Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Vai trò của tài chính doanh nghiệp được chúng tôi tổng hợp và sưu tầm nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp (vốn là một loại hàng hóa và có giá cả của nó)

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng. Để thỏa mãn nhu cầu đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho xã hội, do vậy doanh nghiệp phải dùng công cụ tài chính huy động tối đa các vốn trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của mình.

Nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện này thì phải tăng cường đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động hạ thấp chi phí, giá thành, giá bán hàng.

TCDN phải thật tiết kiệm vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh luôn gắn liền với phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiết kiệm vốn đầu tư đồng nghĩa với đầu tư đúng hướng.

Mặc khác trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh đòi hỏi phải mang lại hiệu quả của vốn thì doanh nghiệp mới đạt được mục đích đầu tư tức là có lợi nhuận để mở rộng quy mô kinh doanh.

Doanh nghiệp tổ chức huy động phải đảm bảo sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc sử dụng vốn được đánh giá thông qua:

- Việc bảo toàn và phát triển thông qua việc đạt lợi nhuận kỳ vọng.

- Làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và nâng cao thu nhập cho người lao động.

2. Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp

Các chính sách tài chính mà doanh nghiệp có thể sử dụng để kích thích các hoạt động kinh tế như:

- Chính sách tiền lương

- Tiền thưởng

- Chính sách khuyến khích vật chất …

3. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Việc kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm các mục tiêu sau:

- Đảm bảo đủ vốn cho quá trình kinh doanh.

- Sử dụng vốn có hiệu quả.

- Chi phí và giá thành sản phẩm.

- Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Vai trò của tài chính doanh nghiệp về tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp, tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Vai trò của tài chính doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc nhiều ngành nghề khác của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 46
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm