Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt theo Thông tư 27
Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô và các em học sinh trong quá trình xây dựng đề cương, ôn tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn chuẩn bị kiến thức cuối học kì 2 lớp 2 thêm hiệu quả.
Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt
1. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ……………
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC........ Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:….. / ..... /......... |
Câu 1: (5 điểm) Chính tả (Nghe - viết) (20 phút)
Tạm biệt cánh cam
Cánh cam có đôi cánh xanh biếc, óng ánh dưới nắng mặt trời. Chú đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống.
(Minh Đức)
Câu 2: (5 điểm) (20 phút)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
- Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?
- Em đã làm việc đó lúc nào? ở đâu? Em làm như thế nào?
- Ích lợi của việc làm đó gì?
- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC ......... Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:….. /.... /2022 |
Họ và tên: ............................................ Lớp .............. Cơ sở ..........................
Điểm | Bằng chữ | Nhận xét bài của học sinh ....................................................................... ........................................................................ ........................................................................ |
I. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt. (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ)
Bài văn tả cái gì?
a. Tuổi thơ của tác giả.
b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
c. Tả cây đa.
Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (0,5 đ)
Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa?
Lững thững - nặng nề □
Yên lặng - ồn ào □
Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5đ)
Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
□ Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về
□ Bầu trời xanh biếc
□ Đàn trâu vàng đang gặm cỏ
Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 0,5 đ )
Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
a. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây
b. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
c. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.
Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5 đ)
Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?
Cành cây lớn hơn cột đình. □
Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. □
Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □
Câu 6. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu. (1đ)
Câu 7. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (0,5 đ)
Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □
Câu 8. "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? ( 1 đ )
a. Vì sao
b. Như thế nào?
c. Ai làm gì?
Câu 9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? ( 1đ )
.............................................................................................................
………………………….Hết……..…………………
(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối
PHONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ................
| HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: ........
Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Phần: Viết |
Câu | Hướng dẫn chấm | Biểu điểm |
Câu 1 (5 điểm) | - Nghe viết đúng bài chính tả, đúng độ cao, không mắc quá 5 lỗi trong bài, viết hoa đúng các chữ trong bài. Chữ viết rõ ràng sạch đẹp. | 5 |
- Tùy các mức độ sai sót: sai quá 5 lỗi trở lên, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Viết thiếu, thừa nội dung cứ 2 tiếng trừ 0,25 điểm. - Trình bày, chữ viết chưa đẹp trừ 0,5 điểm bài viết. | ||
Câu 2 (5 điểm) | Giới thiệu được em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường | 1,5 |
Nói về từng chi tiết cụ thể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. | 2,5 | |
Nêu được cảm nghĩ của em khi làm việc đó | 1 | |
- GV cho điểm học sinh linh hoạt căn cứ theo bài làm củahọc sinh. |
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ............
| HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: ..........
Môn: Tiếng Việt Khối lớp: 2 Phần: Đọc hiểu |
Câu | Ý | Hướng dẫn chấm | Biểu điểm |
Câu 1 |
| C. Tả cây đa. | 0,5 điểm |
Câu 2 |
| Lững thững - nặng nề ( S ) Yên lặng - ồn ào ( Đ ) | 0,5 điểm |
Câu 3 |
| A. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về | 0,5 điểm |
Câu 4 |
| B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. | 0,5 điểm |
Câu 5 |
| C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □ | 0,5 điểm |
Câu 6 |
| 0,5 điểm | |
Câu 7 |
| Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ. | 0,5 điểm |
Câu 8 |
| B. Như thế nào? | 1 điểm |
Câu 9 |
| Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê hương tác giả, một vùng quê yên bình, đơn sơ thông qua hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của miền quê Việt Nam | 1,5 điểm |
2. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều
Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt
Mạch kiến thức,kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 |
Tổng | ||||||||||
|
| TNKQ | TL | HT khác | TNKQ | TL | HT khác | TNKQ | TL | HT khác | TNKQ | TL | HT khác | ||
1. Đọc | a. Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | 4 | ||||||
Số điểm | 1,0 | 0,5 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 2.5 | ||||||||
b) Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 3 |
| 5 | |||||
Số điểm | 0,5 | 1,0 | 0,5 | 1,0 | 0,5 | 1,0 | 2,5 |
| 3,5 | ||||||
Tổng | Số câu | 3 | 1 |
| 1 | 1 | 1 |
| 2 |
| 4 | 4 | 1 | 9 | |
| Số điểm | 1,5 | 1.0 |
| 0,5 | 1,0 | 0,5 |
| 1,5 |
| 2,0 | 3,5 | 0.5 | 6.0 |
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
PHÒNG GD &ĐT ……….. TRƯỜNG TIỂU HỌC ……. | KIỂM TRA ĐỌC HIỂU CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC .......... |
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2
(Thời gian làm bài 20 phút)
Họ và tên:..................................................................
I. Đọc thầm
1. Đọc thầm văn bản sau:
Cây Gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
(Theo Vũ Tú Nam)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1. (0.5đ ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?
a. Mùa xuân
b. Mùa hạ
c. Mùa thu
d. Mùa đông
Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?
a. Tháp đèn khổng lồ
b. Ngọn lửa hồng
c. Ngọn nến
d. Cả ba ý trên.
Câu 3. (0.5đ ) Những chú chim làm gì trên cây gạo?
a. Bắt sâu
b. Làm tổ
c. Trò chuyện ríu rít
d. Tranh giành
Câu 4 . (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người? Nối với đáp án em cho là đúng
Câu 5: ( M4) Cho các từ: gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:
a) Từ chỉ sự vật:…………………………………………………………………………..
b) Từ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………………..
Câu 6: (0.5đ ) Câu “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?
a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?
Câu 7: (0,5đ ) Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trảlời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì?
b. Là gì?
c. Khi nào?
d. Thế nào?
Câu 8: (0,5đ ) Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật:
1. Con đường này là…………………………………………………..
2. Cái bút này là ………………………………………………………
Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau:
Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền hòa.
II. Tiếng việt
1. Chính tả:
Bàn tay cô giáo
Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo!
Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền
Cô cầm tay em
Nắn từng nét chữ
Em viết đẹp thêm
Thẳng đều trang vở.
2. Tập làm văn: Viết đoạn văn khoảng 3 – 5 câu về một đồ vật hoặc đồ chơi mà em yêu thích
- Gợi ý:
a. Đồ vật em yêu thích là đồ vật gì?
b. Đồ vật đó có hình dáng, màu sắc gì nổi bật?
c. Em thường dùng đồ vật đó vào những lúc nào?
d. Tình cảm của em đối với đồ vật đó ? Em giữ gìn đồ vật đó như thế nào?
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt
I. ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu | 1 | 2 | 3 | 6 | 7 | ||
Đáp án | a | a | c | c | c | ||
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Câu 4: Cây Gạo gọi đến bao nhiêu là chim. ( 1đ)
Câu 5:
- Từ chỉ sự vật là: mùa xuân, cây gạo, chim chóc (0,5đ)
- Từ chỉ hoạt động: gọi, bay đến, hót, trò chuyện (0,5 đ)
Câu 8:
- Con đường này là con đường em đến trường./ là con đường đẹp nhất . /........ ( 1đ)
- Cái bút này là cái bút đẹp nhất./ Cái bút này là cái bút to nhất./….
Câu 9: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát, hiền hòa (0,5đ) – Mỗi dấu phẩy đúng 0,25đ
1. CHÍNH TẢ (4,0 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (4 điểm).
- Cứ mắc 5 lỗi trừ 1,0 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần).
- Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài.
2. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
+ Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau cho 6 điểm.
- HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu theo gợi ý của đề bài, trình bày thành đoạn văn.
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
+ Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 5,0 điểm.
+ Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 4 điểm.
+ Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 2,5 – 3,5 điểm.
Bài làm số 1:
Món đồ chơi yêu thích của em là là chú chó Robot mà em được tặng nhân dịp sinh nhật. Thân mình Chú to bằng cái bát, được sơn màu đỏ tươi, trên đầu có đội một chiếc mũ thật ngộ nghĩnh. Chỉ cần lắp pin vào là chú có thể tự di chuyển, phát ra tiếng sủa như thật. Đặc biệt, khi gặp chướng ngại vật, chú có thể tự quay lại, tìm hướng đi khác. Chú chó robot như một người bạn thân của em.
Bài làm số 2:
Em rất thích đồ chơi gấu bông của em. Đó là món quà mẹ mua cho em nhân dịp sinh nhật. Chú gấu bông được làm từ lông mịn, có màu trắng tinh rất xinh xắn. Gấu bông to bằng người em, em có thể dùng ôm khi đi ngủ. Với em, gấu bông như một người bạn đồng hành và chơi đùa cùng với em. Em rất yêu quý món đồ chơi này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.
3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
Thời gian làm bài:....... phút
(không kể thời gian phát đề)
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
Nhà Gấu ở trong rừng
Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà Gấu đứng tránh gió trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no. Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo rung rinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi lặc lè, lặc lè …..
(Tô Hoài)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Mùa xuân, Gấu đi kiếm thức ăn gì?
a- Măng và hạt dẻ
b- Măng và mật ong
c- Mật ong và hạt dẻ
2. Mùa đông, cả nhà Gấu làm gì?
a- Đi nhặt quả hạt dẻ
b- Đi tìm uống mật ong
c- Đứng trong gốc cây
3. Vì sao suốt ba tháng rét, Gấu không cần đi kiếm ăn mà vẫn sống?
a- Vì Gấu có nhiều thức ăn để lưu trữ
b- Vì Gấu có hai bàn chân mỡ để mút
c- Vì Gấu có khả năng nhịn ăn rất giỏi
(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài?
a- Tả cuộc sống quanh năm của gia đình Gấu ở trong rừng
b- Tả cuộc sống rất vui vẻ của gia đình Gấu ở trong rừng
c- Tả cuộc sống thật no đủ của gia đình Gấu ở trong rừng
II. Tiếng việt
Bài 1. Điền vào chỗ chấm
ên hay ênh:
Cao l…… kh……
Ốc s……
Mũi t……………
Bài 2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.
biển | xe máy | tủ lạnh |
túi ni-lông | rừng | dòng sông |
Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau.
a)
- Cậu giảng bài cho tớ phần này được không?
-…………………………………………………………………………………
b)
- Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé.
- ……………………………………………………………………………………
B. Viết
1. Nghe – viết:
Mùa lúa chín
Vây quanh làng
Một biển vàng
Như tơ kén...
Hương lúa chín
Thoang thoảng bay
Làm say say
Đàn ri đá.
Lúc biết đi
Chuyện rầm rì
Rung rinh sáng
Làm xáo động
Cả rặng cây
Làm lung lay
Hàng cột điện...
Bông lúa quyện
Trĩu bàn tay
Như đựng đầy
Mưa, gió, nắng.
Như đeo nặng
Giọt mồ hôi
Của bao người
Nuôi lớn lúa...
Nguyễn Khoa Đăng
2. Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
A. Đọc hiểu
I. Đọc – hiểu
1. b
2. c
3. b
(4). a
II. Tiếng việt
Bài 1. Điền vào chỗ chấm
ên hay ênh:
Cao lênh khênh
Ốc sên
Mũi tên
Bài 2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.
biển | xe máy | tủ lạnh |
túi ni-lông | rừng | dòng sông |
Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau.
a)
- Cậu giảng bài cho tớ phần này được không ?
- Được chứ, tớ sẽ giảng bài này cho cậu.
b)
- Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé.
- Không được đâu, tớ không trốn học cùng cậu đâu.
B. Viết
1. Nghe – viết:
2. Hướng dẫn viết về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em
- Anh (chị hoặc em) tên là gì?
- Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?
- Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?
Bài làm tham khảo số 1:
Anh trai em tên là Minh Tuấn. Anh thường chơi cùng với em. Có đồ ăn ngon, anh Tuấn sẽ nhường hết cho em. Buổi tối, anh thường giảng lại cho em những bài tập khó. Em rất yêu quý anh trai em. Em mong anh em em luôn yêu thương và gắn bó với nhau.
Bài làm tham khảo số 2:
Chị Thúy Ngân là chị gái của em. Chị ấy là học sinh lớp 10 của trường Chuyên ở tỉnh. Chị Ngân học giỏi lắm, lại chăm chỉ nữa. Chị thường dạy em học bài, rồi dẫn em đi chơi và mua cho em những món quà vặt thật ngon. Chị Ngân là chị gái tuyệt vời nhất trên đời này.
Bài làm tham khảo số 3:
Em rất yêu bố của em. Bố em là một bác sĩ. Trong đợt dịch vừa rồi, bố ở trong bệnh viện hơn một tháng để chống dịch. Em chỉ được gặp bố qua điện thoại. Em rất thương bố nhưng cũng rất tự hào. Em mong sau này mình cũng sẽ trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người giống bố.
>> Viết 3 - 4 câu thể hiện tình cảm của em đối với người thân
4. Đề thi học kì 2 lớp 2 các môn
- 70 đề thi Toán lớp 2 học kỳ 2 năm 2022-2023
- 100 đề thi Toán lớp 2 học kì 2 năm 2022 - 2023
- 24 đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2022 - 2023
- 9 Đề ôn tập học kì 2 môn tiếng Anh lớp 2 năm 2023
- Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tin Học
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Đạo Đức
..................
Ngoài Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt trên. Các bạn có thể tham khảo thêm Giải bài tập môn Toán lớp 2, Giải môn Tiếng Việt lớp 2, Giải bài tập môn tự nhiên xã hội, đạo đức,...