Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các học thuyết tiền tệ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các học thuyết tiền tệ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Trường phái kinh tế học cổ điển

1. Quan điểm về nguồn gốc tiền tệ

Trường phái thứ nhất cho rằng tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của quá trình trao đổi hàng hóa. Đại diện cho trường phái này là Adam Smith (1723 – 1790), ông cho rằng “Trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền sản xuất, tiền phát sinh là do những khó khăn của hình thức trao đổi trực tiếp H-H”.

Trường phái thứ hai cho rằng tiền tệ ra đời bắt nguồn từ tâm lý của con người. Đại diện trường phái này là nhà kinh tế học V.Gheclop và C.Smoondet. Họ cho rằng tiền xác định đẳng cấp xã hội là thuộc về bản tính của con người, vì đàn ông là danh vọng xã hội còn ham muốn làm đẹp với nhiều loại trang sức là bản tính của người phụ nữ.

2. Quan điểm về bản chất và chức năng của tiền tệ

* Trường phái tiền kim loại

Có nguồn gốc từ chủ nghĩa trọng thương như Thomas Mun, Antonie Montchsetien, Jean Baptiste Colbert.

Quan điểm của trường phái này là vàng, bạc tự nhiên đã là tiền tệ, vàng bạc và tiền tệ là một – đó là của cải duy nhất của quốc gia và tiêu chuẩn để đánh giá sự giàu có của nước đó.

* Trường phái tiền duy danh

Với các đại diện nổi tiếng như Adam Smith, D. Ricardo, J.Say…với quan điểm tiền tệ là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được thực hiện, tiền chỉ là các chỉ tiêu của tỉ lệ, tiền không phải là hàng hóa mà là sản phẩm sáng tạo của nhà nước, là đơn vị tính toán dùng trong lưu thông. Điều này có nghĩa, tiền dấu hiệu chỉ nghiên cứu tiền tệ qua chức năng phương tiện lưu thông và phủ nhận tính chất hàng hóa của tiền đủ giá cũng như không thấy mối quan hệ giữa giá trị danh nghĩa của tiền dấu hiệu và giá trị tiền thực mà nó thay thế.

2. Trường phái kinh tế hiện đại

Vào những năm 60,70 trường phái của Keynes, trường phái tân cổ điển hình thành nên trường phái hiện đại và giữa vai trò thống trị ở Mỹ, Nhật, Tây Âu với các đại biểu như kinh tế học của P.A Samuelson và W.Nordhaus, kinh tế học hiện đại của Milton Spencer, kinh tế học của D.Begg, S.Fisher, R. Dovnbusch.

Những năm cuối thế kỷ XX các nhà kinh tế học hiện đại tập trung nghiên cứu về sự phát triển đa dạng của các loại tiền dấu hiệu, vai trò điều tiết vĩ mô của tiền chống chu kỳ khủng hoảng và thất nghiệp.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các học thuyết tiền tệ về trường phái kinh tế học cổ điển với quan điểm về nguồn gốc tiền tệ, bản chất và chức năng của tiền tệ, đặc điểm của trường phái kinh tế hiện đại...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các học thuyết tiền tệ. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm