Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22 là bộ đề thi bao gồm 7 đề có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng đề. Các đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối năm đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề cho các em học sinh theo các mức chuẩn kiến thức Thông tư 22. Mời thầy cô cùng các em tham khảo và tải về file đáp án và bảng ma trận chi tiết đầy đủ.

Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019

A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)

2. Những quả đào (Trang 91 - TV2/ Tập 2)

3. Cây đa quê hương (Trang 93 - TV2/ Tập 2)

4. Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 - TV2/ Tập 2)

5. Chuyện quả bầu (Trang 107 - TV2/ Tập 2)

6. Bóp nát quả (Trang 124 - TV2/ Tập 2)

7. Người làm đồ chơi (Trang 133 - TV2/ Tập 2)

8. Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 - TV2/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu: (6 điểm) (35 phút)

Đọc bài sau:

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. (1đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cào tuyết trong một trường học.

B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

C. Viết báo.

D. Nhặt than.

Câu 2 (0.5đ) Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Bác làm việc rất mệt.

B. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Bác vừa mệt, vừa đói.

C. Phải làm việc để có tiền sinh sống.

D. Bác rất mệt

Câu 3.(1đ) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 4.(0.5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

B. Để theo học đại học.

C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.

D. Để được ở bên nước ngoài

Câu 5.(1đ) Em hãy viết 1 – 2 câu nói về Bác Hồ?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 6.(0.5đ) Câu chuyện “Có những mùa đông” em rút ra được bài học gì?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 7.(0.5đ) Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. mệt - mỏi

B. sáng - trưa

C. mồ hôi - lạnh cóng

D. nóng - lạnh

Câu 8. (0.5đ) Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ đối với dân?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A.Yêu nước, thương dân

B. giản dị

C. sáng suốt

D. thông minh

Câu 9.(0.5đ) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

B/ Kiểm tra viết: (10 điểm)

1/ Chính tả: (Nghe viết) (4 điểm) (Thời gian: 15 phút)

GV đọc cho học sinh – nghe viết .

Sông Hương

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

-----------------***-----------------

2/ Tập làm văn: (6 điểm ) (Thời gian: 25 phút)

Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu ) kể về nghề nghiệp của bố (hoặc mẹ) em theo gợi ý sau:

- Bố (hoặc mẹ) em làm nghề gì?

- Hằng ngày, bố (hoặc mẹ) em làm những việc gì?

- Công việc ấy có ích lợi như thế nào?

- Tình cảm của em đối với bố (hoặc mẹ) em như thế nào?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019

A/Kiểm tra đọc (10 điểm)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2/ Đọc hiểu: (6 điểm)

Đáp án:

Câu 1: Khoanh ý A (1đ)

Câu 2: Khoanh ý B (0.5đ)

Câu 3: Dùng viên gạch nướng lên để sưởi. (1đ)

Câu 4: Khoanh ý C (0,5 điểm)

Câu 5:(0.5 điểm)

HS viết được 1 hoặc 2 câu nói về Bác Hồ (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)

VD: Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân. …

Câu 6: (1 điểm ) (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)

Bác Hồ quyết tâm chịu đựng sự gian khổ để tìm đường cứu nước cứu, cứu dân.

Câu 7: Khoanh ý D (0,5 điểm)

Câu 8: Khoanh ý A (0,5 điểm)

Câu 9: (0.5 điểm)

Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để làm gì?

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm

2/ Tập làm văn: (6 điểm)

+ Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu, kể được nghề nghiệp của bố hoặc mẹ.

+ Kỹ năng:

- Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

- Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 số 1

I/ PHẦN ĐỌC

1. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)

- Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo.

Đề 1: Bài Những quả đào đoạn "Sau một chuyến đi xa ... Ông hài lòng nhận xét" (Tiếng Việt 2B, trang 18).

Câu hỏi: Người ông đã chia những quả đào cho ai?

Đề 2: Bài Ai ngoan sẽ được thưởng đoạn "Các em nhỏ đứng thành vòng rộng... đến hết" (Tiếng Việt 2B, trang 34)

Câu hỏi: Vì sao Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?

Đề 3: Bài Chuyện quả bầu đoạn "Trước khi về rừng........hai vợ chồng thoát nạn" (Tiếng Việt 2B, trang 57)

Câu hỏi: Hai vợ chồng làm gì để thoát nạn?

Đề 4: Bài Bóp nát quả cam đoạn "Vừa lúc ấy ... cho Quốc Toản một quả cam" (Tiếng Việt 2B, trang 70)

Câu hỏi: Vì sao Vua tha tội và ban cho Quốc Toản quả cam quýt?

Đề 5: Bài Người làm đồ chơi đoạn "Dạo này hàng của bác ... cảm động ôm lấy tôi" (Tiếng Việt 2B, trang 81)

Câu hỏi: Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt (Kiến thức về từ và câu). (6đ) (35 phút)

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Cá rô lội nước

Những bác rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.

(Theo Tô Hoài)

Câu 1. Cá rô có màu như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: (M1: 0,5)

A. Giống màu đất. B. Giống màu bùn. C. Giống màu nước

Câu 2. Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: (M1: 0,5)

A. Ở các sông. B. Trong đất. C. Trong bùn ao.

Câu 3. Đàn cá rô lội ngược trong mưa tạo ra tiếng động như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: (M1: 0,5)

A. Như cóc nhảy.
B. Rào rào như đàn chim vỗ cánh.
C. Nô nức lội ngược trong mưa.

Câu 4. Câu "Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch." thuộc kiểu câu gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: (M2: 0,5)

A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?

Câu 5. Trong câu: "Ông em trồng cây táo để ăn quả" bộ phận gạch chân trả lời cho câu hỏi gì? (M3: 1)

A. Để làm gì? B. Vì sao? C. Khi nào?

Câu 6. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: (M2: 1)

Nóng - ..........; yếu - ..............; to - ................; dài - .............; thấp - .................

Câu 7. Viết lại câu sau cho đúng chính tả: chiều nay, bình có đi lao động không.(M3: 1)

.............................................................................................................................................

Câu 8. Đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận in đậm trong câu sau: (M4: 1)

"Mùa đông đến, chim én bay về phương Nam tránh rét"
............................................................................................................................................................

II. Bài kiểm tra viết

1. Chính tả (20 phút): Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn tóm tắt bài "Bóp nát quả cam" (trang 75, sách Tiếng Việt 2 - Tập 2B1). (4đ)

2. Tập làm văn (6đ)

Viết đoạn văn ngắn về loài quả em thích theo gợi ý sau:

a) Đó là quả gì?

b) Màu sắc hình dáng như thế nào?

c) Quả có mùi vị gì?

>> Tham khảo đề thi mới nhất: Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22

Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm môn Tiếng Việt

I/ PHẦN ĐỌC

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 4 điểm, gồm đọc đoạn trong bài đã học và trả lời 1 câu hỏi – thực hiện trong tiết ôn tập cuối HKII

Đáp án phần câu hỏi: (1 điểm)

Đề 1: Bài Những quả đào đoạn "Sau một chuyến đi xa ... Ông hài lòng nhận xét" (Tiếng Việt 2B, trang 18).

Đáp án: người ông chia quả to cho bà và quả nhỏ cho các cháu.

Đề 2: Bài Ai ngoan sẽ được thưởng đoạn " Các em nhỏ đứng thành vòng rộng ... đến hết" (Tiếng Việt 2B, trang 34)

Đáp án: Vì hôm nay Tộ không vâng lời cô, Tộ chưa ngoan.

Đề 3: Bài Chuyện quả bầu đoạn "Trước khi về rừng........hai vợ chồng thoát nạn" (Tiếng Việt 2B,trang 57)

Đáp án: Hai vợ chồng lấy một khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó.

Đề 4: Bài Bóp nát quả cam đoạn "Vừa lúc ấy ... cho Quốc Toản một quả cam" (Tiếng Việt 2B, trang 70)

Đáp án: Vì Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo cho việc nước nên tha tội và thưởng cho quả cam.

Đề 5: Bài Người làm đồ chơi đoạn "Dạo này hàng của bác ... cảm động ôm lấy tôi" (Tiếng Việt 2B, trang 81)

Đáp án: Hàng của bác Nhân dạo này bị ế, có nhiều đồ chơi mới bằng nhựa xuất hiện

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát

1 điểm

Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.

1 điểm

Đọc diễn cảm

1 điểm

Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu

1 điểm

Cộng

4 điểm

Chú ý

- Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm.

- Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1: Đáp án B (0,5 điểm) M1

Câu 2: Đáp án C (0,5 điểm) M1

Câu 3: Đáp án B (1 điểm) M3

Câu 4: Đáp án B (0,5 điểm) M

Câu 5: Đáp án A.(1 điểm) M1

Câu 6: Học sinh tím từ trái nghĩa đúng yêu cầu: nóng – lạnh; yếu – khoẻ; to – nhỏ (bé); dài – ngắn; thấp - cao (1 điểm) M2

Câu 7: Đáp án "Mùa đông đến, chim én bay tránh rét ở đâu?" hoặc "Mùa đông đến, chim én bay ở đâu tránh rét?" (0,5 điểm) M3

Câu 8: Học sinh viết hoa chữ đầu câu (Chiều) và tên riêng (Bình) và điền dấu chấm hỏi vào cuối câu. (1 điểm) M4

II. Bài kiểm tra viết

1. CHÍNH TẢ (4 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, đúng đoạn văn: 4 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu, vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) mỗi lỗi trừ 0.2 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 1 điểm toàn bài.

- Điểm toàn bài viết trừ không quá 1 điểm.

2. Tập làm văn (6 điểm)

Hs viết được đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, biết dùng từ, đặt câu cho diểm tối đa. Nếu hs viết chưa đúng yêu cầu, diễn đạt chưa mạch lạc, chưa biết dùng từ, đặt câu thì tuỳ mức độ để trừ điểm.

Lưu ý: Khi chấm bài giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TNKQ

TL

HT khác

TN

KQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

1. a. Kiến thức tiếng Việt, văn học ĐTT

Số câu

1

1

1

1

2

2

Số điểm

0,5

0,5

1

1

1

2

Câu số

7

8

9

10

2. Đọc

a) Đọc thành tiếng

Số câu

1

1

Số điểm

3

b) Đọc hiểu

Số câu

2

1

1

1

1

3

3

Số điểm

1

0,5

0,5

1

1

1,5

2,5

Câu số

1,2

3

4

5

6

3. Viết

a) Chính tả

Số câu

1

1

Số điểm

2,0

2,0

b) Đoạn, bài

(viết văn)

Số câu

1

1

Số điểm

8

8

4.

Nghe -nói

Kết hợp trong đọc và viết chính tả

Tổng

Số câu

3

1

2

1

1

3

2

5

6

2

Số điểm

1,5

2,0

1,0

0,5

3,0

10

2,0

2,5

12,5

5,0

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 số 2

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

1/ Bài văn tả cái gì? (M1 - 0.5)

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng:

a. Tuổi thơ của tác giả
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa.

2/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1 - 0.5)

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng:

a. Lúa vàng gợn sóng.
b. Đàn trâu ra về.
c. Cả hai ý trên.

3/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1 - 0.5)

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng:

a. Lững thững - nặng nề
b. Yên lặng - ồn ào
c. Cổ kính - chót vót

4/ Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào? (M2 - 0.5)

..................................................................................................................................................

5/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M2 - 0.5)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

6/ Tìm một câu trong bài văn thuộc kiểu câu Ai làm gì? (M2 - 0.5)
.............................................................................................................

7/ Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (M3 - 1)

Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □

8/ Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (M4 – 1)

............................................................................................................................................

9/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)

- Từ ngữ đó là:.........................................................................................................................

- Đặt câu: ................................................................................................................................

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1/ Chính tả nghe - viết (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết (15 phút)

Giúp bà

Hôm nay bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Em trở dậy mới hiểu mọi việc còn nguyên. Em làm dần từng việc: quét nhà, cho gà, lợn ăn. Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi. Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Mùi rơm cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng rộn ràng một niềm vui.

2/ Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)

Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì,....) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:

Câu hỏi gợi ý:

a) Bố (mẹ, chú, dì .....) của em tên là gì? Làm nghề gì?

b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì.....) làm những việc gì?

c) Những việc ấy có ích như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì.....) như thế nào?

Bảng ma trận đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt lớp 2

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Kiến thức Tiếng Việt:

- Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.

- Nêu được các từ trái nghĩa với các từ cho sẵn

- Biết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Biết đặt câu hỏi với các cụm từ Ở đâu? Như thế nào? Khi nào? Vì sao?

- Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi chấm.

Số câu

1

1

1

0

3

Số điểm

0.5

0.5

1

0

2

Đọc hiểu văn bản:

- Biết nêu nhận xét đơn giản một sô hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học.

- Hiểu ý chính của đoạn văn, nội dung bài

- Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.

Số câu

2

2

1

1

6

Số điểm

1

1

1

1

4

Tổng

Số câu

3

3

1

1

1

8

1

Số điểm

1.5

1.5

1

1

1

5

1

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 số 3

A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Viết chính tả (4 điểm) Bài Sông Hương (TV2 – trang 72).

2. Tập làm văn (6 điểm) Viết đoạn văn từ (4 đến 5 câu) tả về cảnh biển theo gợi ý sau:

a. Tranh vẽ gì?

b. Sóng biển như thế nào?

c. Trên mặt biển có những gì?

d. Trên bầu trời có những gì?

B. KIỂM TRA ĐỌC

Chuyện quả bầu

1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.

3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.

Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.

Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến người Thái, người Mường, người Dao, người Hơ mông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,...lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi và trả lời câu hỏi ....

Câu 1. Hai vợ chồng đi rừng, họ bắt gặp con vật gì?

A. Con dúi B. Con trăn C. Con chim

Câu 2. Hai vợ chồng vừa chuẩn bị xong điều gì xảy ra?

A. Sấm chớp đùng đùng; mưa to gió lớn
B. Mây đen ùn ùn kéo đến; mưa to gió lớn.
C. Sấm chớp đùng đùng; mây đen ùn ùn kéo đến.

Câu 3. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn?

A. Chuyển đến một làng khác để ở.
B. Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó.
C. Làm một cái bè to bằng gỗ.

Câu 4. Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt?

A. Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người.
B. Mặt đất xanh tươi, những đồng lúa chín vàng.
C. Mặt đất đầy bùn và nước mưa còn đọng lại.

Câu 5. Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?

A. Người vợ sinh ra được một người con trai tuấn tú, mạnh khỏe.
B. Người vợ sinh ra được một quả bầu, đem cất trên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng nghe tiếng trong quả bầu nên người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong quả bầu những con người bé nhỏ nhảy ra.
C. Người vợ bị bệnh và mất sớm.

Câu 6. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

.......................................................................................

(Hãy ăn ở hiền lành, không giết hại động vật....)

Câu 7. Từ trái nghĩa với từ "Vui " là từ:

A. Vẻ B. Nhộn C. Thương D. Buồn

Câu 8. Từ "chăm chỉ" ghép được với từ nào sau:

A. trốn học B. học bài C. nghỉ học

Câu 9. Bộ phận in đậm trong câu: "Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa"

Trả lời cho câu hỏi nào:

A. Vì sao? B. Như thế nào? C. Khi nào?

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

- Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.

.................................................................................................................

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TOÁN LỚP 2

A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Viết chính tả (4 điểm).

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 2 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn (6 điểm)

- Nội dung: 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

II. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

B. Đọc – hiểu

Câu 1: A (0,5 đ)

Câu 2: C (0,5 đ)

Câu 3: B (0,5 đ)

Câu 4: A (0,5 đ)

Câu 5: B (0,5 đ)

Câu 6: (1 đ) Hãy ăn ở hiền lành, không nên giết hại động vật.

Câu 7: D (0,5 đ)

Câu 8: B (0, 5 đ)

Câu 9: B (0,5 đ)

Câu 10: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng? (1 đ)

Ma trận nội dung kiểm tra phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 2

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu

Số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Kiến thức tiếng Việt:

- Hiểu nghĩa và sử dụng một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học.

- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Khi nào?”, “Ở đâu?”, “Như thế nào?”, “Vì sao?”…

- Tìm từ trái nghĩa với từ cho trước

- Đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm vào đúng chỗ thích hợp trong đoạn văn

Số câu

1

1

1

0

3

Số điểm

0,5

0,5

1

0

2

Đọc hiểu văn bản:

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có trong bài đọc.

- Hiểu ý chính của đoạn văn.

- Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc.

- Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản.

Số câu

3

2

1

6

Số điểm

1,5

2

0,5

4

Tổng

Số câu

4

3

1

1

9

Số điểm

2

2,5

1

0,5

6

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn tiếng Việt số 4

A. Phần kiểm tra đọc

......../ 4 điểm I. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn, thơ khoảng 50 tiếng/phút từ các bài tập đọc sau đây đã học ở sách Tiếng Việt 2 – Tập 2. Sau đó HS trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên nêu) về nội dung đoạn học sinh được đọc.

1. Kho báu Đoạn: .............

2. Những quả đào Đoạn:.............

3. Ai ngoan sẽ được thưởng Đoạn:.............

4. Chiếc rễ đa tròn Đoạn:.............

5. Chuyện quả bầu Đoạn:.............

6. Bóp nát quả cam Đoạn:.............

......../ 6 điểm II. ĐỌC THẦM:

Cô gái đẹp và hạt gạo

Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:

- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ - bia giận dữ quát:

- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.

Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

Theo Truyện cổ Ê - đê

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Biết thóc gạo giận mình bỏ đi Hơ - bia như thế nào? (M1) 0.5 điểm

A. Ân hận.
B. Vui mừng.
C. Vẫn bình thường.

Câu 2. Lúc đầu, cô Hơ-bia đối xử như thế nào với cơm gạo? (M1) 0.5 điểm

A. Yêu quý cơm gạo.
B. Khinh rẻ cơm gạo.
C. Ân cần.

Câu 3. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? (M2) 0.5 điểm

A. Vì thóc gạo thích đi chơi.
B. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi.
C. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo.

Câu 4. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia: (M2) 0.5 điểm

A. Vì Hơ - bia không có gì để ăn.
B. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.
C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia.

Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hành động lúc đầu của cô Hơ-bia ? (M3) 1 điểm

.................................................................................................................................

Câu 6. Bài đọc trên khuyên chúng ta điều gì?(M4) 1 điểm
..................................................................................................................................

Câu 7. Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? (M1) 0.5 điểm

"Ở một làng Ê - đê có cô Hơ – bia xinh đẹp"

A. Vì sao?
B. Để làm gì?
C. Như thế nào?

Câu 8. Trong câu "Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm.", có thể thay từ ân hận bằng từ nào? (M2) 0.5 điểm

A. Hối hận?
B. Ân cần?
C. Hối hả?

Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống: (M3) 1 điểm

Hôm ấy □ tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác □ Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo.

B. Phần kiểm tra viết

I/..... / 4 điểm I. CHÍNH TẢ: Nghe - viết

Nghe viết bài "Cây và hoa bên lăng Bác" SGK Tiếng Việt tập 2/ trang 111

GV viết tựa bài và đọc cho HS viết đoạn văn. "Cây và hoa ..........nở lứa đầu"

II/.... / 6 điểm TẬP LÀM VĂN:

Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) tả ngắn về một loại quả mà em thích .

Dựa vào những gợi ý sau:

- Quả em thích là quả gì?

- Quả có màu sắc, hình dạng như thế nào? (Vỏ, cuống, ruột........)

- Quả có lợi ích gì?

HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

A. KIỂM TRA ĐỌC

1. Phần đọc thầm và làm bài tập 6đ

- Câu 1 (0.5 đ): chọn A

- Câu 2 (0.5 đ): chọn B

- Câu 3 (0.5 đ): chọn C

- Câu 4 (0.5 đ): chọn B

- Câu 5 (1 đ): Hành động của Hơ-bia là không tốt, chúng ta phải biết yêu quý cơm gạo.

- Câu 6 (1 đ) : Bài đọc trên khuyên chúng ta phải biết yêu quý thóc gạo và siêng năng, chăm chỉ lao động.

- Câu 7 (0.5 đ): chọn C

- Câu 8 (0.5 đ): chọn A

- Câu 9: (1 đ) Hôm ấy, Tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo.

2. Phần đọc thành tiếng: 4đ

Cách đánh giá và cho điểm

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

B. KIỂM TRA VIẾT

Phần Chính tả – 4 điểm

Hướng đẫn chấm điểm chi tiết

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

Phần Tập làm văn – 6 điểm

Hướng đẫn chấm điểm chi tiết

- Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gốm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Ngoài Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22 trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 2 hoặc các bài tập Tiếng Anh lớp 2, bài tập nâng cao Tiếng Việt 2bài tập nâng cao Toán 2 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
41
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối

    Xem thêm