Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

VnDoc xin giới thiệu bài Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Quá trình sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Trên thực tế nhà tư bản luôn luôn tìm cách nâng cao trình độ bóc lột để thu được thật nhiều giá trị thặng dư. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân.

– Khái niệm: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội, trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

Ví dụ: Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Điều đó có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:

Nếu nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu không thay đổi, vẫn là 4 giờ. Khi đó ngày lao động được chia như sau:

Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. Trước đây tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, thì bây giờ là 150%.

– Xu hướng của các nhà tư bản là ra sức kéo dài ngày lao động đến cực độ. Nếu có thể thì họ bắt công nhân làm 24 giờ một ngày. Họ đã bỏ tiền ra mua sức lao động trong một ngày thì họ muốn sử dụng hàng hoá mua được suốt cả ngày đó. Nhưng ngày lao động không thể kéo dài quá 24 giờ và không có một ai có thể làm việc được suốt 24 giờ. Vì người công nhân cần phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí…. để phục hồi sức khoẻ. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân.

– Giai cấp tư sản muốn kéo dài ngày lao động, còn giai cấp công nhân lại muốn rút ngắn thời gian lao động. Do đó, độ dài ngày lao động có thể co giãn và việc xác định độ dài ấy tuỳ thuộc vào so sánh lực lượng trong cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp nói trên. Điểm dừng của độ dài ngày lao động là điểm mà ở đó lợi ích kinh tế của nhà tư bản và lợi ích kinh tế của người lao động được thực hiện theo một thỏa hiệp tạm thời.

– Khi độ dài ngày lao động đã được xác định, nhà tư bản lại tìm cách tăng cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ lao động có nghĩa là chi phí nhiều sức lao động hơn trong một khoảng thời gian nhất định, nên vẻ thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động. Vì vậy, kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động là hai biện pháp để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối với các khái niệm, đặc điểm của quá trình sản xuất giă trị tặng dư tuyệt đối...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 241
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm