Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

12 mẹo nhỏ để làm nên 1 tiết dạy hiệu quả nhất

Mẹo nhỏ để làm nên 1 tiết dạy hiệu quả nhất

12 mẹo nhỏ để làm nên 1 tiết dạy hiệu quả nhất giúp các thầy cô giúp các thầy cô có thêm kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy tốt và hiệu quả nhất khi đứng lớp. Sau đây mời các thầy cô cùng tham khảo.

Đối với các giáo viên khi đứng lớp luông mong muốn tạo ra một buổi học đầy hứng thú, mới mẻ, thu hút các em học sinh. Một tiết học hiệu quả thì học sinh mới có thể tiếp thu nhanh các kiến thức. Dưới đây là các phương pháp giảng bài hay tạo hứng thú cho các em học sinh, các thầy cô cùng theo dõi nhé.

12 mẹo nhỏ giúp Giáo viên làm nên một tiết dạy tuyệt vời

Kinh nghiệm dạy học hiệu quả

Để có một bài giảng hay, sáng tạo cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau:

Thứ nhất, chúng ta không nên áp dụng phương pháp kiểm tra bài cũ truyền thống trước đây, đó là 1 tiết học chỉ gọi 3 – 4 học sinh, còn những học sinh khác thì lại làm việc riêng. Khi kiểm tra đầu giờ, giáo viên nên đặt ra nhiều câu hỏi nhỏ, hay những hình ảnh minh họa với nhiều hình thức khác nhau, qua đó thu hút nhiều học sinh tham gia trực tiếp vào quá trình tái hiện kiến thức.

Thứ 2: Cần yêu cầu học sinh tìm tòi nhiều tài liệu để khám phá thêm nhiều kiến thức mới, vận dụng linh hoạt trong quá trình học tập. Trước khi lên lớp, giáo viên nên giới thiệu những cuốn sách đặc sắc, yêu cầu học sinh tìm hiểu.

Thứ 3: Khi giảng dạy, giáo viên cần xác định lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh hoạt động và tư duy nhiều hơn sẽ khiến tiết học của giáo viên đạt được hiệu quả cao hơn.

Thứ 4: Khi giảng cần có sự hợp tác, giao lưu hai chiều giữa thầy và trò. Nên có những câu hỏi mở đặt ra để kích thích sự tò mò khám phá của học sinh. Tránh các hình thức vấn đáp đơn thuần, nên sử dụng 1 số hình thức mới nhằm phát huy tính tức cực của người học.

Thứ 5: Cần phải biết điều chỉnh và phân phối thời gian hợp lí để không bị cháy giáo án thông qua 1 sơ đồ giảng dạy và phân phối thời gian.

Thứ 6: Trong 1 tiết học không nên chỉ dạy kiến thức không mà cần xen kẽ những câu chuyện, những hoạt động trò chơi hợp lý.

Thứ 7: Không được tạo áp lực cho học sinh. Nếu học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên chưa thực sự hoàn thiện, giáo viên không nên sửa lỗi quá nhiều, tránh ảnh hưởng đến tâm trạng của học sinh và thậm chí còn khiến học sinh không muốn chú tâm vào bài nữa.

Thứ 8: Một kĩ năng nhỏ nhưng cũng nên chú ý, chúng ta nên nhớ tên của học sinh để khi gọi học sinh lên bảng học sinh sẽ cảm thấy được quan tâm hơn.

Thứ 9: Thiết kế bài giảng một cách khoa học và hợp lí và luôn thoát ly giáo án để tránh trùng lắp quá nhiều, giáo viên không còn hứng thú nữa.

Thư 10: Tâm thế của người thầy, cô giáo lúc nào cũng phải thoái mái và sẵn sàng truyền kiến thức cho học sinh. Tâm thế sẵn sàng thì bài giảng mới hay được.

Thứ 11: Nên có những lời khen, động viên đối với học sinh vì đó là liều thuốc hữu hiệu giúp các em hứng khởi hơn khi học tập.

Thứ 12: Cần thay đổi khẩu vị khi giảng dạy. Giáo viên không thể cứ dập khuôn máy móc theo 1 kiểu giảng dạy mà cần luôn luôn phải thay đổi.

