Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Kim An, Hà Nội
Đề thi học kì 2 lớp 2 dưới đây là kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Kim An, Hà Nội. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn tiếng Việt này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận gần sát với các kiến thức được giảng dạy trong sách giáo khoa. Tài liệu ôn thi học kì 2 này bao gồm đề thi và đáp án được VnDoc sưu tầm giúp các em học sinh tự luyện tập và kiểm tra kết quả. Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 lớp 2 sắp tới.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án
- 1. Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020
- 2. Đáp án: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020
- 3. Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019
- 4. Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019
- 5. Đề bài đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
- 6. Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
1. Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm) (không khống chế thời gian)
GV yêu cầu HS đọc 1 trong 3 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
1. Bài: Hừng đông mặt biển.
Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mới mọc lên đường.
Cảnh hừng đông mặt biển thế nào?
2. Bài: Trăng mọc trên biển.
Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã long lánh, nhìn trên biển lại càng long lánh thêm. Bỗng một vầng sáng màu đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.
* Cảnh biển về đêm đẹp như thế nào?
3. Bài: Quả sầu riêng.
Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhưng cứng và rất dai.
* Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì?
II. Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)
Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên
Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.
Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.
Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh qụy.
Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: (M1) Già làng Voi tức giận điều gì?
A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.
B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.
C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.
D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước.
Câu 2: (M1) Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?
A: Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.
B: Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.
C: Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.
D: Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.
Câu 3: (M2) Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?
A: Do dấu chân của người dân ở đó.
B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.
C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.
D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.
Câu 4: (M3) Câu chuyện này kể về điều gì?
Câu 5: (M2) Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì?
A: Ai làm gi?
B: Ai là gì?
C: Ai thế nào?
D: Ai ở đâu?
Câu 6: (M4) Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?
Câu 7: (M1) Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?
A: Sông hồ.
B: Ao hồ.
C: Kênh rạch
D: Mương máng
Câu 8: (M3) Kể tên một số loài thú sống hoang dã.
Câu 9: (M2) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả-nghe viết (4 điểm)
GV đọc cho HS viết bài Mùa nước nổi SGK TV 2 tập 2 trang 19.
Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hoà. Nước mỗi ngày một đâng lên. Mưa dầm đề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn nói về cảnh biển vào buổi sáng.
2. Đáp án: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020
I. Đọc hiểu (6 điểm)
Câu 1: B (0,5đ)
Câu 2: C (0,5đ)
Câu 3: D (0,5đ)
Câu 4: (1đ)
Hs nêu được cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.
Câu 5: A (0,5đ)
Câu 6: (1đ)
Nêu được ý nghĩa của câu chuyện tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên .
Câu 7: A (0,5đ)
Câu 8: (1đ) Kể được một số loài thú sống hoang dã.
Câu 9: (0,5đ) Điền dấu phẩy vào sau từ lát đường, bãi lầy
II. Tập làm văn (6 điểm)
Bài làm 1: Bức tranh vẽ cảnh biển buổi sáng thật đẹp. Ông mặt trời như quả cầu lửa lơ lửng giữa bầu trời xanh. Những con sóng nối đuôi nhau xô vào bờ cát tung bọt trắng xóa. Nhìn từ xa, những cánh buồm giống như một đàn bướm tung tăng bay lượn giữa biển biếc. Trên bầu trời những cánh chim hải âu chao liệng giữa khoảng không vô tận. Thỉnh thoảng có những con sà xuống mặt biển đớp mồi hay vui với những cánh sóng, trông thật thích mắt.
Bài làm 2: Em đã được ra biển chơi một lần cùng với bố mẹ. Sóng biển nhấp nhô từng đợt ập vào bờ. Trên biển, những ngư dân đang ra khơi đánh cá. Mặt trời toả những tia nắng xuống biển làm cho mặt biển có một chút màu vàng nhạt. Bầu trời có những chú chim hải âu đang chao lượn. Trên bãi cát có những chú cua bò ngang, có những bạn học sinh được nghỉ hè ra biển chơi. Tắm biển thật là thú vị: Được ngắm cảnh, được xây những lâu đài cát. Biển thật là đẹp. Em thích biển.
3. Đề bài: Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019
A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)
2. Những quả đào (Trang 91 - TV2/ Tập 2)
3. Cây đa quê hương (Trang 93 - TV2/ Tập 2)
4. Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 - TV2/ Tập 2)
5. Chuyện quả bầu (Trang 107 - TV2/ Tập 2)
6. Bóp nát quả (Trang 124 - TV2/ Tập 2)
7. Người làm đồ chơi (Trang 133 - TV2/ Tập 2)
8. Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 - TV2/ Tập 2)
II/ Đọc hiểu: (6 điểm) (35 phút)
Đọc bài sau:
Có những mùa đông
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
(Trần Dân Tiên)
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. (1đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Cào tuyết trong một trường học.
B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
C. Viết báo.
D. Nhặt than.
Câu 2 (0.5đ) Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Bác làm việc rất mệt.
B. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Bác vừa mệt, vừa đói.
C. Phải làm việc để có tiền sinh sống.
D. Bác rất mệt
Câu 3.(1đ) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 4.(0.5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
B. Để theo học đại học.
C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.
D. Để được ở bên nước ngoài
Câu 5.(1đ) Em hãy viết 1 – 2 câu nói về Bác Hồ?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 6.(0.5đ) Câu chuyện “Có những mùa đông” em rút ra được bài học gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 7.(0.5đ) Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. mệt - mỏi
B. sáng - trưa
C. mồ hôi - lạnh cóng
D. nóng - lạnh
Câu 8. (0.5đ) Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ đối với dân?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A.Yêu nước, thương dân
B. giản dị
C. sáng suốt
D. thông minh
Câu 9.(0.5đ) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
B/ Kiểm tra viết: (10 điểm)
1/ Chính tả: (Nghe viết) (4 điểm) (Thời gian: 15 phút)
GV đọc cho học sinh – nghe viết .
Sông Hương
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
-----------------***-----------------
2/ Tập làm văn: (6 điểm ) (Thời gian: 25 phút)
Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu ) kể về nghề nghiệp của bố (hoặc mẹ) em theo gợi ý sau:
- Bố (hoặc mẹ) em làm nghề gì?
- Hằng ngày, bố (hoặc mẹ) em làm những việc gì?
- Công việc ấy có ích lợi như thế nào?
- Tình cảm của em đối với bố (hoặc mẹ) em như thế nào?
4. Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019
A/Kiểm tra đọc (10 điểm)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2/Đọc hiểu: (6 điểm)
Đáp án:
Câu 1: Khoanh ý A (1đ)
Câu 2: Khoanh ý B (0.5đ)
Câu 3: Dùng viên gạch nướng lên để sưởi. (1đ)
Câu 4: Khoanh ý C (0,5 điểm)
Câu 5:(0.5 điểm)
HS viết được 1 hoặc 2 câu nói về Bác Hồ (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)
VD: Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân. …
Câu 6: (1 điểm ) (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)
Bác Hồ quyết tâm chịu đựng sự gian khổ để tìm đường cứu nước cứu, cứu dân.
Câu 7: Khoanh ý D (0,5 điểm)
Câu 8: Khoanh ý A (0,5 điểm)
Câu 9: (0.5 điểm)
Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để làm gì?
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm
2/ Tập làm văn: (6 điểm)
+ Nội dung (ý): 3 điểm
HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu, kể được nghề nghiệp của bố hoặc mẹ.
+ Kỹ năng:
- Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
- Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm.
5. Đề bài đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI | THI HỌC KÌ II - LỚP 2 |
Họ và tên :…………………………..................…………. Lớp :………...........
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (6 điểm): GV cho học sinh bốc thăm đọc các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34 & trả lời 1 câu hỏi.
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (4 điểm): Học sinh đọc thầm bài “Kho báu” SGK Tiếng Việt tập 2 trang 83.
Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X (vào ô trống) trước các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
□ Ruộng nhà có đất rất tốt.
□ Ruộng nhà có một kho báu.
□ Ruộng nhà lúa bội thu.
2. Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
□ Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu.
□ Tìm kho báu không thấy, họ đành trồng lúa.
□ Cả hai câu trên đều đúng.
3. Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
□ Vì đất của hai anh em luôn luôn tốt.
□ Vì họ đào bới tìm kho báu nên vô tình đã làm đất kĩ.
□ Vì hai em giỏi nghề nông.
4. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
□ Đừng mơ tưởng kho báu.
□ Cần cù lao động sẽ tạo ra của cải.
□ Cả hai câu trên đều đúng.
5. Câu nào dưới đây trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
□ Đến vụ lúa, họ cấy lúa.
□ Hai người con đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu.
□ Nhờ làm đất kĩ nên vụ ấy lúa bội thu.
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (Nghe - Viết):
Bài: Cây đa quê hương
Đoạn viết: “Chiều chiều… ruộng đồng yên lặng”
2. Tập làm văn: (5 Điểm)
Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì,…) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
Câu hỏi gợi ý:
a) Bố (mẹ, chú, dì …..) của em tên là gì? Làm nghề gì?
b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì…..) làm những việc gì?
c) Những việc ấy có ích như thế nào?
d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì…..) như thế nào?
6. Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài TĐ đã học từ tuần 28 đến tuần 34 (phát âm rõ, tốc độ đọc 50 tiếng/phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - 30 phút
Mỗi câu khoanh đúng cho 1 điểm.
Câu 1: Ruộng nhà có một kho báu.
Câu 2: Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 3: Vì họ đào bới tìm kho báu nên vô tình đã làm đất kĩ.
Câu 4: Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 5: Hai người con đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu.
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (5điểm) (SGK TV tập 2 trang 93)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ: tùy theo mức độ để trừ điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (5 điểm)
- 4,5 - 5,0 đ: Bài viết mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên, không sai lỗi chính tả.
- 3,5 - 4,0 đ: Bài viết mạch lạc, đủ ý, liên kết, lời lẽ chân thực, tự nhiên, không sai quá 2 lỗi chính tả , ngữ pháp, dùng từ.
- Điểm dưới 3,5 điểm: Tùy theo bài cụ thể để cho điểm.
Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 năm 2019 - 2020
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 2 năm 2019 - 2020 đầy đủ các môn
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 2 năm 2019 - 2020 (18 đề)
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 (10 đề)
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 (08 đề)
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tự nhiên xã hội năm 2019 - 2020
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Đạo Đức năm 2019 - 2020
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tin Học năm 2019 - 2020
Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 1
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 2
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 3
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 4
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 5
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 6
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 7
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 8
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 (08 đề)
Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020
- Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán - Đề 1
- Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán - Đề 2
- Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán - Đề 3
- Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán - Đề 4
- Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán - Đề 5
- 05 Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 1
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 2
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 3
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 4
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 5
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 6
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 7
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 8
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 9
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 - Đề 10
- Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Toán năm 2019 - 2020 (10 đề)
Ngoài Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Kim An, Hà Nội trên, VnDoc còn cung cấp các đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán, tiếng Việt lớp 2 khác để các bạn tham khảo. Mời các bạn vào mục Đề thi học kì 2 lớp 2 dưới đây để tải đề thi về luyện tập.