Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19 lớp 10 đầy đủ các môn

Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19 lớp 10 đầy đủ các môn đầy đủ các môn bao gồm các môn: Toán, Văn, Sinh, Vật lý, Tiếng Anh..được VnDoc sưu tầm cho các bạn học sinh tham khảo, ôn tập trong thời gian nghỉ dịch bệnh ở nhà. Sau đây là tài liệu mời các bạn tham khảo

Bài ôn tập nghỉ Covid - 19 môn Văn lớp 10

1. Lập dàn ý chi tiết thuyết minh về:

- Tác giả Nguyễn Trãi

Tham khảo: Tác giả Nguyễn Trãi

- Tác giả Nguyễn Du

Tham khảo: Thuyết minh tác giả Nguyễn Du

2. Đọc và tóm tắt truyện: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.

3. Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.

NỘI DUNG TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN 10/2

ÔN TẬP ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN& NLXH

A. LÝ THUYẾT

I. Phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt

Nhận diện qua mục đích giao tiếp

1

Tự sự

Trình bày, kể lại diễn biến sự việc

2

Miêu tả

Tái hiện trạng thái, sự vật, con người

3

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

4

Nghị luận

Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…

5

Thuyết minh

Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp…

6

Hành chính- công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người.

II. Biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ

Hiệu quả nghệ thuật (tác dụng nghệ thuật)

1. So sánh

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.

2. Ẩn dụ

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

3. Nhân hóa

Làm cho đối tượng không phải người hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng, tính cách và có hồn như con người.

4. Hoán dụ

Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

5. Điệp

Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm.

6. Nói giảm

Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng.

7. Nói quá

Tô đậm ấn tượng về sự vật, sự việc được nói đến.

8. Câu hỏi tu từ

Nhằm bộc lộ cảm xúc …

9. Đảo ngữ

Nhấn mạnh, gây ấn tượng về sự vật, sự việc nói đến.

10. Đối

Tạo sự cân đối cho lời nói, câu văn.

11. Im lặng (…)

Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

12. Liệt kê

Diễn tả cụ thể, toàn điện sự việc, sự vật.

III. Phong cách ngôn ngữ:

Phong cách ngôn ngữ

Đặc điểm nhận diện

1

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân.

- Gồm các dạng chuyện trò, nhật kí, thư từ…

2

Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)

Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

3

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.

4

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…

5

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

6

Phong cách ngôn ngữ hành chính

Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội (giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, nhân dân với các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)

IV. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản)

Các phép liên kết

Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ

Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa)

Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép thế

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép nối

Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước.

Tham khảo chi tiết tại: Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Ngữ văn lớp 10

Bài ôn tập nghỉ Covid - 19 môn Hóa học lớp 10

A_PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron ngoài cùng là:

A. ns2np3 B. ns2np5 C. ns2np4 D. ns2np6

Câu 2. Chọn đáp án đúng:

Các nguyên tố nhóm VIIA có đặc điểm:

A. Có tính chất hóa học khác nhau hoàn toàn, vì có cấu hình e khác nhau

B. Chỉ có nguyên tố Flo là nguyên tố thể hiện tính oxi hóa

C. Có tính chất hóa học tương tự nhau vì có số e lớp ngoài cùng giống nhau

D. Có tính chất hoàn toàn giống nhau

Câu 3. Chọn đáp án đúng

Trong các hợp chất, số oxi hóa phổ biến của các nguyên tố clo, brom, iot là:

A. -1, 0, + 2, +3, +5

B. -1, +1, +3, +5, +7

C. -1, 0, + 2, +7

D. -1, 0, +1, + 2, +3, +4, +5

Câu 4. Trong các phản ứng hóa học, halogen:

A. Chỉ thể hiện tính oxi hóa

B. Chỉ thể hiện tính khử

C. Thể hiện tính oxi hóa và tính khử

D. không thể hiện tính oxi hóa - khử

Câu 5. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?

A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.

B. Đều có tính oxi hóa mạnh.

C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.

D. Khử năng tác dụng với nước giảm dần tử F2 đến I2.

Tham khảo thêm tài liệu: Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài ôn tập nghỉ Covid - 19 môn Vật lý lớp 10

Bài 1: Một vật khối lượng m1 CĐ với v1 = 5m/s đến va chạm với m2 = 1kg, v2 = 1m/s. Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động với v = 2,5m/s. Tìm khối lượng m1. (Đs: 0,6kg)

Bài 2: Một khẩu súng M = 4kg bắn ra viên đạn m = 20g. Vận tốc của đạn ra khỏi nòng súng là 600m/s. Súng giật lùi với vận tốc V có độ lớn là bao nhiêu? (Đs: 3m/s)

Bài 3: Một khẩu pháo có m1 = 130kg được đặt trên 1 toa xe nằm trên đường ray m2 = 20kg khi chưa nạp đạn. Viên bi được bắn ra theo phương nằm ngang dọc theo đường ray có m3 = 1kg. Vận tốc của đạn khi ra khỏi nòng súng v0 = 400m/s so với súng. Hãy xác định vận tốc của toa xe sau khi bắn trong các trường hợp.

a. Toa xe ban đầu nằm yên. (Đs: 2,67m/s, chuyển động ngược chiều +)

b. Toa xe CĐ với v = 18km/h theo chiều bắn đạn (Đs: 2,3m/s, chuyển động cùng chiều +)

c. Toa xe CĐ với v1= 18km/h theo chiều ngược với đạn. (Đs: 7,67m/s, chuyển động cùng chiều +)

