11 đề thi học kì 2 lớp 2 Kết nối tri thức năm 2024-2025
Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 sách Kết nối tri thức năm 2024-2025 bao gồm môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô và các em học sinh trong quá trình xây dựng đề cương, ôn tập chuẩn bị kiến thức, kĩ năng cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới.
Xem thêm:
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 sách Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Toán sách Kết nối tri thức
11 đề thi học kì 2 lớp 2 Kết nối tri thức
1. Đề thi Toán lớp 2 học kỳ 2 sách Kết nối
1.1. Đề thi Toán lớp 2 học kỳ 2 sách Kết nối Số 1
MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC ........
MÔN TOÁN - LỚP 2
MẠCH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG | SỐ CÂU VÀ SỐ ĐIỂM | MỨC 1 | MỨC 2 | MỨC 3 | TỔNG |
Số học | Số câu | 2 | 4 | 1 | 7 |
Số điểm | 1,5 | 4,5 | 1,0 | 7,0 | |
Hình học | Số câu | 1 | 1 | ||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | |||
Một số yếu tố thống kê và xác suất | Số câu | 1 | 1 | 2 | |
Số điểm | 1 | 1,5 | 2,5 | ||
Tổng | Số câu | 2 | 6 | 2 | 10 |
Số điểm | 1,5 | 6,0 | 2,5 | 10 |
MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC ......
MÔN TOÁN - LỚP 2
TT
| CHỦ ĐỀ | MỨC 1 | MỨC 2 | MỨC 3 | TỔNG | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Số và phép tính | Số câu | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 7 | |
Câu số | 2 | 1 | 4 | 3; 5; 7 | 9 |
| |||
2 | Hình học | Số câu | 1 | 1 | |||||
Câu số | 10 |
| |||||||
3 | Một số yếu tố thống kê và xác suất | Số câu | 1 | 1 | 2 | ||||
Câu số | 6 | 8 |
| ||||||
Tổng số câu | 1 | 1 | 1 | 5 |
| 2 | 10 | ||
2 | 6 | 2 | 10 |
Đề thi Toán lớp 2 học kỳ 2 sách Kết nối
UBND HUYỆN ….. TRƯỜNG TH …………… | BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC ...... MÔN: Toán - Lớp 2 (Thời gian làm bài: 40 phút) |
Họ và tên............ Lớp: 2............. SBD ..............
............... ............... | Kiến thức: ..........................
Kĩ năng: .. …………........... |
Bài 1 (1 điểm): Tính nhẩm: M1
a, 2 x 8 = ............... | b, 5 x 4 = ................ | c, 12 : 2 = ............... | d, 35 : 5 = .............. |
Bài 2 (1 điểm): Điền vào chỗ trống: M1
a, Số 305 đọc là……………..………………….……
b, Thứ Sáu tuần này là ngày 14 tháng 3. Thứ Sáu tuần sau là ngày…..tháng……
Bài 3 (1,5 điểm): Xem tranh, viết phép nhân và phép chia thích hợp M2
Bài 4 (2 điểm): Đặt tính rồi tính: M2
a, 326 + 457
b, 762 - 29
c, 849 - 175
d, 413 + 44
Bài 5 (0,5 điểm): Một đường gấp khúc gồm ba đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 7cm, 5cm, 10cm. Độ dài đường gấp khúc đó là……….
Bài 6 (1 điểm): Viết số thích hợp vào ô trống : M2
a, Có 10 quả thông chia đều cho 2 bạn Sóc, mỗi bạn Sóc được .... quả thông. Ta có phép chia:
b, Có 8 bánh xe, lắp vào mỗi xe đạp 2 bánh. Lắp đủ cho ... xe đạp. Ta có phép chia:
Bài 7 (1điểm): Quan sát biểu đồ tranh, rồi điền câu trả lời:
a, Lớp 2A có …….học sinh tham gia câu lạc bộ Mĩ thuật.
b, Lớp ……. có nhiều học sinh tham gia câu lạc bộ Mĩ thuật nhiều nhất.
Bài 8 (1điểm): Thuyền thứ nhất có 305 người, thuyền thứ hai có nhiều hơn thuyền thứ nhất 86 người. Hỏi thuyền thứ hai có bao nhiêu người?
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
Bài 9 (1 điểm): Số tuổi của Mai hiện nay bằng số nhỏ nhất có hai chữ số giống nhau. Chị hơn Mai 4 tuổi. Hỏi tổng số tuổi của hai chị em hiện nay bằng bao nhiêu tuổi?
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
Trả lời: Tổng số tuổi của hai chị em hiện nay là: ................
Nhắn tin Zalo: 0936.120.169 để được hỗ trợ
Đáp án:
Bài 1 (1điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Bài 2 (1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Bài 3 (1,5 điểm): Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm
(Đặt tính đúng 0,15 điểm, tính đúng 0,35 điểm)
Bài 4 (2 điểm): Mỗi ý đúng được 0, 5 điểm
(Đặt tính đúng 0,15 điểm, tính đúng 0,35 điểm)
Bài 5 (0,5 điểm):
Bài 6 (1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Bài 7 (1điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Bài 8 (1,0 điểm): Tóm tắt 0,25 điểm
Bài giải:
Thuyền thứ hai có số người là: 0,25 điểm
305 + 86 = 391 (người) 0,25 điểm
Đáp số: 126 người 0,25 điểm
Bài 9 (1 điểm):
Số tuổi của mai là 11 tuổi
Số tuổi của chị mai : 11 + 4 = 15 tuổi
Tổng số tuổi của hai chị em : 11 + 15 = 26 tuổi
1.2. Đề thi Toán lớp 2 học kỳ 2 sách Kết nối Số 2
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: ..... MÔN: TOÁN - LỚP 2 Ngày kiểm tra: ……/…../..... |
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1 (1 điểm)
a. Kết quả phép tính 5 x 5 là:
A.10 B. 15 C. 25
b. Biết số bị chí là 14, số chia là 2. Vậy thương là:
A. 6 B. 7 C. 8
Câu 2 (1 điểm) Tính đoạn đường từ nhà Lan đến trường dựa vào hình vẽ
A. 1000m B. 980m C 990m
Câu 3 (0,5 điểm) số 203 đọc là:
A. Hai không ba B. Hai trăm linh ba C. Hai mươi ba
Câu 4 (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ trống:
3m6cm = .............cm 5dm2cm = ...............cm
400 cm = ..............m 2km = .......................m
Câu 5. (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô vuông.
a. Có 3 khối cầu b. Có 2 khối trụ
Câu 6. (1 điểm) Trường của Nam vào lớp lúc 7 giờ. Nam đến trường lức 7 giờ 15 phút. Như vậy hôm nay:
A. Nam đến lớp sớm 15 phút.
B. Nam đến lớp muộn 15 phút.
C. Nam đến lớp đúng giờ.
Câu 7. (1 điểm) Đặt tính rồi tính
Câu 8. (1.5 điểm) Cô giáo có 40 quyển vở. Cô chia đều số vở đó cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn nhận được mấy quyển vở ?
Câu 9. (1 điểm) Đếm và khoanh vào số phù hợp:
Câu 10. (1 điểm) Hãy chọn từ chắn chắn, có thể hoặc không thể điền vào chỗ chấm cho phù hợp:
- Nếu em không ôn kĩ bài ……………… em sẽ không đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
- Bầu trời âm u, ……………. trời sắp mưa.
- Em bé ……………….lấy quyển truyện trên giá sách cao.
Ma trận đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Số học | - Thực hiện được phép cộng, phép trừ (có nhớ, không quá một lượt) trong phạm vi 1000 - Thực hiện được tính nhân, chia trong bảng nhân 2, 5 - Giải bài toán có lời văn | Số câu | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 | |||
Câu số | 1,3 | 7 | 8 | 1,3 | 7,8 | ||||||
Số điểm | 1,5 | 1 | 1,5 | 1,5 | 2,5 | ||||||
2 | Đại lượng và đo đại lượng | - Nhận biết được đơn vị đo độ dài. - Biết liên hệ thực tế khi xem giờ. - Tính được độ dài đường gấp khúc | Số câu | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | |||
Câu số | 2 | 4 | 6 | 2,6 | 4 | ||||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | ||||||
3 | Yếu tố hình học | - Đếm được số hình khối trụ, cầu, lập phương, hộp chữ nhật. | Số câu | 1 | 1 | ||||||
Câu số | 5 | 5 | |||||||||
Số điểm | 1 | 1 | |||||||||
4 | Yếu tố xác suất, thống kê | - Biết kiểm đếm số liệu, biểu đồ tranh và lựa chọn khả năng (chắc chắn, có thể, không thể) | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||
Câu số | 9 | 10 | 9 | 10 | |||||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||
Tổng số câu | 3 | 1 | 1 | 3 | 1 | 1 | |||||
Tổng số | 4 | 4 | 2 |
Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2
Câu | Điểm | Đáp án |
1 | 1 | Mỗi ý đúng ghi 0.5đ. a/C b/B |
2 | 1 | C |
3 | 0.5 | B |
4 | 1 | Mỗi ý nối đúng ghi 0.25đ. Kết quả: 3m6cm = 306 cm 5dm2cm = 52.cm 400 cm = 4 m 2km = 2000 m |
5 | 1 | Mỗi ý đúng ghi 0.5đ. a/S b/Đ |
6 | 1 | B |
7 | 15 | HS đặt tính thẳng cột, tính đúng: mỗi bài ghi 0.25đ Đáp án lần lượt là: 381, 909, 229, 882 |
8 | 1.5 | Số quyển vở mỗi bạn nhận được là: (0.25đ) 40 : 5 = 8 (quyển vở) (1đ) Đáp số: 8 quyển vở(0.25đ) |
9 | 1 | Mỗi ý nối đúng ghi 0.25đ. |
10 | 1 | Mỗi phép tính đúng ghi - Nếu em không ôn kĩ bài chắc chắn em sẽ không đạt điểm cao trong kì thi sắp tới 0.5đ.. - Bầu trời âm u, có thể trời sắp mưa. 0.25đ.. - Em bé không thể lấy quyển truyện trên giá sách cao 0.25đ.. |
1.3. Đề thi Toán lớp 2 học kỳ 2 sách Kết nối Số 3
Phần 1: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.
Câu 1: Số liền trước của số lớn nhất có ba chữ số là:
A. 998
B. 999
C. 997
D. 1000
Câu 2: Hiệu của 783 và 245 là:
A. 538
B. 548
C. 547
D. 537
Câu 3: Độ dài của đường gấp khúc MNPQ là:
A. 9cm
B. 10cm
C. 6cm
D.8cm
Câu 4: Số gồm 3 trăm, 0 chục và 9 đơn vị được viết là:
A. 39
B. 309
C. 390
D. 930
Câu 5: Chọn câu trả lời thích hợp.
Cột cờ trường em cao khoảng:
A. 5km
B. 5dm
C. 5cm
D. 5m
Câu 6: Ba bạn Linh, Nga và Loan đến lớp học vẽ. Giờ bắt đầu vào lớp là 7 giờ 30 phút. Hôm đó Linh đến lúc 7 giờ 15 phút, Nga đến lúc 8 giờ và Loan đến lúc 7 giờ 30 phút. Hỏi bạn nào đến lớp sớm trước giờ vào học?
A. Bạn Linh
B. Bạn Nga
C. Bạn Loan
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Đặt tính rồi tính:
a) 423 + 245
b) 643 – 240
Câu 2: Có mấy hình tứ giác trong hình bên?
Câu 3: Khu vườn A có 220 cây vải, khu vườn B có nhiều hơn khu vườn A 60 cây vải. Hỏi khu vườn B có bao nhiêu cây vải?
Câu 4:
Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
a) Con mèo cân nặng mấy ki-lô-gam?
b) Quả dưa cân nặng mấy ki-lô-gam?
Đáp án:
Phần 1: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.
Câu 1: Số liền trước của số lớn nhất có ba chữ số là:
A. 998
Câu 2: Hiệu của 783 và 245 là:
A. 538
Câu 3: Độ dài của đường gấp khúc MNPQ là:
A. 9cm
Câu 4: Số gồm 3 trăm, 0 chục và 9 đơn vị được viết là:
B. 309
Câu 5: Chọn câu trả lời thích hợp.
Cột cờ trường em cao khoảng:
D. 5m
Câu 6: Ba bạn Linh, Nga và Loan đến lớp học vẽ. Giờ bắt đầu vào lớp là 7 giờ 30 phút. Hôm đó Linh đến lúc 7 giờ 15 phút, Nga đến lúc 8 giờ và Loan đến lúc 7 giờ 30 phút. Hỏi bạn nào đến lớp sớm trước giờ vào học?
A. Bạn Linh
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Đặt tính rồi tính:
a) 423 + 245 = 668
b) 643 – 240 = 403
Câu 2:
Ta đánh số vào các hình như sau:
Các hình tứ giác có trong hình vẽ là: hình (1 và 2), hình (2 và 3), hình (1, 2 và 3).
Vậy trong hình đã cho có 3 tứ giác.
Câu 3:
Khu vườn B có số cây vải là:
220 + 60 = 280 cây vải
Câu 4:
a) Vì cân thăng bằng nên cân nặng của con mèo bằng tổng cân nặng của 2 quả cân ở đĩa bên trái.
Ta có: 1 kg + 3 kg = 4 kg.
Vậy con mèo cân nặng 4 kg.
b) Vì cân thăng bằng nên cân nặng của 1 quả cân 1 kg và quả dưa bằng cân nặng của quả cân 3 kg ở vế bên phải.
Ta có: 3 kg – 1 kg = 2 kg.
Vậy quả dưa cân nặng 2 kg.
Tham khảo:
- Đề thi Toán lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 1
- Đề thi Toán lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 2
- Đề thi Toán lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 3
- Đề thi Toán lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 4
- Đề thi Toán lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 5
- Bộ 05 đề thi Toán lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức
2. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối
2.1. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối Số 1
UBND HUYỆN........ TRƯỜNG....... TH VÀ THCS ............ | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: ........... Môn: Tiếng Viêt - Lớp 2 Thời gian đọc bài: 90 phút |
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm)
- Thời gian: GV linh hoạt tùy thuộc vào sĩ số HS của lớp mình.
- Cách thức: Kiểm tra từng học sinh.
- GV gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm bài (đoạn)
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài (đoạn) đọc.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét dựa vào các yêu cầu sau:
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
+ Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
+ Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
Bài: Khủng Long - SGK Trang 42 (từ đầu đến có một số loài)
- TLCH: khủng long thường sống ở đâu?
Bài: Bờ Tre Đón Khách - SGK Trang 49-50 (đọc toàn bài)
- TLCH: Có những con vật nào đến thăm bờ tre ?
Bài: Cỏ Non Cười Rồi - SGK Trang 57- 58 (từ đầu đến chị sẽ giúp em)
- TLCH: Vì sao cỏ non lại khóc ?
Bài: Từ Chú Bồ Câu Đến In- Tơ- Nét - SGK Trang 87- 88 (đọc toàn bài)
- TLCH: Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng cách nào?
Bài: Bóp Nát Quả Cam- SGK Trang 100 -101 từ Vua cho Quốc Toản đứng dậy đến nát từ bao giờ)
- TLCH: Vua ban cho Quốc Toản quả gì?
Bài: Đất Nước Chúng Mình - SGK Trang 110 – 111 (từ đầu đến lịch sử nước nhà)
- TLCH: Lá cờ tổ quốc được tả như thế nào?
Bài: Hồ Gươm - SGK Trang 126 - 127 (từ Cầu Thê Húc đến cỏ mọc xanh um)
- TLCH: Cầu Thê Húc được miêu tả như thế nào?
II. ĐỌC HIỂU: (6 điểm)
Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.
2. Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói:
- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.
3. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa,
ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.
Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.
Theo TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. (0.5 điểm) Truyện kể về đời vua Hùng Vương thứ mấy ?
A. Vua Hùng Vương thứ mười tám
B. Vua Hùng Vương thứ tám.
C. Vua Hùng Vương thứ mười sá
Câu 2. (0.5 điểm) Người con gái của Hùng Vương tên gì?
A. Mị Châu B. Hằng Nga C . Mị Nương
Câu 3. (1 điểm) Viết lại các lễ vật mà Vua Hùng đã đưa ra?
Viết câu trả lời của em:
……………………………………………………………………………………
Câu 4. (0,5 điểm) Không lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đã làm gì?
A. Dâng nước lên cuồn cuộn.
B. Hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn.
C. Hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em biết được điều gì?
A. Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm.
B. Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm, thể hiện sức mạnh của dân ta khi phòng chống thiên tai.
C Nói về công lao của vua Hùng, thể hiện sức mạnh của dân ta khi phòng chống thiên tai.
Câu 6. (0,75 điểm) Đặt một câu nêu đặt điểm để nói về Sơn Tinh
Viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………
Câu 7. (0,75 điểm) Nối từ ở cột A và cột B để tạo thành câu:
Câu 8. (1 điểm) Điền dấu phẩy, dấu chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau:
Sáng hôm sau Sơn Tinh đem đến voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao Thủy Tinh đến sau vô cùng tức giận.
B. KIỂM TRA VIẾT:(10 điểm)
I. CHÍNH TẢ. (Nghe – viết): (4 điểm – 15 phút)
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
Từ (Nhiều năm sau đến hình tròn như thế). Sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2, trang 105
II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm – 25 phút)
Viết 4 – 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. (6 điểm)
Gợi ý:
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
Kĩ năng | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng số | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đọc |
1. Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 3 | 2 | ||
Số điểm | 1 | 0,5 | 1 | 1 | 1,5 | 2 | ||||
Câu số | 1,2 | 4 | 3 | 5 | ||||||
2.Kiến thức Tiếng Việt - Từ ngữ chỉ đặc điểm - Mở rộng vốn từ nghề nghiệp - Dấu chấm, dấu phẩy | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | ||||
Số điểm | 0,75 | 0.75 | 1 | 0.75 | 1.75 | |||||
Câu số | 6 | 7 | 8 | |||||||
Tổng cộng | Số câu | 2 | 1 | 2 | 2 | 1 | 4 | 4 | ||
Số điểm | 1 | 0,75 | 1.25 | 2 | 1 | 2.25 | 3.75 | |||
Viết | Nghe viết | Số câu | 1 | |||||||
Số điểm | 4 | |||||||||
Viết đoạn văn | Số câu | 1 | ||||||||
Số điểm | 6 |
Đáp án:
I. Kiểm tra đọc thành tiếng
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II. Đọc hiểu
Câu | Điểm | Đáp án |
1 | 0.5 | A |
2 | 0.5 | C |
3 | 1 | Lễ vật là Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao |
4 | 1 | B |
5 | 1 | B |
6 | 0,75 | Đặt đúng câu nêu đặt điểm của Sơn Tinh: Ví dụ: Sơn Tinh rất mạnh mẽ,… |
7 | 0.75 | Nối cấu đúng mỗi câu 0,25 điểm + Những người dân chài ra khơi để đánh cá. + Các chú hải quân tuần tra để canh giữ biển đảo. + Người dân biển làm lồng bè để nuôi tôm cá. |
8 | 1 | Sáng hôm sau, Sơn Tinh đem đến voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Thủy Tinh đến sau vô cùng tức giận. |
III, Viết
1. Nghe – viết
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm
2. Viết đoạn văn
+ Nội dung (ý): 3 điểm
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
+ Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
2.2. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối Số 2
Bài kiểm tra đọc
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Kiến thức | Số câu | 01 | 01 | 01 | 04 | |||
Câu số | 6, | 8 | 7 | 9 | |||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 3 | |||||
2 | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 04 | 01 | 05 | ||||
Câu số | 1, 2, 3, 4 | 5 | |||||||
Số điểm | 2 | 1 | 3 | ||||||
Tổng số câu | 04 | 02 | 01 | 1 | 01 | 9 | |||
Tổng số điểm | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 6,0 |
Bài kiểm tra viết
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Bài viết 1 | Số câu | 1 | 1 | |||||
Câu số | 1 | ||||||||
Số điểm | 4 | 4 | |||||||
2 | Bài viết 2 | Số câu | 1 | 1 | |||||
Câu số | 2 | ||||||||
Số điểm | 6 | 6 | |||||||
Tổng số câu | 1 | 1 | 2 | ||||||
Tổng số điểm | 4 | 6 | 10 |
UBND HUYỆN ........... TRƯỜNG TH ............. | KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: ......... Môn : TIẾNG VIỆT - LỚP 2 |
KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):
Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:
I. Đọc thầm văn bản sau:
MÙA VÀNG
Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời.
Minh ríu rít bên mẹ:
- Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi. Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ?
- Đúng thế con ạ.
- Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm phải không mẹ?
Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo:
- Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy.
Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.
- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhỉ?
(Theo Những câu chuyện hay, những bài học quỹ)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm ?
A. Quả hồng, cam
B. Quả hồng, na, hạt dẻ
C. Hồng, na.
D. hạt dẻ, cam
Câu 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì ?
A. cày bừa
B. cày bừa và gieo hạt
C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc .
D. Dẫy cỏ
Câu 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc điều gì nữa ?
A. Thời tiết
B. Nước
C. Công an
D. Côn trùng
Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao ?
…………………………………………………………………………
Câu 5. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.
biển | xe máy | Trời tủ lạnh |
túi ni-lông | rừng | dòng sông |
Câu 6. Điền vào chỗ chấm từ ngữ trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Để làm gì?”
a. …………………………chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy.
b. Em chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để………………………………………
Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:
Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.
………………………………………………………………………………
Câu 8 Trong bài “Mùa vàng” có mấy câu hỏi? Vì sao em biết đó là câu hỏi?
………………………………………………………………………………
II. Phần viết
1. Chính tả: Mùa vàng
Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.
- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân thật vất vả quá mẹ nhỉ?
Bài tập chính tả
a. Điền vần
Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp::
thơm ng……. bãi r…… cồn c…… lười nh…..
b. Điền âm
x hay s
xuất …ắc ….ung quanh
2. Tập làm văn:
Kể về người thân trong gia đình em
Bài làm tham khảo
Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm.
Đáp án:
I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
Nội dung đánh giá | Biểu điểm |
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm. | 1 điểm |
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1 điểm.) |
1 điểm |
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) | 1 điểm |
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. | 1 điểm |
Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp. |
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):
Nội dung | Điểm | ||||||
Câu 1: B. Quả hồng, na, hạt dẻ | 0,5 điểm | ||||||
Câu 2: C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc | 0,5 điểm | ||||||
Câu 3: A. Thời tiết | 0,5 điểm | ||||||
Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao? Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp. | 0,5 điểm | ||||||
| 1 điểm | ||||||
Câu 7: Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng. Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng. | 0,5 điểm | ||||||
Câu 8: Trong bài có 2 câu hỏi. Em biết vì kết thúc câu có dấu chấm hỏi. | 0,5điểm |
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM
1. Chính tả: (4 điểm) Không cho điểm không phần này
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,5 điểm)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi). (2,5 điểm)
(Mắc 6 lỗi (1,25 điểm). Từ lỗi thứ 7 mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, nghĩa là: 7 lỗi (1 điểm); 8 lỗi (0,75 điểm); 9 lỗi (0,5).....)
* Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.
- Bài tập chính tả (1 điểm): Điền đúng 1 âm, vần được (0,25 điểm)
2. Tập làm văn: (6 điểm)
*Nội dung (ý): 3 điểm
- HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
* Kĩ năng: 3 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm
Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.
2.3. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối Số 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ……………
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC ....... Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:….. / ..... /........ |
Câu 1: (5 điểm) Chính tả (Nghe - viết) (20 phút)
Tạm biệt cánh cam
Cánh cam có đôi cánh xanh biếc, óng ánh dưới nắng mặt trời. Chú đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống.
(Minh Đức)
Câu 2: (5 điểm) (20 phút)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
- Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?
- Em đã làm việc đó lúc nào? ở đâu? Em làm như thế nào?
- Ích lợi của việc làm đó gì?
- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC ........ Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:….. /.... /......... |
Họ và tên: ............................................ Lớp .............. Cơ sở ..........................
Điểm | Bằng chữ | Nhận xét bài của học sinh ....................................................................... ........................................................................ ........................................................................ |
I. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt. (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ)
Bài văn tả cái gì?
a. Tuổi thơ của tác giả.
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa.
Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (0,5 đ)
Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa?
Lững thững - nặng nề □
Yên lặng - ồn ào □
Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5đ)
Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
□ Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về
□ Bầu trời xanh biếc
□ Đàn trâu vàng đang gặm cỏ
Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 0,5 đ )
Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
a. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây
b. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
c. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.
Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5 đ)
Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?
Cành cây lớn hơn cột đình. □
Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. □
Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □
Câu 6. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu. (1đ)
Câu 7. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (0,5 đ)
Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □
Câu 8. "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? ( 1 đ )
a. Vì sao
b. Như thế nào?
c. Ai làm gì?
Câu 9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? ( 1đ )
.............................................................................................................
………………………….Hết……..…………………
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
Đáp án đề 3:
PHONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ................
| HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: ..........
Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Phần: Viết |
Câu | Hướng dẫn chấm | Biểu điểm |
Câu 1 (5 điểm) | - Nghe viết đúng bài chính tả, đúng độ cao, không mắc quá 5 lỗi trong bài, viết hoa đúng các chữ trong bài. Chữ viết rõ ràng sạch đẹp. | 5 |
- Tùy các mức độ sai sót: sai quá 5 lỗi trở lên, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Viết thiếu, thừa nội dung cứ 2 tiếng trừ 0,25 điểm. - Trình bày, chữ viết chưa đẹp trừ 0,5 điểm bài viết. | ||
Câu 2 (5 điểm) | Giới thiệu được em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường | 1,5 |
Nói về từng chi tiết cụ thể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. | 2,5 | |
Nêu được cảm nghĩ của em khi làm việc đó | 1 | |
- GV cho điểm học sinh linh hoạt căn cứ theo bài làm củahọc sinh. |
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ............
| HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: .......
Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Phần: Đọc hiểu |
Câu | Ý | Hướng dẫn chấm | Biểu điểm |
Câu 1 |
| C. Tả cây đa. | 0,5 điểm |
Câu 2 |
| Lững thững - nặng nề ( S ) Yên lặng - ồn ào ( Đ ) | 0,5 điểm |
Câu 3 |
| A. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về | 0,5 điểm |
Câu 4 |
| B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. | 0,5 điểm |
Câu 5 |
| C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □ | 0,5 điểm |
Câu 6 |
| 0,5 điểm | |
Câu 7 |
| Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ. | 0,5 điểm |
Câu 8 |
| B. Như thế nào? | 1 điểm |
Câu 9 |
| Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê hương tác giả, một vùng quê yên bình, đơn sơ thông qua hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của miền quê Việt Nam | 1,5 điểm |
Tham khảo:
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 1
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 2
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 3
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 4
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 5