>> Tham khảo thêm:  20 điều giáo viên cần nhớ của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên làm gì để có tiết dạy hiệu quả

Tiết dạy tốt phải là tiết dạy dễ hiểu, rõ ràng, rành mạch, có trật tự, làm cho học sinh hứng thú, chăm chú nghe giảng một cách tập trung. Dạy xong, học sinh nắm vững nội dung bài giảng, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, ứng dụng làm được bài tập, nếu là môn khoa học tự nhiên. Với các môn như tiếng Việt, Lịch sử… ngoài việc hiểu bài, cảm nhận đầy đủ, sâu sắc nội dung, các em còn lắng đọng suy tư về những ý tưởng, về các sự kiện, về những tình cảm cao đẹp của các hình tượng, nhân vật trong bài học mà giáo viên đã truyền đạt. Do đó, để dạy được tốt, giáo viên phải đối mặt với nhiều yêu cầu và đòi hỏi về nhiều mặt, không chỉ một tiết dạy mà cả một đời dạy học, một “cái nghiệp” mà mình đã chọn. Muốn vậy chúng ta cần phải là:

1. Giáo viên có kiến thức sâu và rộng về bộ môn của mình

Để có được một tiết dạy thành công thì yếu tố đầu tiên và căn bản nhất mà người giáo viên cần có đó chính là vốn kiên thức sâu rộng về bộ môn mà mình đảm nhiệm, để có thể "lớn hơn học sinh một cái đầu" và để "biết mười mà dạy một".

Hơn nữa, nắm rõ và hiểu sâu sắc vấn đề khi giảng dạy lối trình bày của giáo viên sẽ trở nên rành mạch, biết chính xác cái nào nên nói trước, cái nào nói sau. Bên cạnh đó, cách nói đầy tự tin của giáo viên là một trong những yếu tố giúp tiết dạy trở nên thu hút với học sinh hơn.

2. Nắm vững các phương pháp giảng dạy

Để có một tiết dạy thành công giáo viên cần phải sáng tạo, biết cách lồng ghép và đan xen các phương pháp dạy học phù hợp với các tiết dạy khác. Bởi lẽ việc sử dụng một phương pháp dạy học đơn điệu dễ gây cho học sinh nhàm chán vì vậy sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ khi ta cung cấp cho học sinh các kiến thức của môn khoa học ta thường tiến hành thí nghiệm, khi học những nội dung về địa phương thì phương pháp điều tra lại có hiệu quả hơn cả... Cho nên để dạy tốt cần nắm vững các phương pháp và biết cách sử dụng phù hợp.

3. Biết cách phân phối thời gian hợp lý

Mỗi tiết dạy sẽ có thời gian là 45 phút và trong khoảng thời gian đó, giáo viên bắt buộc phải thực hiện đầy đủ năm bước lên lớp như một quy trình khép kín của một tiết dạy, mỗi bước đều có một ý nghĩa khoa học và tác dụng nhất định. Không nhất thiết tiết học nào cũng đủ năm bước như nhau mà tùy từng bài cụ thể, tùy tình hình thực tế của lớp mà thực hiện sao cho phù hợp. Và điều quan trọng nhất là phải phân bố thời gian hợp lý cho từng bước. Cần xác định cho được đâu là nội dung trọng tâm của bài, để dành thời gian thích đáng. Có như vậy mới tránh được miên man sa đà vào những phần phụ.

4. Quan tâm đến học sinh của mình

Trong một lớp học không phải tất cả các em học sinh đều có chung một trình độ, có học sinh rất giỏi nhưng cũng không ít học sinh trung bình thậm chí là yếu kém. Bên cạnh đó sự khác biệt vè tâm sinh lý cũng khiến cho học sinh có cái nhìn về một vấn đề không hoàn toàn giống nhau. Có em hay lơ đãng, thiếu tập trung, có em tiếp thu chậm, có em “ngồi nhầm lớp”… Vì vậy, là một người giáo viên, ta vẫn phải có trách nhiệm quan tâm đến tất cả các em dù chỉ dạy một tiết, dù không phải giáo viên chủ nhiệm. Có thể bằng nhiều cách, bất chợt hỏi một câu để “đánh thức” một em đang lơ đãng, hay đặt một câu hỏi để kiểm tra em tiếp thu chậm, hoặc hỏi cả lớp xem có nội dung nào chưa hiểu để giảng lại kỹ hơn…

---------------------------------

12 mẹo nhỏ để làm nên 1 tiết dạy hiệu quả giúp các thầy cô có thêm nhiều mẹo dạy học hay và hiệu quả, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao. Từ đó tạo hứng thú cho các em học sinh cho mỗi buổi học và sự gắn bó liên kết với thầy cô để tiết học đạt hiệu quả cao nhất.

Các thầy cô tham khảo các quyền lợi, các chính sách về lương, giảng dạy của nhà giáo, tham khảo chuyên mục: Dành cho giáo viên. Chúc các thầy cô dạy tốt!

Đánh giá bài viết
17 34.334
Sắp xếp theo

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm