Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 năm 2018 - 2019

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Toán, Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các dạng bài Toán, Tiếng Việt trọng tâm có đáp án và bảng ma trận theo Thông tư 22 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố, rèn luyện kỹ năng giải các dạng Toán, Tiếng Việt chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 2 lớp 2.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

I. Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 năm 2019 - 2020

1. Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Toán

Phần I. Khoanh tròn vào chữ đăt trước câu trả lời hoặc đáp án đúng.

Câu 1. Số liền sau số lớn nhất có hai chữ số là:

A. 10

B. 99

C. 100

D. 1000

Câu 2. Một hình tứ giác có các cạnh đều bằng nhau và bằng 4 cm. Chu vi hình tứ giác đó là:

A. 4cm

B. 12cm

C. 24cm

D. 16cm

Câu 3: Có 3 con gà và 2 con chó . Số chân có tất cả là:

A. 14 chân

B. 16 chân

C. 12 chân

D. 8 chân

Câu 4: Kết quả của: 5 x 7 + 10 = . . . . . là

A. 35

B. 25

C. 45

D. 55

Câu 5: 5 x 4 x 0 được kết quả là:

A. 20

B. 9

C. 0

D. 24

Câu 6: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Số hình tứ giác trong hình vẽ là:

Đề cương ôn tập môn Toán 2 học kì 2

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Chữ số 5 trong số 75 nằm ở hàng nào?

A. Trăm

B. Chục

C. Đơn vị

D. Nghìn

Câu 8: Tích của 4 và 9 là:

A. 32

B. 36

C. 38

D. 40

Câu 9: Mẹ có 28 cái kẹo, em giúp mẹ chia đều cho bố ,mẹ , em trai và em. Hỏi mỗi người được mấy cái kẹo?

A. 28

B. 7

C. 38

D. 4

Câu 10: Câu nào thích hợp:

A. Quãng đường dài 20 dm

B. Chiếc bàn học sinh cao 3m

C. Chiếc thước kẻ dài khoảng 1km

D. Chiếc bút chì dài khỏng 15 cm

Phần II: Thực hiện theo yêu cầu của mỗi câu hỏi, bài tập rồi điền kết quả hoặc đáp án đúng vào chỗ chấm:

Câu 11: An đếm được đàn gà 20 cái chân. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con?

Trả lời: Đàn gà có ……….. con

Câu 12: Hải có 21 viên bi, Hải tặng bạn 1/3 số viên bi đó. Hỏi Hải tặng bạn bao nhiêu viên bi?

Trả lời: Số viên bi Hải tặng bạn là: ……………… viên bi

Câu 13: Một tấm vải dài 27 mét và biết rằng may một cái áo hết 3 mét vải. Hỏi tấm vải đó may được bao nhiêu chiếc áo?

Trả lời: Số chiếc áo tấm vải đó may được là:………….. chiếc áo.

Câu 14: Em hãy nhớ lại xem ở nhà em có những đồ dùng nào là hình vuông và là hình chữ nhật, hình tứ giác? em hãy liệt kê từ 5 đến 7 đồ dùng.

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Câu 15. Em hãy điền các số lần lượt vào ô trống:

Đề cương ôn tập môn Toán 2 học kì 2

Phần III. Tự luận

Bài 1. Đặt tính rồi tính

79 + 13

43 + 45

62 – 18

95 – 58

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Bài 2. Tìm X

X x 5 = 40

X x 3 = 45 - 15

X : 3 = 5

12 : X = 4

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Bài 3: Cô Phượng có 35 chiếc thạch rau câu Long Hải, cô chia đề vào 5 túi. Hỏi mỗi túi có mấy chiếc thạch rau câu Long Hải ?

Bài giải

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Bài 4: a. Tìm một số biết rằng lấy số đó chia cho 3 được thương bằng 6.

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Bài 5: Đặt tính rồi tính

a, 29 + 7

b, 100 - 19

Bài 6: Tìm x

a) x + 2 = 22

b) x - 15 = 25

Bài 7: Bao gạo nặng 24 kg, bao ngô nhẹ hơn bao gạo 7 kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 8: Em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số.

Bài 9: Tìm một số biết rằng số đó cộng với 40 rồi trừ đi 30 thì được 20.

Lời giải

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

Bài 10: Bạn Hà có số kẹo nhiều hơn 7 kẹo nhưng ít hơn 9 kẹo. Hỏi bạn Hà có mấy viên kẹo?