Bài 4: Một người có m1 = 50kg nhảy từ 1 chiếc xe có m2 = 80kg đang chạy theo phương ngang với v = 3m/s, vận tốc nhảy của người đó đối với xe là v0 = 4m/s. Tính V của xe sau khi người ấy nhảy trong 2 TH.

a. Nhảy cùng chiều với xe. (Đs: 0,6m/s)

b. Nhảy ngược chiều với xe. (Đs: 5,5m/s)

Bài 5: Một tên lửa khối lượng tổng cộng m0 = 70tấn đang bay với v0= 200m/s đối với trái đất thì tức thời phụt ra lượng khí m2 = 5 tấn, v2 = 450m/s đối với tên lửa. Tính Vận tốc tên lửa sau khi phút khí ra. (Đs: 234,6 m/s)

Tham khảo thêm tài liệu: Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Vật lý lớp 10

Bài ôn tập nghỉ Covid - 19 môn Tiếng Anh lớp 10

I. Find the word which has a different sound in the part underlined.

1. A. engagedB. favourableC. statusD. national
2. A. contrastB. forceC. fortuneD. Capricor

II. Choose the word which has a different stress pattern from the others.

3. A. superstitiousB. complicatedC. situatedD. interestingly
4. A. ritualB. diverseC. affectD. belief

III. Complete the questions about weddings in your culture with the correct form of the words below.

best man; reception; speech; anniversity; honeymoon;

bridemaids; guests; groom; bride; ceremony; marriage; couple

5. Where is the usually held: at home or in church?

6. Is there usually a after the ceremony?

7. Does the groom have a at the ceremony?

8. Does the bride have any_____________ with her?

9. How many are usually invited?

10. Do the couples traditionally go on their after the wedding?

IV. Complete the second sentence so that it has a similar meaning to the first sentence, using the superlative form of the adjectives given.

11. Mount Everest is higher than every mountain in the world. (high)

................................................................................

12. No ocean in the world is deeper than the Pacific. (deep)

Tham khảo chi tiết tại: Bài tập ở nhà tiếng Anh lớp 10 mới trong thời gian nghỉ dịch Corona (từ 24/02 - 29/02)

Bài ôn tập nghỉ Covid - 19 môn Sinh học lớp 10

1. Chu kì tế bào bao gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hoà chu kì tế bào.

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

2. Giai đoạn nào chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ tế bào?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

3. Kì trung gian được chia làm mấy giai đoạn?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

4. Trình bày diễn biến pha G1.

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

5. Trình bày diễn biến pha S.

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

6. Trình bày diễn biến pha G2.

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

7. Khi bị bệnh ung thư, các tế bào ung thư đã phân bào như thế nào?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

8. Nguyên phân được chia thành những giai đoạn nào?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

9. Phân chia nhân được chia thành những kì nào?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

10. Trình bày diễn biến kì đầu nguyên phân?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

11. Trình bày diễn biến kì giữa nguyên phân?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

12. Trình bày diễn biến kì sau nguyên phân?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

13. Trình bày diễn biến kì cuối nguyên phân?

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Tham khảo thêm tài liệu: Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Sinh học lớp 10

Bài ôn tập nghỉ Covid - 19 môn Địa lý lớp 10

Câu 1. Dựa vào kiến thức SGK, hãy cho biết có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp.

Câu 2. Cho bảng số liệu

Dân số và GDP một số quốc gia Đông Nam Á 2019

Quốc gia

Indonesia

Thái Lan

Malaysia

Singapore

Việt Nam

Dân số

(triệu người)

270

68

32

6

96

GDP

(tỉ USD)

1119

530

365

362

326

a) Vẽ biểu đồ cột đôi thể hiện dân số và GDP một số quốc gia Đông Nam Á 2019.

b) Nhận xét.

c) Tính thu nhập bình quân đầu người các nước trên (USD/người) – kẻ bảng và điển kết quả.

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Ngành nông nghiệp có vai trò

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

B. Cung cấp thiết bị, máy móc cho con người

C. Cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế

D. Vận chuyển người và hàng hóa.

Câu 2. Đất trồng là yếu tố không thể thay thế được trong nông nghiệp vì nó là

A. Tư liệu sản xuất.

B. Đối tượng lao động.

C. Quyết định cơ cấu cây trồng.

D. Khả năng phát triển nông nghiệp.

Tham khảo chi tiết: Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Địa lý lớp 10

Bài ôn tập nghỉ Covid - 19 môn Lịch sử lớp 10

I . Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc

1. Sự hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc

2. Tổ chức nhà nước

3. Đời sống kinh tế vật chất

4. Đời sống tinh thần

II . Quốc gia Champa và Phù Nam

BÀI TẬP:

VĂN LANG – ÂU LẠC

CHAMPA

PHÙ NAM

Sự thành lập

Thời gian tồn tại

Kinh đô

Kinh tế

Văn hóa – Xã hội

Tham khảo chi tiết tại: Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Lịch sử lớp 10

Với tài liệu được cập nhật liên tục các bạn tham khảo chi tiết tại: Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Corona các lớp Trung học phổ thông

Trên đây VnDoc đã chia sẻ đến các bạn học sinh chương trình lớp 10 ôn tập trong thời gian nghỉ dịch viêm phổi cấp. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ theo kịp chương trình lớp 10, đồng thời nắm chắc kiến thức, ngoài ra các bạn tham khảo thêm lịch học trực tuyến trên truyền hình lớp 10, chương trình học trực tuyến trên truyền hình Hà Nội

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

.........................................

Ngoài Bài ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19 lớp 10 đầy đủ các môn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 10

    Xem thêm