Vai trò và mục tiêu nghiên cứu thị trường của dự án
VnDoc xin giới thiệu bài Vai trò và mục tiêu nghiên cứu thị trường của dự án được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Lập và phân tích dự án đầu tư để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Vai trò và mục tiêu nghiên cứu thị trường của dự án
1. Vai trò
Nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn, nó cho phép người soạn thảo phân tích đánh giá cung cầu thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu thị trường trong tương lai về loại sản phẩm của dự án. Kết quả nghiên cứu thị trường cho phép người soạn thảo đi đến quyết định có nên đầu tư không và xác định qui mô đầu tư cho thích hợp. Bởi vì dự án chỉ được thực hiện hay chấp nhận khi đạt được hiệu quả.
Qua quá trình nghiên cứu thị trường, nhà đầu tư sẽ đánh giá chính xác hơn triển vọng của những cơ hội đầu tư ban đầu thông qua việc xác định chính xác, rõ ràng, cụ thể hơn về cung - cầu sản phẩm của dự án trong hiện tại, tiềm năng phát triển của thị trường trong tương lai, các yếu tố kinh tế và phi kinh tế tác động đến nhu cầu của thị trường; các biện pháp xúc tiến giúp cho việc tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm (bao gồm chính sách giá cả, hệ thống phân phối, bao bì, quảng cáo,…); khả năng cạnh tranh của sản phẩm với các sản phẩm hiện có trên thị trường và các sản phẩm có thể xuất hiện sau này;…
Phân tích về phương diện thị trường là một trong những công việc đầu tiên và quan trọng nhất khi xây dựng dự án. Kết quả phân tích thị trường là cơ sở cho những quyết định của nhà đầu tư về các nội dung quan trọng khác của dự án như: quyết định về công suất sản xuất; lựa chọn địa điểm thực hiện dự án; lựa chọn máy móc, trang thiết bị; xác định nhu cầu vốn đầu tư; xác định mô hình tổ chức quản lý của dự án; nhu cầu lao động;… phù hợp với khả năng của nhà đầu tư.
Mục đích của nghiên cứu thị trường là xác định các nhu cầu thực tế cả về bản chất lẫn định lượng của thị trường đối với một hay một nhóm dịch vụ hay sản phẩm (gọi tắt là sản phẩm đầu tư hay “SPĐT”) và khả năng chi trả của thị trường cho SPĐT trong quan hệ tương hỗ cung và cầu từ đó xác định đúng đắn các tiêu chí SPĐT giúp dự án có hiệu quả cao nhất.
Trong bước chuẩn bị đầu tư, định hình SPĐT là nội dung quan trọng nhất do đó nó phải được thực hiện thật t mỉ và chính xác làm cơ sở cho các bước đầu tư tiếp theo. Yêu cầu nghiên cứu SPĐT tỉ mỉ và chính xác ngay ở những bước chuẩn bị đầu tiên là bởi những bước đi tiếp theo thường liên quan đến những khoản chi phí thực tế rất lớn và việc quyết định dừng đầu tư sớm cho các SPĐT kém hiệu quả là tránh cho chủ đầu tư những tổn thất lớn về sau.
2. Mục tiêu
Nghiên cứu thị trường sản phẩm của dự án nhằm xác định được thị phần mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh trong tương lai và cách thức chiếm lĩnh đoạn thị trường đó. Để thực hiện được mục tiêu này, nghiên cứu thị trường cần bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Phân tích và đánh giá thị trường tổng thể;
- Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu của dự án;
- Xác định sản phẩm của dự án;
- Dự báo cung cầu thị trường sản phẩm của dự án trong tương lai;
- Lựa chọn các biện pháp tiếp thị và khuyến mại cần thiết giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ của dự án được thuận lợi (bao gồm cả chính sách giá cả, hệ thống phân phối, các vấn đề về quảng cáo, mẫu mã bao bì...)
- Phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của dự án.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Vai trò và mục tiêu nghiên cứu thị trường của dự án về vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn, nó cho phép người soạn thảo phân tích đánh giá cung cầu thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu thị trường trong tương lai về loại sản phẩm của dự án...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Vai trò và mục tiêu nghiên cứu thị trường của dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.