Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2024

Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi học kỳ 2 môn Sinh học, các bạn học sinh lớp 9 đừng quên tham khảo Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 của VnDoc.com. Bộ đề thi được chọn lọc kỹ càng, giúp các bạn làm quen với các dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô và các bạn học sinh.

Đề thi Sinh học 9 học kì 2 - Đề 1

Ma trận Đề thi học kì 2 Sinh 9

Chủ đề

Nhận biết (40%)

Thông hiểu (30%)

Vận dụng

Cấp độ thấp (20%)

Cấp độ cao

(10%)

Chương II:

Hệ sinh thái

Nêu các khái niệm về: quần thể SV, quần xã SV, hệ sinh thái.

Số câu: 2

Số điểm : 1.0

Tỉ lệ 10 %

2 câu

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10%

Chương III:

Con người, dân số và môi trường

- Trình bày được nguyên nhân gây suy thoái môi trường do hoạt động của con người.

- Khái niệm ô nhiễm môi trường .

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

- Giải thích được nguyên nhân của ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau, quả.

-Liên hệ ở địa phương có những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường.

Số câu: 4

Số điểm : 5.0

Tỉ lệ 50 %

2,5 câu

Số điểm:2

Tỉ lệ: 20%

1 câu

Số điểm:1

Tỉ lệ:10%

0,5 câu

Số điểm:2

Tỉ lệ:20%

Chương IV:

Bảo vệ môi trường

-Khái niệm các dạng tài nguyên

-Vai trò của hệ sinh thái rừng.

- Vì sao cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

- Mỗi HS cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên.

Số câu 3

Số điểm : 4.0

Tỉ lệ 40 %

2 câu

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10 %

0,5 câu

Số điểm:2

Tỉ lệ: 20%

0,5 câu

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10%

Tổng số câu: 9

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

6.5 câu

4.0 điểm

40%

1,5 câu

3.0 điểm

30%

0,5 câu

2.0 điểm

20%

0,5 câu

1.0 điểm

10%

Đề thi Sinh học 9 học kì 2

I . Trắc Nghiệm ( 3đ )

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1: Quần thể sinh vật là :

A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.

D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Câu 2: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

A. Bể cá cảnh. B. Cánh đồng. C. Rừng nhiệt đới. D. Công viên.

Câu 3: Hoạt động nào sau đây của con người làm xói mòn và thoái hóa đất?

A. Hái lượm. B. Đốt rừng. C. Săn bắt động vật hoang dã. D. Trồng cây.

Câu 4: Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn?

A. Xây dựng nhà máy xử lí rác thải. B. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

C. Cấm xả rác bừa bãi. D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 5: Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên nước?

A. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt.

B. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệt.

C. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước.

D. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

B. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét.

C. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái.

D. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

II. Tự luận ( 7 điểm )

Câu 7 (3đ). Ô nhiễm môi trường là gì? Kể tên 4 hoạt động của con người ở địa phương em gây ô nhiễm môi trường?

Câu 8 (3đ).

a. Vì sao cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?

b. Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?

Câu 9 (1đ). Vườn rau nhà bác Hà mới vừa phun thuốc để bảo vệ rau chiều hôm qua. Sáng nay bác Hà lại thu hoạch rau để mang ra chợ bán. Theo em việc làm của bác Hà đúng hay sai? Vì sao?

------------ HẾT -----------

Đáp án đề thi Sinh học 9 học kì 2

I. Trắc Nghiệm (3 điểm)

Trả lời đúng mỗi câu được 0.5 đ

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

B

D

B

C

II.Tự luận (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 7

(3đ)

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đối, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- 4 hoạt động của con người ở địa phương em gây ô nhiễm môi trường?

+ Đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, dầu khí, khí đốt) trong các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp…

+ Sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

+ Xả rác bừa bải, không đúng nơi quy định.

+ Chặt cây, phá rừng.

Câu 2

(3đ)

a. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Không phải đáp ứng hết mọi nhu cầu sử dụng của con người. Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện đại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

b. Là học sinh em cần làm các việc sau đây để góp phần bảo vệ thiên nhiên:

- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở.

- Bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.

- Hạn chế sử dụng túi nilon.

- Tích cực trồng cây xanh

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền đến mọi người việc bảo vệ môi trường.

......

(HS có thể nêu một số việc khác, mỗi việc đạt 0,25đ)

Câu 3

(1đ)

- Việc bác Hà thu hoạch rau mới được phun thuốc chiều hôm qua để mang đi bán là việc làm sai.

- Vì khi phun thuốc vào rau, quả thì phải đợi một thời gian cho thuốc phân giải rồi mới thu hoạch. Nếu phun thuốc mà thu hoạch liền thì lượng thuốc được phun không kịp phân giải sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng.Vì vậy bác Hà mới phun thuốc chiều hôm qua mà sang sáng hôm sau thu hoạch thì sẽ làm cho người tiêu dùng bị độ độc khi sử dụng.

0.5đ

0.5đ

Đề thi Sinh học 9 học kì 2 - Đề 2

A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm):

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Tảo và nấm hợp lại thành địa y. Tảo quang hợp tổng hợp chất hữu cơ còn nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho địa y. Đây là ví dụ về mối quan hệ ...

A. kí sinh. B. cộng sinh. C. cạnh tranh. D. đối địch

Câu 2. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Mật độ. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Độ đa dạng. D. Tỉ lệ đực - cái.

Câu 3. Tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên không tái sinh?

A. Rừng B. Đất C. Khoáng sản D. Sinh vật

Câu 4. Trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn thường gặp là:

A. Sinh vật sản xuất -> Sinh vật phân giải -> Sinh vật tiêu thụ

B. Sinh vật tiêu thụ -> Sinh vật sản xuất-> Sinh vật phân giải

C. Sinh vật phân giải -> Sinh vật sản xuất-> Sinh vật tiêu thụ

D. Sinh vật sản xuất -> Sinh vật tiêu thụ -> Sinh vật phân giải

B. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 5.

a. Kể tên các môi trường sống của sinh vật? Lấy ví dụ 3 sinh vật sống trong mỗi môi trường sống khác nhau?

b. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường?

Câu 6. Cho các quần thể sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.

a. Xây dựng 5 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.

b. Xây dựng lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

Đáp án đề thi Sinh học 9 học kì 2

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu1234
Đáp ánBCCD
Thang điểm0,50,50,50,5

B. Phần tự luận: (8,0 điểm)

CâuÝNội dungĐiểm
1a- Kể tên được 4 loại môi trường sống của sinh vật0,5
- Ví dụ chính xác 3 loài sinh vật ở mỗi môi trường sống khác nhau1,5
b- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.0,5
- Ô nhiễm môi trường do:
  • Hoạt động của con người: Đốt cháy nhiên liệu thải các khí độc vào khí quyển, dùng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất, các tác nhân sinh học, các chất phóng xạ....
  • Hoạt động của tự nhiên: Núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...
1,0
- Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển....1,0
2a- Xây dựng được 5 chuỗi thức ăn có trong quần xã sinh vật nêu trên. (Mỗi chuỗi thức ăn xây dựng đúng được 0,4 điểm)2,0
3b- Xây dựng đúng lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.1,5

Đề thi Sinh học 9 học kì 2 - Đề 3

A/ TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng 0.25đ)

1/ Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:

a. Tạo ra các cặp gen dị hợp

b. Tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại

c. Chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại

d. Cả 3 ý trên

2/ Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:

a. Lai khác dòng b. Lai khác thứ c. Lai kinh tế d. Cả a, b, c

3/ Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?

a. Bạch đàn, lúa, lá lốt b. Tre, dừa, mít

c. Ớt, phượng, hồ tiêu d. Trầu không, ngô, lạc

4/ Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?

a. Cá sấu, ếch đồng, giun đất b. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu

c. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép d. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu.

5/ Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:

a. Độ đa dạng b. Loài ưu thế c. Loài đặc trưng d. Cả a, b, c

6/ Trong các loại tài nguyên sau, tài nguyên nào thuộc loại tài nguyên tái sinh:

a. Dầu mỏ b. khoáng sản c. Tài nguyên đất. d. Năng lượng gió

7/ Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là

a. Chất thải rắn b. Khí thải từ các nhà máy

c. Khí nitơ d. Nước thải sinh hoạt

8/ Mối quan hệ nào sau đây có lợi cho cả 2 loài sinh vật ?

a. Cộng sinh; b. Hội sinh; c. Cạnh tranh; d. Kí sinh

9/ Nhóm sinh vật nào thích nghi cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

a. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

b. Nhóm sinh vật biến nhiệt.

c. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.

d. Không có nhóm nào cả.

10/ Ao, hồ, sông, suối là thuộc hệ sinh thái:

a. Các hệ sinh thái nước ngọt; b. Các hệ sinh thái nước đứng;

c. Các hệ sinh thái nước chảy; d. Các hệ sinh thái ven bờ.

11/ Chương III của Luật Bảo vệ môi có nội dung nào sau đây?

a. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.

b. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường;

c. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường;

d. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

12/ Hãy xác định tập hợp nào sau đây là quần thể:

a. Tập hợp các cá thể nai, sóc, thỏ sống chung trong rừng.

b. Tập hợp các cá thể cá lóc, cá trê, cá basa,... cùng sống chung một đầm.

c. Các cá thể ngựa, nai được nuôi ở trong vườn quốc gia,

d. Các cá thể thỏ ở khu bảo tồn Cát Tiên.

B/ TỰ LUẬN

1/ (1.0đ) Viết lưới thức ăn có các loài sinh vật sau: Cỏ, dê, thỏ, chuột, hổ, cầy, vi sinh vật.

2/ (2.0đ) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu 1 số các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

3/ (3.0đ) Nêu đặc điểm các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? cho VD các dạng tài nguyên đó?

4/ (1.0 đ) Giải thích vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng?

Xem đáp án trong file tải về

....................

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 9 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 9Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh học trên VnDoc tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Đánh giá bài viết
22 8.086
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Sinh Học

    Xem thêm