Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Bài 19: Thanh âm của núi - Kết nối tri thức

Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Bài 19 Thanh âm của núi -  Kết nối tri thức Tập 1 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong SBT Tiếng Việt lớp 4 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối.

Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

A. Luyện tập về biện pháp nhân hóa lớp 4 

Câu 1 trang 66 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức

Đọc các đoạn văn, đoạn thơ ở bài tập 1 ((SHS Tiếng Việt 4, tập 1 trang 87) thực hiện yêu cầu nêu trong bảng.

ĐoạnVật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóaTìm và viết các chi tiết thể hiện cách nhân hóa
Gọi vật, hiện tượng, tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.
a
b
c

Trả lời:

ĐoạnVật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóaTìm và viết các chi tiết thể hiện cách nhân hóa
Gọi vật, hiện tượng, tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.
achim rừngrủ nhau về
cào càogiã gạo
hạtníu, nhờ
gióchị giómách tin, đến từng ngõ từng nhà
brặng phi laovật vã, chao đảo, không chịu gục, vi vu reo hát chào LyLớn mau lên, lớn mau lên nhé!
cchích chòethím chích chòenhanh nhảu
khướuchú khướulắm điều
chào màoanh chào màođỏm dáng
cu gáybác cu gáytrầm ngâm

Câu 2 trang 67 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức

Em thích hình ảnh nhân hóa nào trong đoạn thơ dưới đây? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hóa đó.

Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

(Đoàn Thị Lam Luyến)

Trả lời:

- Hình ảnh nhân hóa:

  • gà mái hoa mơ (được gọi bằng từ ngữ chỉ người: nàng)
  • chuối mật (được gọi bằng từ ngữ chỉ người: bà)
  • ngô bắp ((được gọi bằng từ ngữ chỉ người: ông)

- Tác dụng: các hình ảnh nhân hóa giúp sự vật dược nhân hóa (gà mái, chuối mật, ngô bắp) trở nên gần gũi hơn với người đọc, đồng thời giúp câu thơ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn

Câu 3 trang 67 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức

Đặt 2-3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.

M: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.

Trả lời:

HS tham khảo tại đây:

B. Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4

Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Câu 1 trang 67 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức

Dựa vào các ý đã tìm được ở trang 64, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời: 

HS tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đâu:

Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 Hay Chọn Lọc

Câu 2 trang 68 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức

Đọc đoạn văn em đã viết, đánh dấu (x) vào ô trống trước những tiêu chí mà bài làm của em đạt được.

☐ Nội dung đoạn văn tưởng tượng kết nối với câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

☐ Những điều tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.

☐ Cách viết mở đầu hoặc kết thúc mới mẻ, hấp dẫn.

☐ Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

Câu 3 trang 68 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Kết nối tri thức

Sửa lỗi đoạn văn (nếu có).

C. Vận dụng lớp 4

Chia sẻ với người thân về nội dung tưởng tượng trong đoạn văn mà em đã viết. Ghi lại ý kiến của người thân hoặc viết lại những câu văn em muốn chỉnh sửa cho hay hơn.

------------------------------------------------------------------

>> Bài tiếp theo

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4, Tập làm văn lớp 4Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn. Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4.

Đánh giá bài viết
7 995
Sắp xếp theo

    Giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 Kết nối

    Xem thêm