Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ 70 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22 là bộ đề thi bao gồm 70 đề có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng đề. Các đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối năm đạt kết quả cao. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tải về bản đầy đủ, chi tiết.

I. Tuyển tập 32 đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021

II. Bộ 06 đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Hay chọn lọc

III. 10 đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Hay nhất

IV. Bộ 05 đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

1. Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 1

A. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Viết chính tả (4 điểm) Bài Sông Hương (TV2 – trang 72).

2. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả về loài hoa mà em thích.

B. ĐỌC THẦM

Chuyện quả bầu

1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.

3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.

Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.

Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ- mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến người Thái, người Mường, người Dao, người H mông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,…lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi và trả lời câu hỏi ….

Câu 1. Hai vợ chồng đi rừng, họ bắt gặp con vật gì?

A. Con dúi

B. Con trăn

C. Con chim

Câu 2. Hai vợ chồng vừa chuẩn bị xong điều gì xảy ra?

A. Sấm chớp đùng đùng; mưa to gió lớn

B. Mây đen ùn ùn kéo đến; mưa to gió lớn.

C. Sấm chớp đùng đùng; mây đen ùn ùn kéo đến;

Câu 3. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn?

A. Chuyển đến một làng khác để ở.

B. Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó.

C. Làm một cái bè to bằng gỗ.

Câu 4. Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt?

A. Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người.

B. Mặt đất xanh tươi, những đồng lúa chín vàng.

C. Mặt đất đầy bùn và nước mưa còn đọng lại.

Câu 5. Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?

A. Người vợ sinh ra được một người con trai tuấn tú, mạnh khỏe.

B. Người vợ sinh ra được một quả bầu, đem cất trên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng nghe tiếng trong quả bầu nên người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong quả bầu những con người bé nhỏ nhảy ra.

C. Người vợ bị bệnh và mất sớm.

Câu 6. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

(Hãy ăn ở hiền lành, không giết hại động vật....)

Câu 7. Từ trái nghĩa với từ “Vui ” là từ:

A. Vẻ

B. Nhộn

C. Thương

D. Buồn

Câu 8. Từ “chăm chỉ” ghép được với từ nào sau:

A. trốn học

B. học bài

C. nghỉ học

Câu 9. Bộ phận in đậm trong câu: “Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa”

Trả lời cho câu hỏi nào:

A. Vì sao?

B. Như thế nào?

C. Khi nào?

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.

Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 1

A. KIỂM TRA VIẾT

Tập làm văn:

Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa nhưng em thích nhất là cây hoa hồng nhung.

Thoạt nhìn cây hồng nhung có vẻ khẳng khiu mảnh mai nhưng nó kỳ thực nó rất cứng và khỏe. Toàn thân cây là những gai nhọn sắc đâm tua tủa. Lá hồng hình trái tim và hình một hàm răng của như những nét hoa văn bao xung quanh lá. Rễ cây như những con giun chăm chỉ hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Ở gần gốc cây lá còn xanh đậm nhưng lên đến ngọn lá chuyển sang sắc tím của mây trời. Lác đác trên cành những nụ hồng bằng đầu đũa vươn lên cao. Và kia một đám hồng nhung chúm chím nở phô sắc bừng lên với vài ba cánh hoa màu đỏ thắm mịn như nhung. Tuy chưa được rực rỡ cho lắm nhưng cũng đủ để làm cho các loài hoa khác ghen tị. Hương thơm của hoa ngào ngạt quyến rũ ong bướm bay về đây. Sáng nào em cũng tưới nước, bắt sâu chăm sóc cho cây. Khi hoa nở em cắt những bông hoa để cắm trong nhà.

B. Đọc – hiểu

Câu 1: A (0,5 đ)

Câu 2: C (0,5 đ)

Câu 3: B (0,5 đ)

Câu 4: A (0,5 đ)

Câu 5: B (0,5 đ)

Câu 6: (1 đ) Hãy ăn ở hiền lành, không nên giết hại động vật.

Câu 7: D (0,5 đ)

Câu 8: B (0, 5 đ)

Câu 9: B (0,5 đ)

Câu 10: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng? (1 đ)

2. Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)

2. Những quả đào (Trang 91 - TV2/ Tập 2)

3. Cây đa quê hương (Trang 93 - TV2/ Tập 2)

4. Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 - TV2/ Tập 2)

5. Chuyện quả bầu (Trang 107 - TV2/ Tập 2)

6. Bóp nát quả (Trang 124 - TV2/ Tập 2)

7. Người làm đồ chơi (Trang 133 - TV2/ Tập 2)

8. Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 - TV2/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu: (6 điểm) (35 phút)

Đọc bài sau:

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. (1đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Cào tuyết trong một trường học.

B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.

C. Viết báo.

D. Nhặt than.

Câu 2 (0.5đ) Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Bác làm việc rất mệt.

B. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Bác vừa mệt, vừa đói.

C. Phải làm việc để có tiền sinh sống.

D. Bác rất mệt

Câu 3.(1đ) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 4.(0.5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

B. Để theo học đại học.

C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.

D. Để được ở bên nước ngoài

Câu 5.(1đ) Em hãy viết 1 – 2 câu nói về Bác Hồ?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 6.(0.5đ) Câu chuyện “Có những mùa đông” em rút ra được bài học gì?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 7.(0.5đ) Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. mệt - mỏi

B. sáng - trưa

C. mồ hôi - lạnh cóng

D. nóng - lạnh

Câu 8. (0.5đ) Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ đối với dân?

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A.Yêu nước, thương dân

B. giản dị

C. sáng suốt

D. thông minh

Câu 9.(0.5đ) Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

B/ Kiểm tra viết: (10 điểm)

1/ Chính tả: (Nghe viết) (4 điểm) (Thời gian: 15 phút)

GV đọc cho học sinh – nghe viết .

Sông Hương

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

-----------------***-----------------

2/ Tập làm văn: (6 điểm ) (Thời gian: 25 phút)

Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu ) kể về nghề nghiệp của bố (hoặc mẹ) em theo gợi ý sau:

- Bố (hoặc mẹ) em làm nghề gì?

- Hằng ngày, bố (hoặc mẹ) em làm những việc gì?

- Công việc ấy có ích lợi như thế nào?

- Tình cảm của em đối với bố (hoặc mẹ) em như thế nào?

Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

A/Kiểm tra đọc (10 điểm)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2/Đọc hiểu: (6 điểm)

Đáp án:

Câu 1: Khoanh ý A (1đ)

Câu 2: Khoanh ý B (0.5đ)

Câu 3: Dùng viên gạch nướng lên để sưởi. (1đ)

Câu 4: Khoanh ý C (0,5 điểm)

Câu 5:(0.5 điểm)

HS viết được 1 hoặc 2 câu nói về Bác Hồ (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)

VD: Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân. …

Câu 6: (1 điểm ) (Tùy vào câu mà HS viết GV thấy đúng ý thì cho điểm)

Bác Hồ quyết tâm chịu đựng sự gian khổ để tìm đường cứu nước cứu, cứu dân.

Câu 7: Khoanh ý D (0,5 điểm)

Câu 8: Khoanh ý A (0,5 điểm)

Câu 9: (0.5 điểm)

Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để làm gì?

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm

2/ Tập làm văn: (6 điểm)

+ Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu, kể được nghề nghiệp của bố hoặc mẹ.

+ Kỹ năng:

- Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

- Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Ma trận Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 3

Phần

Nội dung kiểm tra

Trắc nghiệm

Tự luận

Tổng
điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Đọc hiểu
văn bản

Biết một số chi tiết trong bài

0.5

0.5

Hiểu nội dung bài đọc

1

1

0

1

0

0

0

0

0

2

Kiến thức
Tiếng Việt

Đặt được câu hỏi có từ để hỏi Khi nào?

0.5

Điền dấu thích hợp vào đoạn văn

1

Biết các từ chỉ hoạt động trong bài

0.5

0

0

0

0

0.5

0.5

0

1

2

TỔNG CỘNG

1

0

1

0

0.5

0.5

0

1

4

Tỉ lệ điểm theo mức độ nhận thức

Chuẩn quy định

- Mức 1:

1.5

đ -

Tỉ lệ:

37.5

%

40%

- Mức 2:

0.5

đ -

Tỉ lệ:

12.5

%

30%

- Mức 3:

1

đ -

Tỉ lệ:

25.0

%

20%

- Mức 4:

1

đ -

Tỉ lệ:

25.0

%

10%

3. Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 3

A. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (Thời gian 1 phút )

1. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong bài “Món quà hạnh phúc”

2. Giáo viên nêu một câu hỏi về nội dung trong bài “Món quà hạnh phúc” cho học sinh trả lời.

Tiêu chuẩn cho điểm đọc

Điểm

1. Đọc đúng tiếng đúng từ

/3đ

2. Ngắt nghỉ hơi ở đúng các dấu câu.

/1đ

3. Tốc độ đạt yêu cầu

/1đ

4. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên đặt ra

/1đ

Cộng:

/6đ

1/ Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm

- Đọc sai từ 1-3 tiếng: 2,5 điểm

- Đọc sai từ 3-5 tiếng: 2,0 điểm

- Đọc sai từ 6-10 tiếng: 1,5 điểm

- Đọc sai từ 11-15 tiếng: 1,0 điểm

- Đọc sai từ 16-20 tiếng: 0,5 điểm

- Đọc sai trên 20 tiếng: 0 điểm

2/ Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3-5 dấu câu: 0,5 điểm

- Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 6 câu trở lên: 0,5 điểm

3/ Tốc độ đọc:

- Vượt 1,5 phút (do đoạn văn ngắn chưa đủ số chữ): 0,5 điểm.

- Vượt 2 phút (đánh vần nhiều) : 0 điểm

4/ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm

Món quà hạnh phúc

*Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ. Thỏ Mẹ làm việc quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Thấy mẹ vất vả, chúng rất yêu thương và vâng lời mẹ.*

**Những chú thỏ con bàn nhau làm một món quà tặng mẹ. Chúng sẽ cùng làm một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa đủ màu sắc. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng sợi chỉ vàng.**

***Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Thỏ Mẹ rất bất ngờ và cảm động khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng làm tặng. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt nhọc, vất vả như bay biến mất.***

Theo Chuyện của mùa hạ

II. Đọc thầm: (Thời gian 25 phút)

Em đọc thầm bài “Món quà hạnh phúc” rồi trả lời câu hỏi sau:

(Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng)

Câu 1. Từ ngữ diễn tả sự vất vả của Thỏ Mẹ:

a. yêu thương và vâng lời.

b. quây quần bên Thỏ Mẹ.

c. làm việc quần quật suốt ngày.

Câu 2. Để tỏ lòng biết ơn và thương yêu mẹ, bầy thỏ con đã:

a. hái tặng mẹ những bông hoa đẹp.

b. tự tay làm khăn trải bàn tặng mẹ.

c. đan tặng mẹ một chiếc khăn quàng.

Câu 3. Thỏ mẹ cảm thấy hạnh phúc vì:

a. các con chăm ngoan, hiếu thảo.

b. được tặng món quà mà mình thích.

c. được nghỉ ngơi nhân dịp Tết đến.

BÀI TẬP

Câu 1: Dòng nào gồm những từ chỉ hoạt động?

a. yêu thương, vâng lời, cảm động.

b. làm việc, bàn nhau, tặng.

c. viên ngọc, món quà, nắn nót.

Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

“Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà.”

..............................................................................................................

..............................................................................................................

Câu 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống trong những câu sau:

Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi □ cùng ăn và cùng nhau vui chơi. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:

Kiến Đen này □ bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không □

B. Phần viết

I. CHÍNH TẢ (Nghe – viết): Thời gian 15 phút.

Bài “Cuối thu”

Cho đến một ngày kia, lũ trẻ ra sân ngóng nhìn bầu trời thu, không còn thấy bóng những đàn sếu dang cánh bay qua nữa. Gió heo may cũng bay đâu mất. Người ta giật mình ngẩn ngơ nhớ tiếng sếu kêu xao xác ngàn xưa giữa thinh không.

Hướng dẫn chấm chính tả

1/ Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm

2/ Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ và bài không

Không sạch sẽ trừ 1 điểm.

II. TẬP LÀM VĂN (Thời gian 25 phút)

Câu 1: Viết lời đáp của em trong tình huống sau (1 điểm)

Trong giờ ra chơi, một bạn học sinh lớp Một chạy rất nhanh, bất ngờ vấp ngã. Em chạy lại đỡ bạn đứng dậy. Bạn vừa mếu máo vừa nói: “Em cảm ơn ạ”.

Lời đáp của em:

………………………………………………………………….

…………………………………………………………………

Câu 2: Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về một con vật nuôi mà em thích (4 điểm)

………………………………………………………………….

…………………………………………………………………

Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 3

I. Phần đọc

Biểu điểm

Nội dung

A. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: 0,5 điểm

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 2: 0,5 điểm

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 3: 1 điểm

- Học sinh trả lời đúng được 1 điểm.

B. BÀI TẬP

Câu 1: 0,5 điểm

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 2: 0,5 điểm.

Đặt đúng câu hỏi có từ để hỏi Khi nào?

Câu 3:

- HS điền đúng 3 dấu câu đạt 1 điểm.

- Điền đúng 2 dấu câu đạt 0,5 điểm.

- Điền đúng 1 dấu câu: 0 điểm.

Đáp án: 1c, 2b, 3a

Đáp án: 1b

2/ Đáp án: Khi nào, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà?

3/ Điền dấu thích hợp

Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi, cùng ăn và cùng nhau vui chơi. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:

- Kiến Đen này, bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không?

II. Tập làm văn

- Viết được lời đáp lời cảm ơn hợp lí đạt 1 điểm

- Viết được đoạn văn từ 4 đến 5 câu đủ ý, có liên kết chặt chẽ được 4 điểm.

- Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,5 điểm/toàn bài.

Sai từ 5 lỗi chính tả trở lên trừ 0,5 điểm/toàn bài.

4. Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 4

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu (6 điểm)

(Thời gian: 35 phút)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cô gái đẹp và hạt gạo

Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:

- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ - bia giận dữ quát:

- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen sạm.

Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

Theo Truyện cổ Ê - đê

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1; 2; 3, 4; 7; 8:

Câu 1: Hơ- bia là một cô gái như thế nào?

A. Xinh đẹp

B. Lười biếng

C. Xinh đẹp nhưng rất lười biếng

D. Da đen sạm

Câu 2: Thóc gạo bỏ Hơ - bia đi lúc nào?

A. Sáng sớm

B. Trưa

C. Chiều tối

D. Đêm khuya

Câu 3: Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng?

A. Vì thóc gạo thích đi chơi.

B. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo.

C. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi

D. Vì Hơ - bia không chơi với thóc gạo.

Câu 4: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia?

A. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.

B. Vì Hơ - bia không có gì để ăn.

C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia.

D. Vì Hơ - bia nhớ thóc gạo.

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của thóc gạo?

Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?

Câu 7: Các từ chỉ đặc điểm trong câu “Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng.” là:

A. xinh đẹp, B. lười biếng

C. xinh đẹp, lười biếng D. Hơ- bia

Câu 8: Câu: “Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.” được viết theo mẫu câu nào dưới đây?

A. Ai là gì?                    B. Ai làm gì?                  C. Ai thế nào?

Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong câu:

Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả: Nghe - viết bài: "Hoa mai vàng" Tiếng Việt 2 tập 2 - trang 145

II. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một con vật nuôi mà em thích theo các câu hỏi gợi ý sau:

a) Đó là con gì?

b) Nó có những đặc điểm gì nổi bật?

Ví dụ: - Hình dáng: bộ lông, mắt, ....

- Hoạt động: gáy, bắt chuột, ....

c) Tình cảm của em đối với nó như thế nào?

Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 4

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn, thơ khoảng 50 tiếng/phút từ các bài tập đọc sau đây đã học ở sách Tiếng Việt 2 – Tập 2. Sau đó HS trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên nêu) về nội dung đoạn học sinh được đọc.

1. Kho báu Đoạn: .............

2. Những quả đào Đoạn: .............

3. Ai ngoan sẽ được thưởng Đoạn: .............

4. Chiếc rễ đa tròn Đoạn: .............

5. Chuyện quả bầu Đoạn: .............

6. Bóp nát quả cam Đoạn: ............

Nội dung

Số điểm

1- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu:

1 điểm

2- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng):

1 điểm

3- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa:

1 điểm

4- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc:

1 điểm

- Đọc sai tiếng, phát âm không chuẩn, sai phụ âm đầu, bỏ chữ, đọc chậm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ,...(Tùy mức độ cho điểm).

II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Câu 1: C - 0,5 điểm

Câu 7: C- 0,5 điểm

Câu 2: D - 0,5 điểm

Câu 8: B- 0,5 điểm

Câu 3: B - 0,5 điểm

Câu 4: A - 0,5 điểm

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của thóc gạo?

Trả lời đúng ý được 1 điểm.

VD: - Thóc gạo có lòng vị tha.

- Thóc gạo thật là tốt bụng.

……………………

Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?

Trả lời đúng ý được 1 điểm.

VD: - Cần phải quý thóc gạo và siêng năng làm việc.

- Cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Cần phải chăm chỉ học hành và yêu quý mọi người xung quanh.

………………………………

Câu 9: Viết đúng câu hỏi được 1 điểm.

Chúng rủ nhau bỏ vào rừng khi nào?

Khi nào chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng?

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả nghe - viết (4 đ)

1- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ:

2 điểm

2- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi):

1 điểm

3- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp:

1 điểm

II. Tập làm văn (6 đ)

1- Nội dung: 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài.

2- Kĩ năng: 3 điểm

- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Lưu ý: Bài viết không có dấu chấm câu: Cho tối đa 1 điểm.

5. Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 5

A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)

2. Những quả đào (Trang 91 - TV2/ Tập 2)

3. Cây đa quê hương (Trang 93 - TV2/ Tập 2)

4. Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 - TV2/ Tập 2)

5. Chuyện quả bầu (Trang 107 - TV2/ Tập 2)

6. Bóp nát quả (Trang 124 - TV2/ Tập 2)

7. Người làm đồ chơi (Trang 133 - TV2/ Tập 2)

8. Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 - TV2/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)

Đọc thầm bài sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Vũ Tú Nam

1. Câu chuyện này tả về? (0.5 điểm)

A. Tả cây gạo

B. Tả đàn chim

C. Tả cây gạo và đàn chim

D. Tả hoa của cây gạo

2. Đàn chim tới đậu trên các cành cây gạo vào mùa nào? (0.5 điểm)

A. Mùa lá rụng

B. Mùa hoa rụng

C. Mùa hoa nở

D. Mùa ra quả

3. Hãy ghép nối để được các kết hợp đúng mà tác giả đã sử dụng trong bài? (0.5 điểm)

Cây gạo

a. Ngọn lửa hồng

2. Bông hoa

b. Tháp đèn khổng lồ

4. Vì sao hết mùa hoa, cây gạo lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư? (0.5 điểm)

A. Vì mưa nhiều hơn nên cây xanh tốt.

B. Vì chim chóc vãn, không còn sự ồn ã như khi hoa nở

C. Vì lũ chim tới đậu dưới gốc cây nhiều hơn

D. Vì đàn chim nhắc nhở nhau giữ yên lặng

5. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? (0.5 điểm)

A. Vào mùa hoa nở

B. Vào mùa xuân

C. Vào mùa hoa rụng

D. Vào 2 mùa kế tiếp

6. Câu văn sau sử dụng kiểu nhân hóa nào? (0.5 điểm)

Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.

A. Gọi con vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi con người.

B. Dùng những từ ngữ chỉ hành động của người để gán cho con vật

C. Trò chuyện thân mật với con vật như đối với con người.

D. Cả B và C

7. (1 điểm): Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? trong đó có sử dụng ít nhất 1 dấu phẩy.

8. (1 điểm): Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu:

Nếu ông còn sống, chắc ông cũng sẽ rất vui vì tấm lòng thơm thảo của cháu.

9. Viết lời đáp của em trong trường hợp sau: (1 điểm)

Em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn. Mẹ em nói: “Mẹ cảm ơn con, con ngoan quá.”

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/ Chính tả: Nghe - viết (4 điểm - 15 phút)

Quả tim khỉ

- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?

- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.

Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.

Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.

2/ Tập làm văn (6 điểm - 25 phút)

Viết lời giới thiệu (4 – 5 câu) về một con vật mà em thích.

Gợi ý:

- Đó là con gì? Ở đâu?

- Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật?

- Hoạt động thường ngày của con vật đó là gì ?

- Tình cảm của em với con vật ấy như thế nào?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn tiếng Việt

A/Kiểm tra đọc (10 điểm)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2/Đọc hiểu: (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Tả cây gạo

2. (0.5 điểm) C. Mùa hoa nở

3. (0.5 điểm) 1 - b, 2 - a

4. (0.5 điểm) B. Vì chim chóc vãn, không còn sự ồn ã như khi hoa nở

5. (0.5 điểm) D. Vào 2 mùa kế tiếp

6. (0.5 điểm) B. Dùng những từ ngữ chỉ hành động của người để gán cho con vật

7. (1 điểm) Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào?, có dùng đúng ít nhất 1 dấu phẩy được 1 điểm. Nếu đầu câu và tên riêng (nếu có) không viết hoa hoặc thiếu dấu chấm cuối câu trừ 0,25 điểm.

VD: Hưng rất ngoan ngoãn, hiếu thảo với bà.

Chú chim sâu chăm chỉ, lễ phép và thân thiện.

8. (1 điểm). HS gạch chân được 1 từ chỉ đặc điểm được 0,5 điểm.

Nếu ông còn sống, chắc ông cũng sẽ rất vui vì tấm lòng thơm thảo của cháu.

9. (1 điểm)

Gợi ý: Không có gì đâu ạ, sau này con sẽ giúp mẹ việc nhà nhiều hơn nữa ạ.

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm

2/ Tập làm văn: (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau: (4 điểm)

+ Đó là con gì? Ở đâu?

+ Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật?

+ Hoạt động thường ngày của con vật đó là gì ?

+ Tình cảm của em với con vật ấy như thế nào?

- Hình thức: (2đ)

+ Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5đ

+ Dùng từ, đặt câu tốt: 1 đ

+ Bài viết có sáng tạo: 0.5 đ

Bài làm tham khảo:

Nhà em nuôi một đàn gà, nhưng nổi bật nhất vẫn là chú gà trống to lớn nhất đàn. Năm nay chú đã gần ba tuổi rồi. Đầu chú được tô điểm bởi chiếc mào đỏ lử, lúc nào cũng rực rỡ như một bông hoa. Chú có bộ lông màu đỏ tía, rất mượt mà lại óng ánh như nhung. Chiếc đuôi uốn cong càng tô thêm vẻ uy nghiêm cho chú. Chú gà trống là chiếc đồng hồ báo thức mỗi sáng của gia đình em. Em rất yêu quý gà trống.

6. Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 6

A/ Kiểm tra đọc (10 điểm)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Kho báu (Trang 83- TV2/ Tập 2)

2. Những quả đào (Trang 91 - TV2/ Tập 2)

3. Cây đa quê hương (Trang 93 - TV2/ Tập 2)

4. Ai ngoan sẽ được thưởng (Trang 100 - TV2/ Tập 2)

5. Chuyện quả bầu (Trang 107 - TV2/ Tập 2)

6. Bóp nát quả (Trang 124 - TV2/ Tập 2)

7. Người làm đồ chơi (Trang 133 - TV2/ Tập 2)

8. Đàn Bê của anh Hồ Giáo (Trang 136 - TV2/ Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)

Đọc thầm bài sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

CÒ VÀ VẠC

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.

Truyện cổ Việt Nam

1. Trong câu chuyện trên gồm có những nhân vật nào? (0.5 điểm)

A. Một nhân vật: Cò

B. Hai nhân vật: Cò và Vạc

C. Hai nhân vật: Cò và Sáo

D. Ba nhân vật: Cò, Vạc và Sáo

2. Cò và Vạc có mối quan hệ như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cò và Vạc là bạn học cùng lớp.

B. Cò và Vạc là hai anh em, Vạc là anh của Cò

C. Cò và Vạc là hai anh em, Cò là anh của Vạc

D. Cò và Vạc là hai chị em

3. Cò là một học sinh như thế nào? (0.5 điểm)

A. Ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến.

B. Thông minh, năng động, hoạt bát

C. Hoạt bát, thích tham gia phong trào của lớp

D. Ngoan ngoãn, chăm chỉ nhưng hơi trầm tính

4. Vạc là một học sinh như thế nào? (0.5 điểm)

A. Lười biếng, không chịu học hành, chỉ nghĩ đến ngủ

B. Chăm chỉ, cố gắng noi theo tấm gương của anh

C. Lười biếng, nghịch ngợm, thường hay trêu trọc bạn bè.

D. Thông minh, sáng dạ, học một biết mười.

5. Vì sao Vạc không đi kiếm ăn vào ban ngày? (0.5 điểm)

A. Vì sợ trời nắng nóng

B. Vì sáng khó kiếm ăn

C. Vì ban ngày Vạc không có bạn đi cùng

D. Vì sợ chúng bạn chê cười

6. Em hãy tìm một từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau: lười biếng, chăm làm , chăm học, buồn ngủ (0.5 điểm)

Cò ....... nên lúc nào cũng mang sách bên mình.

7. Em học tập được điều gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)

8. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? Trong các câu sau: (1 điểm)

a. Mẹ mua một cái chuồng sắt xinh xinh để mèo con nằm.

b. Ông đọc báo để nắm được tin tức thời sự.

9. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng trong câu sau (1 điểm)

Chú mèo thường phơi nắng trên mái tôn nhà tôi.

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/ Chính tả: Nghe - viết (4 điểm - 15phút)

Sông Hương

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

2/ Tập làm văn ( 6 điểm - 25 phút)

Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 – 5 câu để nói về ảnh của Bác Hồ mà em được nhìn thấy theo gợi ý sau :

– Em nhìn thấy ảnh Bác ở đâu ?

– Trông Bác như thế nào (râu, tóc, vầng trán, đôi mắt, nụ cười…..) ?

– Em muốn hứa với Bác điều gì ?

Lời giải chi tiết:

A/Kiểm tra đọc (10 điểm)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2/Đọc hiểu: (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Hai nhân vật: Cò và Vạc

2. (0.5 điểm) C. Cò và Vạc là hai anh em, Cò là anh của Vạc

3. (0.5 điểm) A. Ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến.

4. (0.5 điểm) A. Lười biếng, không chịu học hành, chỉ nghĩ đến ngủ

5. (0.5 điểm) D. Vì sợ chúng bạn chê cười

6. (0.5 điểm)

chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình.

7. (1 điểm)

Cần chăm chỉ và cố gắng trong học tập.

8. (1 điểm)

a. Mẹ mua một cái chuồng sắt xinh xinh để mèo con nằm.

b. Ông đọc báo để nắm được tin tức thời sự.

9. (1 điểm)

Chú mèo thường làm gì trên mái tôn?

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/Chính tả: (nghe viết) (4 điểm )

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm

2/ Tập làm văn: (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau: (4 điểm)

+ Em nhìn thấy ảnh Bác ở đâu ?

+ Trông Bác như thế nào (râu, tóc, vầng trán, đôi mắt, nụ cười…..) ?

+ Em muốn hứa với Bác điều gì ?

- Hình thức: (2đ)

+ Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5đ

+ Dùng từ, đặt câu tốt: 1 đ

+ Bài viết có sáng tạo: 0.5 đ

Bài làm tham khảo:

Trong phòng học lớp em có treo ảnh Bác Hồ. Ảnh Bác được treo trang trọng trên tường, ngày chính giữa lớp, phía trên chiếc bảng đen xinh xắn. Trông Bác hiền từ như một ông Bụt bước ra từ câu chuyện cổ tích mà bà em hay kể. Râu tóc Bác bạc trắng. Đôi mắt hiền hậu dõi theo chúng em học bài. Vầng trán rộng thể hiện sự thông minh và trí tuệ uyên thâm. Mỗi khi nhìn vào ảnh Bác, em luôn tự nhủ mình sẽ cố gắng chăm ngoan, học tập thật giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

.......................................................

Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất, vừa đào sâu các dạng toán lại giúp các bé tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 2 lớp 2 môn Toán, thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán lớp 2,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội, đạo đức,...

Để các em làm quen với tư duy Tự nhiên, hãy chỉ dẫn thật chậm, thật kỹ để các em hiểu và ghi nhớ dần dần. Không nên tạo áp lực quá cho các con hay bắt ép các con học quá sức mình. Thay vào đó nên tổ chức các trò chơi xen kẽ cho các em thích thú, có hứng học bài hơn nhé!

Ngoài Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22 trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 2 hoặc các bài tập Tiếng Anh lớp 2, bài tập nâng cao Tiếng Việt 2bài tập nâng cao Toán 2 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt!

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

V. 02 Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt do VnDoc biên soạn

VI. Bộ 08 đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020

VII. Bộ 06 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2018 - 2019

Đề thi học kì 2 lớp 2 Tải nhiều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
179
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối

    Xem thêm