Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các định chế phi ngân hàng

Các định chế phi ngân hàng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn tham khảo lý thuyết môn Tài chính tiền tệ để chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Quỹ tín dụng

Quỹ tín dụng là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.

Quỹ tín dụng hoạt động theo cơ chế:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và ngoài thành viên, vay vốn từ các định chế tài chính khác.

- Cho vay đối với các thành viên và các đối tượng không phải là thành viên trên địa bàn.

Ví dụ: Qu ỹ tín dụng nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu, quỹ tín dụng nhân dân Nhơn Lộ

2. Quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là những định chế tài chính trung gian bán cổ phần ra công chúng và đầu tư số tiền thu được vào một danh mục chứng khoán được đa dạng hóa.

Ví dụ: Quỹ đầu tư Bất động sản Vietnam Property Holding (VPH), Lumen Vietnam Fund (FCN), Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietnam Equity Holding (VEH)

Căn cứ vào tính chất góp vốn

Quỹ đầu tư chia làm hai loại: Quỹ đầu tư dạng đóng và quỹ đầu tư dạng mở

* Quỹ đầu tư dạng đóng: Là quỹ không được phép mua lại chứng chỉ quỹ đã chào bán.

Đây là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định thường chỉ tạo vốn qua một lần bán chứng khoán cho công chúng. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động.

Quỹ đầu tư dạng đóng có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu.

Quỹ không phát hành thêm bất kỳ một loại cổ phiếu nào để huy động vốn cũng không tổ chức nào mua lại các cổ phiếu đã phát hành.

Để tạo tính thanh khoản cho quỹ, sau khi kết thúc việc vay vốn, các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp.

Ví dụ: Quỹ Đầu tư cân bằng Prudential (PRUBF1), Quỹ Đầu tư tăng trưởng Manulife (MAFPF1), Quỹ Đầu tư cổ phần MB Capital 1 (Japan Asia MBCapital Fund - JAMBF)

Quỹ đầu tư dạng mở: Là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được quỹ mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Quỹ đầu tư dạng mở luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới để tăng vốn và sẵn sàng mua lại những cổ phiếu đã phát hành. Tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do các nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần với thời điểm giao dịch.

Các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ. Các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng mở, các nhà đầu tư không cần phải qua người môi giới mà có thể giao dịch trực tiếp với quỹ để tham gia và trở thành chủ sở hữu của quỹ. Tất cả các cổ phiếu phát hành của quỹ này đều là cổ phiếu thường.

Nhà đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào họ muốn. Do vậy, các mở quỹ thường xuyên phải duy trì một tỷ lệ lớn những tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ví dụ: MBVF của Quỹ đầu tư giá trị MBCapital, VCB-BCF của Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank Fund, VF4 của Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam, VCAMBF của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt

Căn cứ vào mô hình hoạt động

* Quỹ đầu tư dạng công ty

Theo mô hình công ty, quỹ đầu tư là một pháp nhân đầy đủ, những người góp vốn vào quỹ trở thành cổ đông và có quyền bầu ra hội đồng quản trị quỹ.

Công ty quản lý quỹ hoạt động như là một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác.

* Quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Đây là quỹ tín thác đầu tư, quỹ đầu tư này không phải là pháp nhân mà chỉ là quỹ chung vốn giữa những người đầu tư để thuê các chuyên gia quản lý quỹ.

Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, huy động vốn và đầu tư. Ngân hàng giám sát là người bảo quản an toàn vốn, tài sản của người đầu tư, giám sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ trong việc tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư.

* Quỹ phòng chống rủi ro

Quỹ phòng chống rủi ro huy động vốn từ nhiều người và quỹ tiến hành xây dựng danh mục đầu tư trên thị trường tài chính. Quỹ phòng chống rủi ro bị ràng buộc về giới hạn đầu tư tối thiểu của quỹ.

3. Công ty tài chính

Khái niệm

Công ty tài chính là một trung gian tài chính tín dụng, được thành lập dưới dạng một công ty phụ thuộc hay công ty cổ phần. Công ty tài chính không được nhận tiền gửi dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, không thực hiện nghiệp vụ trung gian thanh toán.

Ví dụ: Công ty tài chính Prudential, Công ty Tài Chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam.

Các loại hình công ty tài chính

* Công ty tài chính bán hàng (Sales Finance Company)

Công ty tài chính bán hàng cung cấp tín dụng gián tiếp cho người tiêu dùng để mua sắm các loại hàng do công ty mẹ hay một nhà sản xuất nào đó bán ra. Các công ty tài chính này mua lại khoản nợ của người mua hàng và thu nợ từ người mua hàng.

* Công ty tài chính tiêu dùng (Consumer Finance Company)

Công ty tài chính tiêu dùng cung ứng phần lớn vốn cho các gia đình và cá nhân, phục vụ mục đích mua sắm tiêu dùng. Hầu hết các khoản cho vay đều được trả góp theo định kỳ.

* Công ty tài chính kinh doanh (Bussiness finance company)

Công ty tài chính kinh doanh cung cấp các hình thức tín dụng đặc biệt cho những hoạt động kinh doanh bằng việc mua lại các khoản nợ, các giấy tờ có giá.

4. Các công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính, hoạt động chủ yếu là bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm về những rủi ro thuộc trách nhiệm của bảo hiểm trên cơ sở người tham gia phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

Ví dụ: Công ty bảo hiểm Bảo Việt, công ty bảo hiểm AIA, công ty bảo hiểm Prudential

Công ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng cách sử dụng phí bảo hiểm thu được để đầu tư vào các tài sản như mua trái phiếu, cổ phiếu. Từ những tài sản có này, các công ty bảo hiểm sử dụng để thanh toán cho khoản tổn thất do rủi ro bất ngờ trong phạm vi được quy định bảo hiểm trong hợp đồng đã bán.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các định chế phi ngân hàng về khái niệm và đặc điểm của quỹ tín dụng, quỹ đầu tư, công ty tài chính, các công ty bảo hiểm..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các định chế phi ngân hàng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm