Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là nội dung ôn tập trong thời gian các bạn nghỉ ở nhà, gồm các câu hỏi trắc nghiệm giúp ích cho các bạn nắm chắc kiến thức Hóa lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

A_PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron ngoài cùng là:

A. ns2np3 B. ns2np5 C. ns2np4 D. ns2np6

Câu 2. Chọn đáp án đúng:

Các nguyên tố nhóm VIIA có đặc điểm:

A. Có tính chất hóa học khác nhau hoàn toàn, vì có cấu hình e khác nhau

B. Chỉ có nguyên tố Flo là nguyên tố thể hiện tính oxi hóa

C. Có tính chất hóa học tương tự nhau vì có số e lớp ngoài cùng giống nhau

D. Có tính chất hoàn toàn giống nhau

Câu 3. Chọn đáp án đúng

Trong các hợp chất, số oxi hóa phổ biến của các nguyên tố clo, brom, iot là:

A. -1, 0, + 2, +3, +5 B. -1, +1, +3, +5, +7

C. -1, 0, + 2, +7 D. -1, 0, +1, + 2, +3, +4, +5

Câu 4. Trong các phản ứng hóa học, halogen:

A. Chỉ thể hiện tính oxi hóa

B. Chỉ thể hiện tính khử

C. Thể hiện tính oxi hóa và tính khử

D. không thể hiện tính oxi hóa - khử

Câu 5. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?

A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.

B. Đều có tính oxi hóa mạnh.

C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.

D. Khử năng tác dụng với nước giảm dần tử F2 đến I2.

Câu 6. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:

A. Clo độc nên có tính sát trùng.

B. Clo có tính oxi hóa mạnh.

C. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.

D. Một nguyên nhân khác.

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây là đúng nhất khi đưa một dây đồng mảnh, được uốn thành lò xo, hơ nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn vào lọ thủ tinh đựng đầy khí clo (lưu ý đáy lọ chứa một lớp nước lỏng)?

A. Dây đồng không cháy

B. Dây đồng cháy mạnh có khối màu nâu

C. Dây đồng cháy mạnh, có khối màu nâu, khi khói tan lớp nước ở đáy lọ thủy tinh có màu xanh nhạt

D. Không có hiện tượng gì xảy ra

Câu 8. Hãy chỉ ra câu không chính xác:

A. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá là -1.

B. Từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm dần.

C. Bán kính nguyên tử tăng dần từ từ flo đến iot.

D. Tất cả các hợp chất của halogen với hiđro đều là những chất khí ở điều kiện thường.

Câu 9. Trong dãy các halogen từ F ⭢ I:

A. Bán kính nguyên tử giảm dần

B. Độ âm điện giảm dần

C. Khả năng oxi hóa tăng dần

D. Năng lượng liên kết trong phân tử đơn chất tăng dần

Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I):

A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.

B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro.

C. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.

D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.

Câu 11. Phát biểu không chính xác là:

A. Tính axit của dd HX tăng dần theo thứ tự sau: HI, HBr, HCl, HF.

B. Từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy của chúng tăng dần.

C. F2 có tính phi kim mạnh nhất trong các halogen.

D. Do có 7(e) lớp ngoài cùng nên các halogen dễ nhận 1(e) tạo ion âm X1– .

Câu 12. Cho dãy axit sau: HF, HCl, HBr, HI. Axit mạnh nhất:

A. HF B. HCl C. HCl D. HI

Câu 13. Trong dãy: HClO, HClO2, HClO3, HClO4 theo chiều từ trái sang phải:

A. Tính bền, tính axit tăng, tính oxi hóa giảm

B. Tính bền, tính axit, tính oxi hóa tăng

C. Tính bền giảm, tính axit, tính oxi hóa tăng

D. Tính bền, tính axit, tính oxi hóa giảm

Câu 14. Tính axit của dãy các hidroxit: H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây

A. Tăng B. Không thay đổi

C. Giảm D. Vừa giảm vừa tăng

Câu 15. Để làm khô khí clo ta dùng:

A. Dd H2SO4 đặc B. Vôi sống

C. NaOH khan D. Cả 3 chất trên

Câu 16. Để khử một lượng nhỏ khí Cl2 không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hoá chất sau:

A. dd NaOH B. dd Ca(NO3)2

C. dd NH3 D. dd NaCl

Câu 17. Phát biểu nào sau đây chưa đúng:

A. Clo là phi kim hoạt động vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

B. Clo thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dung dịch NaOH.

C. Clo thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và với hiđro.

D. phản ứng giữa clo với nước là phản ứng tự oxi hóa khử.

Câu 18. Clo không phản ứng trực tiếp với:

A. Cu B. P C. O2 D. S

Câu 19. Trong phản ứng với nước, clo đóng vai trò là:

A. chất oxi hóa

B. chất khử

C. chất axit

D. vừa chất oxi hóa vừa chất khử

Câu 20. Phản ứng tạo hợp chất có tính tẩy màu của clo là:

A. 3Cl2 + 2NH3 → N2 + 6HCl

B. Cl2 + H2O → HCl+ HClO

C. Cl2 + H2 → 2HCl

D. 3Cl2 + Fe → 2FeCl3

Câu 21. Clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử trong phản ứng của clo với:

A. Hidro B. sắt C. Dd NaBr D. Dd NaOH

Câu 22. Trong phản ứng với dd kiềm, clo thể hiện:

A. tính oxi hóa B. tính khử

C. tính axit D. vừa tính oxi hóa vừa tính khử

Câu 23. Sục khí clo vào dung dịch KOH dư, ở nhiệt độ 70 -750C thu được dung dịch chứa các chất sau:

A. KCl, KClO3, KOH, H2O.

B. KCl, KClO3, Cl2, H2O.

C. KCl, KClO, H2O.

D. KClO3, KClO, KOH, H2O

Câu 24. Sục khí clo vào dung dịch KOH dư, ở nhiệt độ thường thu được dung dịch chứa các chất sau:

A. KCl, KClO3, KOH, H2O.

B. KCl, KClO3, Cl2, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.

D. KClO3, KClO, KOH, H2O

Câu 25. Khi điện phân dd bảo hòa muối ăn trong nước, không có màng ngăn, sản phẩm thu được là:

A. Cl2; H2; H2O.

B. H2; NaCl; NaClO; H2O.

C. H2; NaCl; HCl

D.Cl2; H2; NaOH

B_ PHẦN TỰ LUẬN

DẠNG 1: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Bài 1: Viết phương trình chứng tỏ:

a) Clo vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử

b) HCl thể hiện tính axit

c) HCl thể hiện tính khử

Bài 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10

Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch viêm phổi cấp gây nên, các bạn học sinh cũng cần ôn tập để không xao nhãng việc học. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 10 tự ôn luyện tại nhà để ghi nhớ kiến thức, VnDoc giới thiệu Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn học tốt môn Hóa học lớp 10 đồng thời chuẩn bị bài tốt hơn để chuẩn bị cho những bài học sắp tới.

.........................................

Ngoài Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 10. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm