Vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
VnDoc xin giới thiệu bài Vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
Câu hỏi: Vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
- Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
- Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
- Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.
- Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án đúng: C
1. Giun đũa là gì?
Tên khoa học của giun đũa là Ascaris lumbricoides.
Giun đũa là loại ký sinh trùng gây bệnh ở người có kích thước lớn. Giun cái trưởng thành dài từ 20 đến 27 cm, giun đực dài từ 15 đến 20cm. Giun trưởng thành hình ống, thân tròn, đầu và đuôi thon nhọn, có màu trắng hoặc hơi hồng.
Cấu tạo ngoài của giun đũa
- Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm
+ Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong
+ Con cái: to, dài
- Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ
Cấu tạo trong và di chuyển
* Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển
- Có khoang cơ thể chưa chính thức:
+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn
+ Tuyến sinh dục: dài cuộn khúc
* Di chuyển
- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế
- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh
- Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật
2. Ai có thể nhiễm giun đũa?
Khí hậu nóng ẩm của Việt Nam là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của giun đũa. Những vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất vệ sinh thô sơ, phân người bị thải trực tiếp ra đất hoặc dùng làm phân bón cho cây trồng, ao cá. Trứng giun sẽ phát triển trong đất và bám trên bề mặt rau củ quả.
Thói quen sinh sống của những vùng dân trí kém phát triển cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiễm giun đũa tỷ lệ cao. Ví dụ như: đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có phương tiện bảo hộ, không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc môi trường bẩn, sau khi đi vệ sinh, và tập quán ăn rau sống,...
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm giun đũa nhiều hơn người lớn.
3. Triệu chứng bệnh giun đũa như thế nào?
Biểu hiện của nhiễm giun đũa không đặc trưng, dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.
Ở trẻ em, triệu chứng có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.
Nếu có quá nhiều giun trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.
Nếu giun đi lạc chỗ lên phổi, người bệnh có thể đến khám vì lý do khò khè, khó thở mạn tính hay biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao.
Một số trường hợp hiếm gặp là thấy được giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay bắt gặp giun chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ hay ho, sặc.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Vì sao khi kí sinh trong ruột non giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.