Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 2)

Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 2) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giao dịch tại sở giao dịch

Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế được cho nhau.

Các trung tâm giao dịch lớn trên thế giới là: London, Newyork về kim loại màu; London, Newyork, Rotterdam, Amsterdam về cà phê; Bombay, Chicago, Newyork về bông; Winnipeg, Rotterdam, Milan, Newyork về lúa mì.

- Các loại giao dịch ở sở giao dịch:

Giao dịch giao ngay (spot transaction): Là giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng. Hợp đồng giao ngay được ký trên cơ sở hợp đồng mẫu của sở giao dịch giữa những người có sẵn hàng muốn giao ngay và người có nhu cầu được giao ngay. Vì vậy, đó là hợp đồng hiện vật. Giá cả mua bán ở đây gọi là giá giao ngay (spot price hoặc spot quotation). Giao dịch này chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10 %) trong các giao dịch tại sở giao dịch.

Giao dịch kỳ hạn (forward transaction): Là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành theo một kỳ hạn xác định nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng và lúc giao hàng. Giao dịch này được gọi là giao dịch khống.

Trong trường hợp giá cả biến động không đúng như dự đoán của mình, bên dự đoán không đúng có thể đề nghị đối phương hoãn ngày thanh toán đến kỳ hạn sau và trả đối phương một khoản tiền bù.

Giao dịch này hiện nay chiếm khoảng 90 % trong các khoản giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.

Nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging): Là một biện pháp kỹ thuật thường được các nhà kinh doanh sử dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong sở giao dịch.

Cách thức tiến hành: Gồm các bước sau: (1). Khách hàng uỷ nhiệm cho sở giao dịch mua hoặc bán hộ mình và nộp một số tiền bảo đảm ban đầu; (2). Nhân viên sở giao dịch ghi lên bảng yết giá cả, số lượng giao hàng và thời hạn giao hàng. (3). Cuối ngày khi có người đồng ý mua, hoặc bán, người môi giới trao hợp đồng đã thảo sẵn và có chữ ký của người mua hoặc bán cho khách hàng. Khách hàng ký vào phần cuống của hợp đồng và trả phần này cho người môi giới, còn khách hàng giữ lại phần hợp đồng. Nếu không có người mua hoặc bán, người môi giới ghi lên bảng giá công bố chữ "N" (chữ đầu của tiếng Anh "Nominal" có nghĩa là "danh nghĩa"). (4). Đến thời hạn, khách hàng trao lại hợp đồng cho người môi giới để thanh toán bù trừ (nếu có).

Đấu giá quốc tế

Đấu giá quốc tế là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai tại một nơi xác định, tại đó sau khi xem xét hàng hóa, những người đến mua tự do cạnh tranh giá cả và cuối c ng hàng hóa được bán cho người nào trả giá cao nhất.

Trong buôn bán quốc tế, những mặt hàng được đem ra đấu giá thường là những mặt hàng khó tiêu chuẩn hóa (như da lông thú, chè, hương liệu...) và những trung tâm đấu giá nổi tiếng là: London, New york, Sydney, Amsterdam, Calcutta...

Cách thức tiến hành: (1). Chuẩn bị đấu giá: Chuẩn bị hàng hóa, xây dựng thể lệ đấu giá, In catalogue về những lô hàng sẽ đem ra đấu giá, đăng quảng cáo về những cuộc bán đấu giá... (2). Trưng bày hàng hóa để người mua có thể xem. (3). Tiến hành đấu giá: Có hai phương pháp: Phương pháp nâng giá: Nhân viên đấu giá nâng giá khởi điểm thấp nhất, sau đó khách hàng có mặt nâng giá dần theo một mức mặc cả quy định. Lô hàng sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất sau khi người phụ trách gõ búa xuống bàn để thực hiện hành vi kết luận; Phương pháp hạ giá (hay cũng gọi là phương pháp đấu giá kiểu Hà lan): Nhân viên đấu giá nêu giá khởi điểm cao nhất rồi hạ dần cho tới khi người mua đồng ý mua. (4). Ký hợp đồng và giao hàng: Sau cuộc đấu giá người thắng cuộc đến ban tổ chức ký hợp đồng và phải trả một phần tiền hàng. Sau một thời gian (từ 3 đến 14 ngày) người mua phải trả nốt tiền và lấy hàng đi.

Đấu thầu quốc tế

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (người gọi thầu) công bố trước các điều kiện mua hàng để người bán (người dự thầu) báo giá và các điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng ph hợp nhất so với những điều kiện đã nêu.

Đấu thầu quốc tế có hai hình thức: Đấu thầu mở rộng: Thu hút tất cả những ai tham gia; Đấu thầu hạn chế: Chỉ một số người được tham gia.

Cách thức tiến hành: (1). Chuẩn bị đấu thầu: Xây dựng bản "điều lệ đấu thầu" (bidding document), thông báo gọi thầu (call for tender)... (2). Sơ tuyển người dự thầu. (3). Tạo điều kiện thuận lợi cho người dự thầu tìm hiểu các điều kiện đấu thầu. (4). Thu nhận báo giá: Những người dự thầu căn cứ vào những điều kiện đấu thầu để lập và gửi cho người gọi thầu (người mua) trong thời gian ấn định bản báo giá và các tài liệu cần thiết đựng trong một phong bỡ được niêm phong kỹ. (5). Khai mạc đấu thầu và lựa chọn người cung cấp: Vào thời gian ấn định, cuộc đấu thầu khai mạc với sự có mặt của người dự thầu. Người gọi thầu mở các phong bì, công bố nội dung các báo giá để người gọi thầu có thời gian nghiên cứu, so sánh các điều kiện báo giá, đồng thời để người dự thầu có điều kiện giải thích thêm hoặc thương lượng thêm, người gọi thầu thường không công bố ngay kết quả lựa chọn mà sau một thời gian nhất định (thường là vài tuần) sau khi bế mạc đấu thầu mới thông báo cho người thắng cuộc trong đấu thầu. (6). Ký kết hợp đồng: Sau khi được thông báo người thắng cuộc ký hợp đồng với người gọi thầu và nộp tiền bảo đảm hợp đồng sẽ được thực hiện theo quy định của bản điều lệ đấu thầu.

Giao dịch tại hội chợ, triển lãm quốc tế

Hội chợ: Là một thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và địa điểm xác định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hóa của mình và tiếp xúc với người mua để ký hợp đồng mua bán.

Triển lãm: Là việc trưng bày, giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế, văn hóa, khoa học v.v... Ngày nay triển lãm không những là nơi trưng bày giới thiệu hàng hóa mà cũng là nơi thương nhân tổ chức kinh doanh, tiếp xúc, giao dịch ký kết hợp đồng mua bán.

Trình tự tiến hành tham gia hội chợ và triển lãm ở nước ngoài: (1). Khi nhận được lời mời của ban tổ chức hội chợ (hoặc triển lãm) của nước ngoài, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu các vấn đề sau: Mục đích, ý nghĩa của hội chợ (triển lãm) đó; Tính chất, vị trí và thời gian; Điều kiện thể thức trưng bày hàng hóa; Thành phần tham dự và khách tham quan. (2). Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam báo cho các Công ty xuất nhập khẩu hoặc các tổ chức kinh tế có thể tham dự để họ lập kế hoạch tham dự, dự trữ kinh phí. (3). Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế quan tâm chuẩn bị các hoạt động mua bán tại hội chợ (triển lãm): Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, thương mại của nước đăng cai hội chợ (triển lãm) để biết nước đó quan tâm xuất nhập khẩu những gì, điều kiện vận tải, thuế quan, luật pháp và tập quán thương mại nước đó; Tìm hiểu tính chất hội chợ (triển lãm), điều lệ của nó, thành phần, số lượng nước tham gia, hàng hóa sẽ trưng bày và mua bán tại đó; Nghiên cứu tình hình giá cả các mặt hàng dự định mua bán tại hội chợ (triển lãm ); Chuẩn bị và kịp thời phân phát các tài liệu quảng cáo; Chuẩn bị những vật lưu niệm; Xây dựng các mẫu đơn, chào hàng, hợp đồng; Kịp thời phân phát giấy mời đến thăm gian hàng của mình; Thao diễn thử máy móc, mặt hàng cần thiết; Chuẩn bị những vật lưu niệm dự định bán tại chỗ; Chuẩn bị điều kiện vật chất để đàm phán thương mại.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 2) về đặc điểm và nội dung của một số hình thức kinh doanh quốc tế như: giao dịch tại sở giao dịch, đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế, giao dịch tại hội chợ, triển lãm quốc tế...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 2). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm