Tỷ suất, khối lượng giá trị thặng dư và ý nghĩa của nó
Tỷ suất, khối lượng giá trị thặng dư và ý nghĩa của nó được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Tỷ suất, khối lượng giá trị thặng dư và ý nghĩa của nó
Tỷ suất giá trị thặng dư
+ Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
+ Công thức: nếu ký hiệu m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, m là giá trị thặng dư, v là tư bản khả biến, thì m’ được xác định bằng công thức:
+ Ý nghĩa:
* Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.
* Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình.
Do đó, có thể biểu thị tỷ suất giá trị thặng dư theo một công thức khác:
* Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Để phản ánh quy mô bóc lột, C. Mác sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.
Khối lượng giá trị thặng dư
+ Khái niệm: Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng.
+ Công thức: nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư, V là tổng tư bản khả biến, thì M được xác định bằng công thức: M = m’. V
+ Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng. Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột.
-----------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tỷ suất, khối lượng giá trị thặng dư và ý nghĩa của nó. Bài viết cho chúng ta thấy được các khái niệm, đặc điểm của lợi nhuận, sự khác nhau và giống nhau của lợi nhuận và giá trị thặng dư, khái niệm công thức của khối lượng giá trị thặng dư...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tỷ suất, khối lượng giá trị thặng dư và ý nghĩa của nó. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính có trong bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.