Lời giải

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

2. Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU

Đề 1

A. Phần đọc thầm và làm bài trắc nghiệm:

Bài đọc thầm: Ông và cháu

Ông vật thi với cháu

Keo nào ông cũng thua

Cháu vỗ tay hoan hô:

“Ông thua cháu,ông nhỉ!”

Bế cháu ông thủ thỉ:

“Cháu khỏe hơn ông nhiều!

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.”

Phạm Cúc

Câu 1: Người ông trong bài chơi trò gì với cháu:

A. Đánh cờ

B. Vật tay

C. Kéo co

Câu 2: Câu “Ông là buổi trời chiều.” được viết theo mẫu câu nào trong các câu sau đây?

A. Ai thế nào?

B. Ai làm gì?

C. Ai là gì?

Câu 3: Vì sao ông vật tay thua cháu?

A. Ông yếu hơn cháu.

B. Ông giả thua cho cháu vui.

C. Ông chơi kém hơn.

Câu 4:

Điền ng hay ngh

- con …..é, …ủ gật, ….i ngờ, cá …ừ

Câu 5: Khoanh vào nhóm từ chỉ hoạt động?

A. ăn, chạy, nhà.

B. Chạy, nói, mèo

C. Viết, đi, chạy.

Câu 6: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a/ Cò ngoan ngoãn chăm chỉ học tập.

b/ Quanh ta, mọi vật mọi người đều làm việc.

NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT VIẾT

B. Phần Tiếng Việt (viết)

I/CHÍNH TẢ:

Cha mẹ đọc bài chính tả (nghe viết) cho học sinh viết trong thời gian 15 phút:

Bài viết : Buổi biểu diễn văn nghệ

Hôm nay nhà trường tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Các lớp trình diễn những tiết mục hay nhất của lớp. Các em lớp Một múa điệu vui đển trường. Các bạn lớp em hát bản đồng ca chúc mừng các thầy cô.

II. TẬP LÀM VĂN:

(Thời gian làm bài 35 phút). Viết vào vở bài tập.

Đề bài: Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn (3- 5 câu) kể về ông (bà, cha hoặc mẹ) của em.

Câu hỏi gợi ý

1. Ông( bà, cha hoặc mẹ) của em bao nhiêu tuổi?

2. Ông (bà, cha hoặc mẹ) của em làm nghề gì?

3. Ông (bà, cha hoặc mẹ) cuả em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?

4. Tình cảm của em đối với ông (bà, cha hoặc mẹ) như thế nào?

Đề 2

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU

A. Phần đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm:

Bài đọc thầm: Cha tôi

Mẹ tôi mất từ lúc tôi lên hai. Cha nuôi tôi từ thuở ấy. Người dùng xe xích lô để kiếm sống. Đấy cũng là chiếc nôi đưa tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha.

Hằng ngày, cha phải thay phần việc của mẹ: lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may.

Sáng nào cũng vậy, cha dậy rất sớm để đưa, đón khách. Nhiều hôm hàng phố đã cơm nước xong, ngồi xem ti vi, cha mới đạp xe về nhà.

Cha rất quý chiếc xích lô. Cha bảo nó đã nuôi sống cả nhà mình.

Theo Từ Nguyên Tĩnh

* Học sinh đọc thầm bài: “Cha tôi” sau đó chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Để nuôi sống gia đình, người bố đã làm gì?

A. Buôn bán rau, may vá

B. Làm công nhân

C. Đạp xe xích lô chở người, hàng hóa

Câu 2: Người bố rất quý chiếc xích lô vì:

A. Chiếc xe này là kỉ vật vợ để lại

B. Chiếc xe này giúp ông nuôi sống cả nhà

C. Chiếc xe này đẹp

Câu 3: Câu: “Nhiều hôm hàng phố đã cơm nước xong, ngồi xem ti vi, cha mới đạp xe về nhà.” ý muốn nói:

A. Cha đi làm về sớm

B. Cha đi làm về muộn

C. Cha không muốn về nhà

Câu 4: Cha làm thay mẹ những việc gì?

A. Lo vá quần áo

B. Lo từng mớ rau, quả cà

C. Lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may.

Câu 5: Để bố mẹ vui lòng, quên hết mệt nhọc, các em cần làm gì?

……………………………………………………………………………………………

Câu 6: Em thấy người cha trong bài này là người như thế nào?

……………………………………………………………………………………………

Câu 7: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

Bạn Hà là học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn.

Câu 8: Ghép các tiếng sau: “yêu, quý, mến”, thành 4 từ có hai tiếng:

……………………………………………………………………………………………

Câu 9: Hãy sắp xếp các từ sau và viết lại thành một câu có nghĩa: chị em, nhau, giúp đỡ

……………………………………………………………………………………………

Câu 10: Đặt 1 câu theo kiểu Ai là gì?

……………………………………………………………………………………………

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT VIẾT

A. Chính tả (Nghe – viết)

B. Tập làm văn

Đề: Hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em. Viết vào vở bài tập.

Gợi ý:

- Anh (chị, em) của em tên gì?

- Anh (chị, em) của em bao nhiêu tuổi và đang làm gì?

- Hình dáng, tính tình anh (chị, em) của em như thế nào?

- Tình cảm của em đối với anh (chị, em) của em?

Luyện từ và câu

CHỦ ĐỀ 3:

DẤU CHẤM, DẤU PHẨY, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN

I. Kiến thức cần nhớ

1. Dấu chấm được dùng khi diễn đạt hết một ý trọn vẹn. Dấu chấm thường đứng ở cuối câu. Chữ cái đứng sau dấu chấm phải viết hoa

2. Dấu phẩy (đối với lớp 2) được dùng để tách các ý nhỏ trong câu. Chữ cái đứng sau dấu phẩy không viết hoa.

3. Dấu chấm hỏi dùng tong câu để hỏi, thường đứng ở cuối câu hỏi

4. Dấu chấm than dùng trong câu để bày tỏ cảm xúc, thái độ, nó thường đứng ở cuối câu

II. Bài tập

Bài 1: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Cây gạo như một cây nến khổng lồ....

b. Lớp em chăm học.... chăm làm....

Bài 2: Điền dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ ba chấm?

- Ông chủ ơi....Chúng tôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không....

- Không .... Ở đây làm gì có cá sấu

- Vì sao vậy.....

- Vì những vùng biển như này thường có cá mập, mà cá sấu thì sợ cá mập.

Bài 3: Chép lại đoạn văn sau đây cho đúng chính tả sau khi đã thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy

Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò .... Chúng thường cùng ở ....  cùng ăn .... cùng làm việc và đi chơi cùng nhau ... .Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.

Đề ôn thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 1

I, Cho văn bản sau:

Chim sẻ

Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ.

Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng đầu Sẻ. Sẻ hoảng hốt kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.

Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn.

Theo: Nguyễn Tấn Phát

II. Dựa vào nội dung bài đọc “Chim sẻ” em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Sẻ đã kết bạn với ai?

a. Sẻ kết bạn với Ong.

b. Sẻ kết bạn với Quạ.

c. Sẻ kết bạn với Chuồn Chuồn.

Câu 2: Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ?

a.Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn.

b. Vì Sẻ thích sống một mình.

c. Vì Sẻ tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình.

Câu 3: Khi Sẻ bị thương, ai đã giúp đỡ Sẻ?

a. Quạ giúp đỡ Sẻ.

b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ.

c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ.

Câu 4: Theo em, vì sao Sẻ thấy xấu hổ?

a. Vì Sẻ không cẩn thận nên bị trúng đạn.

b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ.

c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ.

Câu 5: Câu “Quạ vội bay đi mất.” thuộc kiểu câu nào đã học?

a. Ai làm gì?

b. Ai là gì?

c. Ai thế nào?

Câu 6: chim sẻ, chim sâu, quạ, ong, bướm, kiến, chuồn chuồn là các từ chỉ gì?

a. Chỉ cây cối.

b. Chỉ con vật.

c. Chỉ đồ vật.

Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu “Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Là gì?

b. Làm gì?

c. Thế nào?

Câu 8: Từ nào trái nghĩa với từ buồn bã?

a. vui vẻ

b. tưng bừng

c. buồn tủi

Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

“Ong và Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương cho Sẻ.”

........................................................................................................................................

III. Tập làm văn:

1. Em hãy viết lời xin lỗi cho các trường hợp sau:

a. Em lỡ giẫm vào chân bạn.

………………………………………………………………………………………

b. Em mãi chơi, quên làm việc mẹ đã dặn.

………………………………………………………………………………………

2. Em hãy viết lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:

a. Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

Đề ôn thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

Bài tập trắc nghiệm:

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước thành ngữ, tục ngữ chỉ thời tiết:

a. Non xanh nước biếc.

b. Mưa thuận gió hòa.

c. Chớp bể mưa nguồn.

d. Thẳng cánh cò bay.

e. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

g. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu hỏi đặt đúng:

a. Khi nào lớp bạn đi cắm trại?

b. Lúc nào lớp tớ cũng sẵn sàng đi cắm trại?

c. Bao giờ bạn về quê?

d. Bao giờ mình cũng mong được bố mẹ cho về quê?

3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

– Thương con quý ….

– Trên … dưới nhường.

– Chị ngã em ….

– Con … cháu thảo.

(Từ cần điền: nâng, cháu, hiền, kính)

4. Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống?

Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ, rong chơi [__] Gặp chị Gió, cô gọi:

Chị Gió đi đâu mà vội thế [__]

– Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa đây [__] Cô có muốn làm mưa không [__]

– Làm mưa để làm gì hả chị [__]

– Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ

(Theo Nhược Thuỷ)

5. Đặt 1 câu có sử dụng dấu chấm, 1 câu có sử dụng dấu chấm than.

............................................................................................................................

............................................................................................................................

6. Vật nuôi gồm gia súc (thú nuôi trong gia đình) như trâu, … và gia cầm (chim nuôi trong gia đình) như gà, vịt, …

Em hãy kể thêm một số vật nuôi khác.

............................................................................................................................

............................................................................................................................

7/ Chính tả: (Các em nhờ PH đọc cho mình viết nhé)

Rừng Tây Nguyên

Rừng Tây Nguyên đẹp lắm! Vào mùa xuân và mùa thu, trời mát dịu và thoang thoảng hương rừng. Bên bờ suối, những khóm hoa đủ màu sắc đua nở. Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

Đề ôn thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 3

1/ Rèn đọc lưu loát bài: - Chuyện bốn mùa, Thư Trung thu, Ông Mạnh thắng Thần Gió, Mùa xuân đến, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Vè chim, Một trí khôn hơn trăm trí khôn, Cò và Cuốc.

2/ Tập trả lời câu hỏi cuối bài

3/ Viết từ khó có trong bài (PH chọn những từ bé hay viết sai đọc cho con rèn)

Bài 4: Với từ “hoa hồng” hãy đặt 3 câu theo mẫu:

  • Ai là gì?.................................
  • Ai làm gì?...........................…
  • Ai thế nào?.........................…

Bài 5: Sắp xếp để tạo thành 2 câu có nghĩa: mây trắng, trên bầu trời, bồng bềnh trôi, mây xanh.

  • Câu 1:.................................................................…
  • Câu 2:....................................................................

Bài 6: Đặt câu theo mẫu ai là gì?

Để giới thiệu:

a, Về người mà em yêu quý nhất:...................................

b, Về một đồ chơi mà em yêu thích:..............................…

c, Về một loài hoa mà em yêu thích:....................…

3. Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Anh

I. Look and write: (nhìn và viết)

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Anh

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Anh

II. Uncramble the words. (sắp xếp thành từ)

1. ycdan. _______

2. ltwoe _______

3. myomm _______

4. omhe _______

5. remfra _______

6. sodeoln _______

7. hsif _______

8. maohosp _______

9. igthn _______

10. posa _______

III. Fill in the blanks with the correct words: (Điền vào chỗ trống với từ thích hợp)

ready - want - home - brother - d on’t

1. I______ like fish.

2. He’s my_______.

3. Dinner’s ______.

4. I ______ ice cream.

5. I’m _______.

IV. Complete the correct words (viết thành từ đúng)

1. _re_d.

2. s_a_.

3. n_odl_s.

4. s_am_ _o.

5. _e_t.

6. s_ _te_ .

7. sta_ s.

8. _ _op.

9. s_id_.

10. _i_e.

11. ca_d_.

12. _h_ck_n.

13. _ik_.

14. mo_ _ y.

II. Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 2 năm 2018 - 2019

1. Lý thuyết ôn tập đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 2

- Đọc, viết các số đến 1000.

- Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.

- So sánh các số có ba chữ số.

- Cộng, trừ, nhân, chia trong bảng.

- Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số.

- Giải bài toán bằng một phép cộng hoặc trừ hoặc nhân hoặc chia (có liên quan đến các đơn vị đo đã học).

- Số liền trước, số liền sau.

- Xem lịch, xem đồng hồ.

- Vẽ hình tứ giác, tính chu vi hình tứ giác, hình tam giác.

2. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 2

Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (1 điểm)

a) Số Bốn trăm linh bảy viết là:

A. 470

B. 407

C. 704

b) Số Năm trăm ba mươi viết là:

A. 305

B. 503

C. 530

c) Số 735 đọc là:                               d) Số 956 đọc là:

A. Bảy trăm năm mươi ba                     A. Chín năm sáu

B. Bảy trăm ba mươi lăm                      B. Chín trăm sáu mươi lăm

C. Ba trăm bảy mươi lăm                      C. Chín trăm năm mươi sáu

Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (1 điểm)

a) Số 632 được viết thành tổng nào?

A. 6 + 3 + 2

B. 600 + 30 + 2

C. 600 + 3 + 20

b) Số 820 được viết thành tổng nào?

A. 800 + 20

B. 800 + 2

C. 8 + 20

Bài 3: Điền dấu <, >, = vào chỗ chấm thích hợp. (1 điểm)

249 .... 549                            536 .... 536

410.... 401                             200 + 655 ..... 955

Bài 4: Đặt tính rồi tính: (2 điểm)

48 + 37

82 – 59

532 + 264

972 - 430

Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (1 điểm)

a) Số liền trước của số 700 là:

A. 701

B. 699

C. 710

b) Số liền sau của số 345 là:

A. 346

B. 344

C. 347

Bài 6: Một bác thợ may dùng 16 m vải để may 4 bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may một bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải? (1,5 điểm)

Bài giải

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

Bài 7: Cho hình từ giác ABCD (như hình vẽ): (1 điểm)

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 2 học kì 2

a/ Tính chu vi của hình tứ giác ABCD.

b/ Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào hình trên để được 1 hình tam giác và 2 hình tứ giác.

Bài 8: (0,5 điểm) Khoanh tròn vào câu đúng

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 2 học kì 2

Đồng hồ chỉ:

A. 8 giờ 6 phút

B. 6 giờ 9 phút

C. 8 giờ 30 phút

Bài 9: Viết số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau mà tổng ba chữ số của số đó bằng 7? (1 điểm)

Số đó là: ..........................

3. Lý thuyết ôn tập đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài TĐ đã học từ tuần 28 đến tuần 34 (phát âm rõ, tốc độ đọc 50 tiếng/phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).

- Nhận biết được các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất thông thường. Biết đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Tìm được từ trái nghĩa với các từ quen thuộc. Đặt được câu với từ ngữ cho trước.

- Nghe viết được bài chính tả khoảng 50 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.

- Viết được lời đáp trong chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị,... phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể. Viết được đoạn văn kể, tả ngắn (từ 4- 5) câu theo câu hỏi gợi ý.

4. Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

I. Đọc thầm và làm bài tập. (4 điểm)

Chim rừng Tây Nguyên

Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ Y-rơ-pao rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông.

Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thắm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội. Những con chim kơ púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.

Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn vang cả mặt nước.

Theo THIÊN LƯƠNG

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho câu hỏi 1, 2, 4 và trả lời câu hỏi câu hỏi 3, 5 dưới đây:

1. Quanh hồ Y-rơ-pao có những loài chim gì?

a/ chim én, chim sơn ca, chim sâu.

b/ chim sẻ, chim thiên nga, chim én.

c/ chim đại bàng, chim kơ púc, chim thiên nga.

2. Chim nào có hình dáng nhỏ như quả ớt và mình đỏ chót?

a/ chim đại bàng.

b/ chim kơ púc.

c/ chim thiên nga.

3. Xếp các từ cho dưới đây thành cặp từ trái nghĩa:

nhẹ, rộn, trắng, nặng, hẹp, đen.

............../............. ................/................ .............../...............

4. Bộ phận in đậm trong câu "Những con chim kơ púc cố rướn cặp mỏ để hót lên lanh lảnh." trả lời cho câu hỏi nào?

a) Vì sao?

b) Để làm gì?

c) Khi nào?

5. Hãy thay cụm từ "khi nào" trong câu sau bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, mấy giờ):

Khi nào học sinh được nghỉ hè?

...........................................................................................

B/ Kiểm tra viết:

1/ Viết chính tả (5 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 16 phút

Hoa mai vàng

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh mai xòe ra mịn màng như lụa.

Theo MÙA XUÂN VÀ PHONG TỤC VIỆT NAM

2/ Tập làm văn (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 4-5 câu) kể về một người thân của em: bố (mẹ...) theo các câu hỏi gợi ý sau:

  • Bố (mẹ, ...) của em làm nghề gì?
  • Hằng ngày, bố (mẹ, ...) làm những việc gì?
  • Những việc ấy có ích như thế nào?

THANG ĐIỂM CHẤM

A .Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (6 điểm)Đọc rõ ràng, rành mạch các bài TĐ đã học từ tuần 28 đến tuần 34 (phát âm rõ, tốc độ đọc 50 tiếng/phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát các bài TĐ từ tuần 28 đến tuần 34 (tốc độ đọc trên 50 tiếng/phút).

- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm

(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3-4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5- 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai 7- 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9- 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm)

- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm.

(Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3- 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm)

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

(Đọc quá 1-2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm)

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.

(Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng : 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý : 0 điểm).

2. Đọc thầm: (4 điểm)

Câu 1: ý c (0,75 điểm)

Câu 2: ý b (0,75 điểm)

Câu 3: nhẹ / nặng, rộng / hẹp, trắng / đen. (1,5 điểm)

Câu 4: b) Để làm gì ? (0,5 điểm)

Câu 5: Bao giờ học sinh được nghỉ hè ? (0,5 điểm)

hay: Lúc nào học sinh được nghỉ hè ?

II. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Viết chính tả (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định): trừ 0,5 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn . . . bị trừ 1 điểm toàn bài .

2. Tập làm văn: (5 điểm).

Học sinh viết đúng được đoạn văn từ 4 đến 5 câu theo gợi ý ở đề bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm.

(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3 ; 2,5; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5).

5. Ma trận đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 2

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Số tự nhiên và các phép tính với chúng.

Số câu

2

1

1

1

1

3

3

Số điểm

2,0

1,0

1,0

2,0

1,0

3,0

4,0

Đại lượng và đo đại lượng: độ dài, khối lượng, dung tích, thời gian.

Số câu

1

1

1

1

Số điểm

0,5

1,5

0,5

1,5

Yếu tố hình học: chu vi hình tam giác, tứ giác; nhận dạng các hình đã học.

Số câu

1

1

Số điểm

1,0

1,0

Tổng

Số câu

3

2

1

2

1

4

5

Số điểm

2,5

2

1,0

3,5

1,0

3,5

6,5

6. Ma trận câu hỏi đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 2

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Cộng

1

Số học

Số câu

03

02

01

6

Câu số

1, 2, 3

4, 5

9

2

Đại lượng và đo đại lượng

Số câu

01

01

2

Câu số

8

6

3

Yếu tố hình học

Số câu

01

1

Câu số

7

TS

TS câu

5

3

1

9

7. Ma trận đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Đọc thầm bài văn, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

Số câu

2

2

Số điểm

1,5

1,5

Từ trái nghĩa. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Đặt được câu với từ ngữ cho trước.

Số câu

1

1

1

1

2

Số điểm

0,5

1,5

0,5

0,5

2

Tổng

Số câu

3

1

1

3

2

Số điểm

2,0

1,5

0,5

2,0

2,0

9. Ma trận câu hỏi đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Cộng

1

Tập đọc (đọc thầm, TLCH)

Số câu

02

2

Câu số

1, 2

2

Luyện từ và câu

Số câu

01

01

01

3

Câu số

4

3

5

TS

TS câu

3

1

1

5

Ngoài Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 2 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 2bài tập nâng cao Toán 2 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt.

Các bạn học sinh hoàn toàn có thể tự tiến hành làm bài tập và giải bài tập theo đúng những kiến thức trên đã học, các phụ huynh có thể đánh giá khả năng học tập của các con và đưa ra phương hướng học tập tốt nhất cho các em. Chúc các em có thể nâng cao được các kỹ năng giải bài tập lớp 2 của mình một cách tốt nhất.

Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 năm 2019 - 2020

Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020

Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020

Chia sẻ, đánh giá bài viết
40
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối

    Xem thêm