Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ
Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các bạn tham khảo lý thuyết môn Tài chính tiền tệ để chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ
* Kênh lãi suất
Kênh này được Keynes miêu tả như sau: Khi chính sách tài khóa mở rộng (M tăng), lãi suất thực giảm (I giảm), làm giảm giá cả vay vốn, kéo theo nhu cầu đầu tư tăng (I tăng), dẫn đến tăng cầu và tăng sản lượng (Y tăng).
Nhu cầu đầu tư nhạy cảm với lãi suất thực chứ không phải với lãi suất danh nghