Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 1)

VnDoc xin giới thiệu bài Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 1) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các hình thức kinh doanh quốc tế

Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm trung gian, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế và ngày nay nó vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng như vậy là bởi vì kết quả các quan hệ kinh tế quốc tế cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ hàng hóa - tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Hoạt động thương mại quốc tế gồm xuất nhập khẩu hàng hóa (hữu hình, vô hình); Gia công quốc tế; Tái xuất khẩu và chuyển khẩu; Xuất khẩu tại chỗ. Đây là hình thức kinh tế quốc tế ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trung tâm bởi lẽ bất cứ một quan hệ kinh tế quốc tế nào cũng cho kết quả cuối cùng tập trung ở hoạt động thương mại quốc tế. Hiện nay, thương mại quốc tế mang một số đặc điểm chính sau:

- Thương mại quốc tế có xu hướng tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất. Điều đó đã dẫn đến tỷ trọng kim ngạch xuất - nhập khẩu trong tổng sản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia tăng của nền kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.

- Tốc độ tăng trưởng của thương mại vô hình nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thương mại hữu hình thể hiện sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia.

- Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với xu hướng giảm tỷ trọng của nhóm hàng lương thực - thực phẩm và tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp chế biến.

- Phạm vi phát triển của thương mại thế giới ngày càng mở rộng. Phương thức cạnh tranh ngày càng đa dạng với nhiều công cụ khác nhau, không chỉ cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn về điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng…

- Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hóa diễn ra liên tục, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, nhạy bén khi gia nhập thị trường thế giới.

- Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên giác độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

* Xuất, nhập khẩu

Nhập khẩu là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài về cho chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân trong nước đã đặt mua từ các nước khác nhau.

Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một nước, sang một nước khác để bán, trao đổi. Trường hợp đặc biệt, đó là việc đưa hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ở trong nước cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở chính quốc gia đó (trường hợp này gọi là xuất khẩu tại chỗ), chẳng hạn như cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế. Hoạt động này so với xuất khẩu truyền thống có hiệu quả hơn do đó giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thu hồi vốn nhanh trong khi vẫn có thể thu được ngoại tệ.

Đối tượng để xuất khẩu hoặc nhập khẩu bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình

Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, lương thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng… Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình: bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát minh, phần mềm máy tính, dịch vụ du lịch…Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng trong hoạt động thương mại quốc tế, ph hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.

Để thực hiện hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu có thể được tiến hành thông qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch gián tiếp (thông qua trung gian).

* Giao dịch trực tiếp:

Giống với các hoạt động mua bán thông thường ở trong nước, phương thức giao dịch trực tiếp trong xuất nhập khẩu có thể được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc trong đó người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt hay qua thư từ, điện tín, điện thoại... để bàn bạc, thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch. Những nội dung này được thỏa thuận một cách tự nguyện, không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết với việc bán.

Quá trình giao dịch trực tiếp phải trải qua các giai đoạn: (1). Nghiên cứu tiếp cận thị trường: Nhận biết mặt hàng, lựa chọn thị trường, tìm kênh tiêu thụ, lựa chọn bạn hàng giao dịch... (2). Người mua hỏi hàng. (3). Người bán chào hàng (thông thường sau khi người mua hỏi hàng thì người bán chào hàng - gọi là chào hàng bị động, nhưng cũng có những trường hợp thì người bán chào hàng trước khi người mua hỏi hàng - gọi là chào hàng chủ động). (4). Các bên hoàn giá. (5). Các bên chấp nhận/không chấp nhận. (6). Xác nhận (ký kết hợp đồng nếu như các bên chấp nhận).

* Giao dịch gián tiếp:

Nếu trong giao dịch trực tiếp, các bên trực tiếp thoả thuận và quy định những điều kiện mua bán, trao đổi thì trong giao dịch qua trung gian, mọi việc thiết lập quan hệ giữa người bán và người mua trong việc quy định các điều kiện mua bán đều phải thực hiện thông qua một bên thứ ba. Bên thứ ba này được gọi là người trung gian mua bán. Người trung gian buôn bán trên thị trường phổ biến là đại lý và môi giới. Giao dịch qua trung gian hiện còn chiếm khoảng 52 % kim ngạch buôn bán trên thị trường thế giới.

Đại lý là một thương nhân (có thể là một pháp nhân hay một cá nhân) được người khác (người ủy thác - principa) giao cho thực hiện một hoặc một số hành vi pháp lý nhất định trong hoạt động thương mại. Đại lý là người đại diện cho quyền lợi của người ủy thác. Quan hệ giữa người ủy thác với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý.

Trong thực tế hoạt động kinh doanh, tùy theo từng tiêu chí mà người ta phân loại và đưa ra nhiều tên gọi cho các dạng đại lý khác nhau. Một số tiêu thức phân loại chính và ứng với mỗi tiêu thức sẽ có các tên gọi cụ thể là:

Căn cứ vào phạm vi quyền hạn được ủy thác, người ta chia ra ba loại đại đại lý: Đại lý toàn quyền (universal agent): Là người được phép thay mặt người ủy thác làm tất cả các công việc mà người ủy thác làm; Tổng đại lý (general agent): Là người được ủy quyền làm một phần việc nhất định của người ủy thác nhiệm và đó là đại lý duy nhất của người ủy nhiệm về phần công việc đó trên một vùng lãnh thổ nhất định, ví dụ: Ký kết những hợp đồng thuộc một nghiệp vụ nhất định; Đại lý đặc biệt (special agent): Là người được ủy thác chỉ làm một việc cụ thể, ví dụ: Mua một máy tiện cụ thể với giá cả xác định.

Căn cứ vào nội dung quan hệ giữa người đại lý với người ủy thác, người ta phân ra ba loại đại lý: Đại lý thụ ủy (mandatory): Là người được chỉ định để hành động thay cho người ủy thác, với danh nghĩa và chi phí của người ủy thác. Th lao của người đại lý này có thể là một khoản tiền hay một mức % tính trên kim ngạch của công việc; Đại lý hoa hồng (commision agent): Là người được ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của mình, nhưng với chi phí của người ủy thác, thù lao của người đại lý hoa hồng là một khoản tiền hoa hồng tùy theo khối lượng và hiệu quả của công việc được ủy thác; Đại lý kinh tiêu (Merchant agent): Là người đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của mình. Th lao của người đại lý này là khoản chênh lệch giữa giá bán với giá mua.

Trên thị trường thế giới người ta còn có thể gặp những đại lý sau: Phắc tơ (factor): Là người đại lý được giao quyền chiếm hữu hàng hóa hoặc chứng từ sở hữu hàng hóa, được phép đứng tên mình bán hay cầm cố hàng hóa với giá cả mà mình cho là có lợi nhất cho người ủy thác, được trực tiếp nhận tiền hàng của người mua; Đại lý gửi bán (consignee hoặc agent carrying stock): Là người đại lý được ủy thác bán ra, với danh nghĩa của mình và chi phí, rủi ro do người ủy thác chịu, những hàng hóa do người ủy thác giao cho để bán ra từ kho của người đại lý; Đại lý đảm bảo thanh toán (del credere agent): Là người đại lý đứng ra đảm bảo sẽ bồi thường cho người ủy thác, nếu người mua hàng (người thứ ba) ký kết hợp đồng với mình không thanh toán hoặc không thanh toán hết tiền hàng; Đại lý độc quyền (sole agent) là người đại lý duy nhất cho người ủy thác để thực hiện một hành vi nào đó như bán hàng, mua hàng, thuê tàu… tại một khu vực và trong một thời gian do hợp đồng quy định; Distributor là người làm việc không phải vì người xuất khẩu mà vì bản thân mình và tự mình chịu trách nhiệm mọi việc từ nhận hàng của người xuất khẩu, nhập kho, giao dịch, bán hàng cho người tiêu dùng đến việc thanh toán và bảo hiểm. Chỉ được bán một số mặt hàng và ở một số khu vực nhất định.

Môi giới: Là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ, người môi giới không được đứng tên của chính mình, mà đứng tên của người ủy thác, không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Quan hệ giữa người ủy thác và người môi giới dựa trên sự ủy thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng dài hạn.

* Mua bán đối lưu

Mua bán đối lưu còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, là phương thức giao dịch trong đó: Xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, cân bằng giữa mua và bán, người bán đồng thời là người mua, mục đích không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương đương.

Đây là phương thức đặc trưng cho giao dịch kinh doanh xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển nhất là khi mà dự trữ ngoại tệ chưa cao, chưa đủ mạnh để nhập khẩu những mặt hàng quan trọng cho quốc kế dân sinh.

Yêu cầu về cân bằng. Các bên tham gia buôn bán đối lưu luôn luôn phải quan tâm tới sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa, sự cân bằng đó thể hiện ở những khía cạnh như: Cân bằng về mặt hàng: Mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn kho khó bán đổi lấy mặt hàng tồn kho khó bán; Cân bằng về giá cả: So với giá quốc tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất cho đối phương cũng phải được tính cao tương ứng và ngược lại; Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau: Do không có sự di chuyển tiền tệ nên hai bên thường quan tâm sao cho tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trao cho nhau phải tương đối cân bằng nhau; Cân bằng về điều kiện giao hàng: Nếu xuất khẩu với giá CIF thì nhập khẩu CIF còn nếu xuất khẩu FOB thì nhập khẩu cũng phải với giá FOB.

Các hình thức buôn bán đối lưu: Khi tiến hành buôn bán đối lưu có thể lựa chọn một trong các hình thức cơ bản như sau:

- Hàng đổi hàng (barter): Hai bên trao đổi trực tiếp cho nhau những hàng hóa có giá trị tương đương.Việc giao dịch hầu như diễn ra đồng thời.

- Ngày nay đôi lúc có thể dùng tiền để thanh toán một phần thiếu hụt, hơn nữa lại có thể thu hút tới 3 - 4 bên tham gia.

- Trao đổi bù trừ (Compensation): Còn gọi là trao đổi bồi hoàn. Một mặt hàng này (hay nhiều mặt hàng) trao đổi với một (hay nhiều mặt hàng) khác trên cơ sở tổng trị giá giao. Đến cuối kỳ hai bên so sánh đối chiếu giữa trị giá hàng giao và trị giá hàng nhận. Số tiền chênh lệch được giữ lại chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ về các khoản của họ tại nước bị nợ, không được rút tiền về nước chủ nợ.

Đây là hình thức phát triển mạnh nhất của buôn bán đối lưu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thiếu ngoại tệ. Hợp đồng bù trừ có thể ký kết cho một thời gian dài (có thể từ 10 - 20 năm).

-Mua bán đối lưu: Hai bên ký hợp đồng mua hàng của nhau. Một bên giao thiết bị cho khách hàng của mình và đổi lại mua sản phẩm của công nghiệp chế biến, bán thành phẩm và nguyên vật liệu cho họ.

Việc mua bán hàng hóa trong khuôn khổ mua bán đối lưu được thực hiện trong một thời gian không dài (thường từ 1- 5 năm) còn giá trị hàng giao để thanh toán thường không đạt 100% giá trị hàng mua về.

Giao dịch bồi hoàn (offset): Người ta đổi hàng hóa hay dịch vụ để lấy những dịch vụ ân huệ (như ân huệ trong đầu tư hoặc giúp bán sản phẩm). Giao dịch bồi hoàn hiện nay chiếm khoảng 25 % số hợp đồng buôn bán đối lưu. Nó thường được sử dụng trong lĩnh vực buôn bán những mặt hàng kỹ thuật quân sự đắt tiền.

Mua lại sản phẩm (buy - backs): Là một bên cung cấp thiết bị toàn bộ, sáng chế hay bí quyết kỹ thuật cho bên kia, đồng thời mua lại những sản phẩm do thiết bị hay kỹ thuật đó sáng chế ra.

* Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận th lao (gọi là phí gia công).

Gia công quốc tế có thể là gia công thuê cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công: Hoạt động này xuất hiện trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc tế do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. Gia công thuê cho nước ngoài thường là hoạt động của các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường. Còn thuê nước ngoài gia công thường là hoạt động của các nước phát triển. Hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường ngắn, đầu vào và đầu ra gắn liền với thị trường nước ngoài nên nó được coi là một bộ phận của hoạt động ngoại thương.

Gia công quốc tế ngày nay được sử dụng khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên vật liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ công ăn việc làm cho nhân dân lao động và có thể nhận được công nghệ mới về nước mình.

Các hình thức gia công quốc tế. Tùy theo cách tiếp cận mà có các hình thức gia công quốc tế khác nhau:

- Nếu xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể được tiến hành dưới các hình thức: (1). Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. (2). Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu thuộc về bên nhận gia công. (3). Ngoài hai hình thức trên, người ta còn có thể dùng hình thức kết hợp, trong đó bên được gia công chỉ giao những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ.

- Nếu xét về mặt giá cả gia công, người ta chia làm hai hình thức: (1). Hợp đồng thực chi thực thanh (cost plus contract) trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công. (2). Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức (target price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức.

* Tái xuất khẩu

Tái xuất là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hóa đã được nhập khẩu nhưng chưa qua chế biến của nước tái xuất.

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn số đã bỏ ra ban đầu.

Giao dịch tái xuất còn có tên gọi là giao dịch tay ba hay giao dịch tam giác (triangular transaction) vì trong giao dịch này luôn có ba nước tham gia: Nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.

Các hình thức tái xuất: Có hai loại tái xuất là tái xuất khẩu có chở hàng về nước tái xuất và chuyển khẩu

Tái xuất khẩu có chở hàng về nước tái xuất là trường hợp hàng hóa được chuyển từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất rồi từ đó chuyển cho nước nhập khẩu, ngược dòng di chuyển hàng hóa là tiền tệ. Nói cách khác, tái xuất khẩu là nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang một nước thứ ba. Điều này có nghĩa là nước trung gian bỏ tiền ra mua hàng hóa từ nước xuất khẩu đem về nước mình sau đó bán lại cho nước muốn nhập khẩu và thu tiền với điều kiện hàng hóa đó không được gia công hay chế biến gì thêm. Khi đó, nước trung gian hưởng lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tiền thu vào và tiền bỏ ra. Ở đây có hành vi kinh doanh nên lợi nhuận cao gắn liền với mức rủi ro lớn.

Chuyển khẩu là trường hợp hàng hóa được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu nhưng việc thanh toán vẫn được thực hiện qua nước tái xuất. Trong một số trường hợp, chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho lưu bãi, bảo quản nên không có rủi ro. Chẳng hạn, Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông quốc tế Băng Cốc -Việt Nam - Trung Quốc nên thuận lợi trong việc thực hiện vận tải quá cảnh

Trong hai cách trên thì chuyển khẩu có lợi hơn vì nó giảm được chi phí vận chuyển và các chi phí khác về việc xuất nhập cảnh ở nước tái xuất . Nhưng trong một số trường hợp cần thiết vẫn phải sử dụng hình thức tái xuất có chở hàng về nước tái xuất.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 1) về sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm trung gian, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 1). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm