Xây dựng chương trình

Xây dựng chương trình được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm

Chương trình là một chuỗi các công việc được lập sẵn, khi tổ chức thực hiện ta sẽ làm theo những công việc đó để hạn chế cao nhất những sai sót có thể xảy ra.

2. Vai trò

  • Định hướng công việc
  • Giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra

3. Các căn cứ xây dựng chương trình

Các công việc chủ yếu cần chuẩn bị cho quá trình tổ chức sự kiện bao gồm:

  • Các thủ tục hành chính cho phép tiến hành sự kiện, hoặc các hoạt động trong sự kiện.
  • Các công việc có liên quan đến khách mời tham gia sự kiện
  • Chuẩn bị các nội dung cơ bản, tài liệu
  • Lao động
  • Trang thiết bị
  • Quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện

Do các công việc này tương đối đa dạng lại thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau nên nhà tổ chức sự kiện cần phải có một bảng tiến độ chi tiết cho từng hạng mục công việc. Việc lập tiến độ do cán bộ quản lý sự kiện chỉ đạo, hoặc trực tiếp thực hiện. Quy trình lập tiến độ bao gồm các bước cơ bản:

  1. Phân tích bảng danh mục mô tả các hạng mục công việc trong sự kiện
  2. Xác định khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị cho từng công việc
  3. Hệ thống hóa về công việc và thời gian trong các công tác chuẩn bị
  4. Tổng hợp thành bảng tiến độ cho công tác chuẩn bị sự kiện

Để lập tiến độ đòi hỏi người thực hiện phải có hiểu biết thực tế, hệ thống về các công tác chuẩn bị sự kiện, ngoài ra cần phải sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết như:

  • Bảng danh mục các hoạt động tổ chức sự kiện
  • Bản chương trình, kế hoạch tổ chức sự kiện
  • Bảng viết (để tiến hành thảo luận nhóm)
  • Mẫu tiến độ chuẩn bị tổ chức sự kiện

4 . Nội dung chương trình

  • Thời lượng chương trình
  • Ý nghĩa chủ đề
  • Nội dung nghệ thuật: hát bài gì, mặc đồ gì?...
  • Thể thức thực hiện: ca, múa, hài kịch, cải lương
  • Các nghệ sĩ, nhạc sĩ trong chương trình

Đối tượng và thể thức thực hiện

  • Đối tượng: du khách trong và ngoài nước, nhà đầu tư,…
  • Thể thức thực hiện: trực tiếp, gián tiếp
  • Kinh phí - Doanh nghiệp, cá nhân tài trợ
  • Đơn vị tham gia

Đối với một chương trình nghệ thuật

Một chương trình nghệ thuật có thể được chia thành nhiều phần khác nhau, mỗi chương trình được truyền tải nhất định và có mối quan hệ móc xích không thể tách biệt nhằm góp phần diễn đạt ý nghĩa chủ đề và nghệ thuật của chương trình.

Thông thường mỗi chương trình thường có tiêu đề riêng, tiêu đề được chọn làm sao cho gợi lên một ý tưởng nghệ thuật nhằm tạo sự liên tưởng cho người tiếp nhận, đồng thời chọn các tiết mục trong chương trình đó phù hợp với chủ đề của chương trình

Phần mở đầu, cao trào và kết thúc chương trình có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định thành bại của chương trình. Phần mở đầu và kết thúc chương trình là dấu ấn có ý nghĩa quyết định giá trị nghệ thuật của chương trình, những tiết mục ở vị trí đó thường là những tiết mục hoành tráng hoặc ấn tượng.

Phần mở và kết chương trình phải tạo được ấn tượng khắc họa đậm nét hình tượng nghệ thuật và nội dung của chương trình đạt tính thẩm mĩ cao kể cả yếu tố kĩ xảo.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Xây dựng chương trình về khái niệm và vai trò của việc xây dựng chương trình, các căn cứ xây dựng chương trình và nội dung chương trình...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Xây dựng chương trình. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 60
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm