH2)6NH2.

+ Thủy tinh hữu cơ: trùng hợp monome: CH2=C(CH3)COOCH3.

Phân tử khối của các polime:

+ Nilon-6, capron: 113

+ Nilon-7 (tơ enang): 127.

+ Nilon-6,6: 226.

+ Lapsan: 192.

3. Thủy phân cacbohiđrat

Các monosaccarit không bị thủy phân: glucozơ, fructozơ.

Các đisaccarit bị thủy phân: mantozơ, saccarozơ.

Các polisaccarit bị thủy phân: tinh bột, xenlulozo. Thủy phân thu được glucozơ.

4. Quy tắc cộng HX vào anken, ankađien bất đối xứng

Sản phẩm chính: điện tích (+) (nguyên tử H) vào cacbon có H nhiều hơn, còn điện (-) vào cacbon có H ít hơn.

Sản phẩm phụ: ngược lại.

Lưu ý: Cứ nhớ phần nào của liên kết bội có nhiều H hơn thì H của HX cộng vào đó, phần X cộng vào phía bên kia.

5. Quy tắc tách HX, tách nước ở ancol

Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen (hoặc tách H2O ở ancol), nguyên tử halogen X (nhóm OH) ưu tiên tách cùng với H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh (sản phẩm chính). Sản phẩm phụ ngược lại.

6. Các trường hợp ancol không bền (không tồn tại các ancol có công thức như này)

TH1: 2 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bậc 1, chuyển hóa thành anđehit

R – CH (OH)2 → RCHO + H2O

TH2: 2 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bậc 2, chuyển hóa thành xeton

R – C (OH)2 – R’ → R – CO – R’ + H2O

TH3: 3 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bậc 1, chuyển hóa thành axit cacboxylic

R – C (OH)3 → RCOOH + H2O

TH4: Nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C ở liên kết đôi, chuyển hóa thành anđhit

R – CH=CH – OH → RCH2CHO + H2O

Mời các bạn ấn link TẢI VỀ miễn phí bên dưới để xem chi tiết đầy đủ nội dung tài liệu

..................................................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Trọng tâm kiến thức hóa học hữu cơ, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa 12

    Xem thêm