Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4 - Mẫu 1
Ở bài 4, em đã được học nhiều câu tục ngữ hay về ý chí, nghị lực. Trong đó em có ấn tượng sâu sắc nhất với câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”. Câu tục ngữ này sử dụng hình ảnh so sánh, ví von rất độc đáo và ấn tượng để nhấn mạnh mối quan hệ giữa thất bại và thành công. Theo đó, những lần thất bại chính là tiền đề để tạo nên thành công sau này. Bởi vì mỗi lần thất bại, chúng ta sẽ hiểu được bản thân còn thiếu sót ở đâu để rút kinh nghiệm và chuẩn bị đầy đủ hơn cho những cơ hội sau đó. Câu tục ngữ đã lan tỏa tới em một niềm tin lạc quan hơn, vực dậy ý chí sau những lần thất bại. Điều đó đã giúp em rất nhiều trong học tập, đặc biệt là với môn Toán. Những bài toán khó giờ đây đã chẳng khiến em nản chí, bỏ cuộc khi lần đầu giải không ra đáp án. Trái lại, em lại càng thêm nỗ lực, tìm kiếm các cách giải mới, nhằm tìm ra đáp án. Đó chính là nhờ sự lan tỏa của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4 - Mẫu 2
Câu tục ngữ “Thắng không kiêu, bại không nản” đã để lại cho em nhiều suy nghĩa và ấn tượng sâu đậm nhất trong số các câu tục ngữ mà em đọc được ở Bài 4. Với cách ngắt nhịp 3/3 và điệp từ “không”, câu tục ngữ đã nhấn mạnh với người nghe hai điều không nên làm ứng với hai thái cực trong cuộc sống. Rằng người thắng chớ nên kiêu căng, ngạo mạn, còn người thua thì không nên nản chí, chán nản. Đây là lời khuyên rất ý nghĩa và thiết thực, được đúc kết từ kinh nghiệm sống của các bậc cha ông. Bởi đã có những trường hợp do quá ngạo mạn, ỷ y với chiến thắng mà sau này vấp phải thấp bại thảm hại, hoặc ngủ quên luôn trên chiến thắng đó. Và cũng có người vì nản chí sau thất bại, mà không tiếp tục cố gắng, luôn cảm thấy tự ti, bỏ qua các cơ hội sau này. Vì thế, chúng ta cần phải giữ trạng thái cân bằng về cảm xúc, không để thắng - bại điều khiển ý chí của mình. Dù là lúc nào cũng luôn để ý chí của bản thân trong trạng thái tích cực nhất. Bài học ý nghĩa đó được câu tục ngữ “Thắng không kiêu, bại không nản” gói ghém lại và nhắn nhủ với mọi người thật dễ hiểu và dễ nhớ.
- Câu hỏi này thuộc bài: Góc sáng tạo: Có công mài sắt có ngày nên kim lớp 5 Cánh Diều