Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GDTX 18

Bài thu hoạch BDTX module GDTX18

VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GDTX 18 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GDTX 18 nêu rõ vai trò ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nói chung và trong GDTX nói riêng, một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vào bài dạy. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GDTX 18 tại đây.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

NĂM HỌC 2019 – 2020

- Họ và tên giáo viên: Lê Thị Lan Anh

- Sinh ngày: 01/ 8 / 1989

- Tổ chuyên môn: Giáo dục thường xuyên

- Năm vào ngành giáo dục: 2012

- Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giảng dạy Ngữ Văn 11A2, Ngữ văn 11A3, Ngữ văn 12C, Chủ nhiệm lớp 11A3, Phụ trách TTHTCĐ xã Dị Chế.

PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG  THƯỜNG XUYÊN

- Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên

- Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2019 - 2020.

- Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2019 - 2020.

- Căn cứ kế hoạch của Trung tâm GDNN - GDTX Tiên Lữ về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2019 - 2020.

- Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 2018 - 2019, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau:

PHẦN II: KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MODUN GDTX 18: KHAI THÁC, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

I. MỤC TIÊU CHUNG:

- Tìm hiểu vai trò và ứng dụng của công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là yếu tố rất cần thiết góp phần thúc đẩy sự chú ý của người học

- Để tìm hiểu vai trò ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nói chung và trong GDTX nói riêng. Có biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vào bài dạy

Mục tiêu cụ thể:

a. Về kiến thức:

- Nêu được vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục

- Trình bày một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

- Trình bày được các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin

b. Kỹ năng:

- Sự dụng được một số phương tiện công nghệ thông tin trong giảng dạy

- Khai thác kiến thức trên internet

c. Thái độ:

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên: máy chiếu

b. Học sinh:

- Sách giáo khoa

- Vở soạn

II. PHẦN NỘI DUNG:

1. Vai trò của công nghệ thông tin đối với GDTX:

a. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên

- Được biểu hiện rất đa dạng được triển khai ở các TTGDTX ở nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào từng điều kiện cở sở vật chất, nhận thức của giáo viên thường có ở nhiều mức độ khác nhau như:

+ Mức độ 1: Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin để trợ giúp giáo viên trong một số thao tác như: soạn giáo án, in ấn tài liệu

+ Mức độ 2: Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ một khâu, một công việc cụ thể nào đó trong quá trình dạy học

+ Mức độ 3: Sử dụng phần mềm dạy học để nâng cao chất lượng bài dạy

+ Mức độ 4: Tích hợp công nghệ thông tin vào quá trình dạy học

Dạy học trong giờ lên lớp

Tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp

Kiểm tra đánh giá

Giám sát kiểm tra hoạt động học tập

+ Mức độ 5: Triển khai trường học thông minh l-learning

2. Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học:

a. Những ưu thế của việc sử dụng công nghệ thông tin:

- Cách sử dụng kênh hình, video không có thiết bị nào sánh bằng

- Sử dụng để thiết kế bài dạy, quản lý học tập rất rõ ràng, linh hoạt

b. Những hạn chế khó khăn của ứng dụng máy tính điện tử trong dạy và học

- Các ứng dụng của máy tính điện tử có tác dụng chủ yếu tới 2 giác quan chính là thi giác và thính giác

- Các ứng dụng của máy tính điện tử chỉ hỗ trợ chứ không thể thay thế việc thực hành trong môi trường thực tế

- Việc luyện tập các kỹ năng trên các thiết bị mô phỏng có sự điều khiển của máy tính điện tử thường ít hiệu quả và thường áp dụng luyện tập ở trình độ thấp

- Hạn chế trong việc giáo dục thái độ và mối quan hệ tương tác trong các hoạt động tập thể

- Đòi hỏi có điều kiện cơ sở vật chất về công nghệ thông tin ở mức độ chấp nhận

- Đội ngũ giáo viên nhà trường phải có kiến thức tin học

3. Tìm hiểu một số nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin vào máy tính điện tử trong việc dạy học

a. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và máy tính điện tử trong việc dạy học để góp phần đổi mới phương pháp dạy học

- Do phạm vi và khả năng của các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học quá lớn, gần như là không bị giới hạn. Bởi một số giáo viên có xu hướng thiết kế bài dạy theo quy trình lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ thông tin, đặc biệt là dựa vào máy tính, vào các phần mềm đã được thiết kế, xây dựng từ trước.

- Giờ học thiếu các tình huống học tập, thì giờ học đó không sinh động, thiếu hoạt động giao tiếp giữa học viên và giáo viên

- Mặt khác các phần mềm dạy học dù được thiết kế tốt cũng không thể tính trước hết được các tình huống dạy học. bởi vậy, nếu không phải bài dạy trên lớp thì người giáo viên nhất thiết phải thiết kế theo các nguyên tắc dạy học tích cực

b. Việc ứng dụng máy tính không phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của người giáo viên trong quá trình dạy học trên lớp

- Một số nhà giáo dục cho rằng: máy tính sẽ dần tiến đến việc thay thế người giáo viên trên lớp -> đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm

- Vai trò của giáo viên luôn được coi trọng, máy tính chỉ là công cụ hỗ trợ giáo viên làm cho bài dạy nhẹ nhàng, phong phú bớt đơn điệu hơn

c. Khai thác thế mạnh của các ứng dụng máy tính trong việc dạy và học:

- Khả năng lưu trữ và cập nhập, nhanh một khối lượng thông tin lớn

- Khả năng liên kết nhanh và thuận lợi với nhiều kênh thông tin khác nhau

- Khả năng gia công và xử lý thông tin để chuyển thành các ứng dụng tài liệu dạy học khác nhau

- Khả năng mô phỏng các hiện tượng và quá trình trừu tượng khó hoặc không thể qua sát được cụ thể trong thực tế

- Khả năng liên kết nhanh chóng và dễ dàng các phương tiện dạy học khác nhau để dễ phối hợp trình bày chủ đề khó và phức tạp

d. Để tránh các hạn chế của việc sử dụng máy tính trong quá trình dạy học và không lạm dụng máy tính trong quá trình dạy học

- Người học cần phải nhờ đến những hạn chế của máy tính trong dạy học

- Một số bài dạy thiếu tình huống, giờ học không sinh động, thiếu sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài thu hoạch

    Xem thêm