Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 3)

Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 3) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các hình thức kinh doanh quốc tế 

Đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh, trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích kiếm lời.

Đây là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội.

Như vậy, hoạt động đầu tư quốc tế có các đặc điểm: Thứ nhất, hoạt động đầu tư quốc tế chứa đựng những yếu tố quốc tế, ví dụ: tính đa quốc tịch, đa ngôn ngữ, đa văn hóa… Thứ hai, chủ đầu tư (mang vốn ra nước ngoài đầu tư) có thể là chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế, các công ty, tập đoàn hoặc các cá nhân. Thứ ba, vốn đầu tư (phương tiện đầu tư) có thể biểu hiện dưới các hình thức: Tiền: nội tệ hoặc ngoại tệ; Tài sản hữu hình: thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, dây chuyền công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, mặt bằng sản xuất...; Tài sản vô hình: bí quyết công nghệ, các đối tượng của sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, phát minh, sáng chế...; Các tài sản đặc biệt: cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc, đá quý... Thứ tư, mục đích đầu tư có thể là kinh tế (lợi nhuận) hoặc mục đích chính trị, mục đích xã hội, mục đích môi trường... Thứ năm, về quyền sở hữu: Nếu như trong xuất khẩu hàng hóa có sự di chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua thì trong xuất khẩu vốn, hay trong đầu tư, vốn vẫn thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, nếu có sự di chuyển thì đó cũng chỉ là sự di chuyển tạm thời quyền sử dụng mà thôi.

Đầu tư quốc tế có vai trò to lớn đối với cả hai phía: Bên đầu tư và bên tiếp nhận vốn đầu tư:

Đối với nước đầu tư vốn (chủ đầu tư - xuất khẩu vốn): Giảm chi phí sản xuất, tăng tỷ suất lợi nhuận vốn; Các nước chủ đầu tư thường là nước phát triển, nơi tỷ suất lợi nhuận ngày càng giảm và có hiện tượng thừa tương đối tư bản; Giảm chi phí sản xuất ở nước nhận đầu tư do: Tận dụng nguyên liệu đầu vào và giá thuê nhân công rẻ; Khắc phục tình trạng lão hóa sản phẩm, kéo dài tuổi thọ các loại máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ lạc hậu trong nước ra nước ngoài một cách hiệu quả nhất; Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường ở nước ngoài do: Tránh được sự kiểm soát của hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giảm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa, bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đầu tư vốn ra nước ngoài có thể dẫn đến hậu quả: Giảm sản lượng hàng hóa trong nước; Mất vốn đầu tư do gặp rủi ro ở nơi nhận đầu tư: chiến tranh, thiên tai, thay đổi chính sách và luật pháp, thể chế chính trị…

Đối với nước nhận vốn đầu tư (Nước sở tại - nhập khẩu vốn): Là điều kiện để bổ sung nguồn vốn, giải quyết khó khăn về kinh tế xã hội trong nước; Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế nạn thất nghiệp trong nước; Tiếp nhận công nghệ tiên tiến với giá rẻ (cũ người mới ta); Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến và nâng cao chất lượng nguồn lao động; Tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì nước nhận đầu tư có thể chịu những tác động tiêu cực như: Tạo ra sự phân hóa thiếu hợp lý về cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ và cơ cấu xã hội; Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường; Có thể dẫn tới sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước và sự phá sản hàng loạt của doanh nghiệp nội địa; Nếu chủ đầu tư nước ngoài tiến hành tổ chức lại sản xuất ở các doanh nghiệp họ đầu tư hoặc mua lại sẽ dẫn đến sa thải công nhân, tăng thêm nạn thất nghiệp cho nước sở tại.

Đầu tư quốc tế có thể được thực hiện bằng hình thức chủ yếu là đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp

Đầu tư gián tiếp nước ngoài: là hình thức chủ đầu tư nước ngoài mang vốn sang nước khác để đầu tư nhưng không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư, hoặc thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài hoặc cho vay.

Đặc điểm của loại đầu tư này là phạm vi đầu tư có giới hạn (Chủ đầu tư chỉ quyết định mua cổ phần của các doanh nghiệp có lãi và có triển vọng trong tương lai. Số lượng cổ phần bị khống chế ở mức độ nhất định để không có cổ phần nào chi phối doanh nghiệp (từ 10 - 25% vốn pháp định.) Đồng thời, chủ đầu tư không tham gia điều hành, nước nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong sản xuất và kinh doanh. Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cổ phiếu không cố định phụ thuộc kết quả kinh doanh. Mặc d đầu tư gián tiếp không có cơ hội như FDI nhưng có cơ hội phân tích rủi ro kinh doanh trong những người mua cổ phiếu.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư kinh doanh và trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh dự án.

Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư tham gia điều hành nếu góp nhỏ hơn 100% vốn và trực tiếp tham gia điều hành mọi hoạt động nếu góp 100% vốn (công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài). Thông qua FDI, nước chủ nhà tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Về nguồn vốn: ngoài vốn pháp định, còn bao gồm cả vốn vay trong quá trình triển khai hoạt động, hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận thu được.

Khi có hai hay nhiều hơn các tổ chức cùng phân quyền sở hữu của đầu tư trực tiếp thì hoạt động này gọi là liên doanh. Loại đặc biệt của liên doanh gọi là hợp doanh, ở đó chính phủ hợp tác kinh doanh với tư nhân.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 3) về một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các hình thức kinh doanh quốc tế (tiết 3). Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm