Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Xưng hô trong hội thoại

Xưng hô trong hội thoại - Ngữ văn 9

Xưng hô trong hội thoại được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng kiến thức cơ bản nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

I – Kiến thức cơ bản

1. Xưng hô trong hội thoại là vấn đề rất quan trọng đối với người Việt Nam. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm. Đó là đặc điểm nổi bật của tiếng Việt.

2. Trong giao tiếp, người Việt có thể dùng từ ngữ xưng hô như sau:

– Xưng hô bằng đại từ:

+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ,… (số ít); chúng tôi, chúng tao,… (số nhiều).

+ Ngôi thứ hai: mày, mi,… (số ít); chúng mày, bọn bay,… (số nhiều).

– Xưng hô bằng tên riêng: Ví dụ: Trang còn nhớ chùm ổi này không?

– Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình: ông, ba, bác, chú, cô, thím, anh, chị, em,…

– Xưng hô bằng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giáo sư, thầy giáo, bác sĩ, giám đốc,…

– Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, cậu (tớ),…

Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Xưng hô trong giao tiếp thể hiện văn hoá của người Việt. Người Việt có truyền thống “xưng khiêm hô tôn”.

II-LUYỆN TẬP

1. Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô trong bài ca dao sau:

Mình nói với ta mình hãy còn son,

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò.

Con mình những trấu cùng tro,

Ta đi xách nước rửa cho con mình.

2. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn tự xưng là ta và gọi các tướng sĩ là các ngươi. Cách xưng hô đó có ý nghĩa như thế nào?

3. Cách xưng hô được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyên có gì đặc biệt?

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời di vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

4. Nhận xét về cách xưng hô của nhân vật ông giáo và nhân vật lão Hạc trong đoạn trích sau:

Tôi vui vẻ bảo:

– Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

– Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác…

– Việc gì còn phải chờ khi khác?… Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm…

– Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc…

(Nam Cao)

5. Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (Ngữ văn 9, tập hai), nhân vật trữ tình có sự thay đổi trong xưng hô. Theo em, vì sao có sự thay đổi đó?

Gợi ý

1. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt hết sức phong phú. Đại từ ta khi là ngôi thứ nhất số ít, khi là ngôi thứ nhất số nhiều (như chúng ta). Đại từ mình khi là ngôi thứ nhất số ít, khi là ngôi thứ hai số ít. Trong bài ca dao trên, người nói là người con trai tự xưng là ta – ngôi thứ nhất số ít – và gọi người nghe (cô gái) là mình – ngôi thứ hai số ít. Ta – mình là cặp đại từ xưng hô đặc biệt trong tiếng Việt, biểu hiện tình cảm rất thân thiết, trìu mến và bình đẳng giữa người nói và người nghe.

2. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc. Tuấn xưng ta – đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít và gọi tướng sĩ dưới quyền là cúc ngươi – ngôi thứ ba số nhiều. Đó là cách xưng hô của người bề trên (như vua, vương hầu, quan lại,…) với bề dưới (tướng dưới quyền, quân sĩ,…) trong xã hội phong kiến. Cách xưng hô đó biểu hiện quyền uy, vị trí xã hội cao của người nói đối với người nghe.

3. Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, người nói gọi người bạn già lâu ngày gặp lại là bác và xưng ta.

– Đại từ bác là từ chỉ quan hệ gia đình, thường dùng trong cặp đôi bác – cháu, ở đây có hiện tượng thay ngôi (gọi thay cho con cháu trong nhà), tạo không khí gần gũi, thân mật, coi người bạn như người ruột thịt trong gia đình.

– Đại từ ta: Trong câu “Bác đến chơi đây, ta với ta!” có thể hiểu từ ta thứ nhất là người nói, ở ngôi thứ nhất số ít; từ ta thứ hai là người nghe, ở ngôi thứ hai số ít. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của bài thơ, có thể hiểu ngược lại hoặc hiểu theo nghĩa là ngôi thứ nhất số nhiều. Ta là một nhưng cũng là hai, tuy hai nhưng là một. Cách dùng từ xưng hô như vậy đã xoá đi khoảng cách trong giao tiếp, thể hiện được tình cảm gắn bó thân thiết của hai người bạn già.

4. Trong đoạn trích cũng như trong truyện Lão Hạc, nhân vật ông giáo ít tuổi hơn nên xưng hô với lão Hạc là tôi – cụ; còn lão Hạc lại xưng hô tôi – ông, ông giáo. Nhân vật ông giáo chọn cách xưng hô với lão Hạc theo tuổi tác, thể hiện thái độ tôn kính, lễ phép với người cao tuổi. Lão Hạc gọi ông giáo, một người ít tuổi hơn nhưng có địa vị xã hội cao hơn, bằng từ chỉ quan hệ tuổi tác ông và từ chỉ nghề nghiệp ông giáo, thể hiện thái độ tôn trọng, kính nể. Cách xưng hô đó đã xác lập rõ quan hệ xã hội và quan hệ tuổi tác giữa hai người tham gia giao tiếp.

Cách xưng hô của hai nhân vật trong truyện cũng là cách xưng hô thường gặp trong cuộc sống.

5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có sự thay đổi trong cách xưng hô ở phần đầu bài thơ, nhân vật trữ tình tự xưng là tôi (Tôi đưa tay tôi hứng), từ giữa đến cuối bài thơ lại chuyển thành ta (Ta làm con chim hót). Tôi là đại từ chỉ ngôi nhân xưng thứ nhất số ít, có tính cụ thể, xác định. Ta vừa chỉ ngôi nhân xưng thứ nhất số ít, vừa có nghĩa như ngôi thứ nhất số nhiều. Sự thay đổi cách xưng hô đó thể hiện sự chuyển đổi trong nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình, sự hoà nhập và đóng góp của “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của cả cộng đồng để làm nên mùa xuân của đất nước, của cuộc đời.

....................................

Ngoài Xưng hô trong hội thoại. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu học lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm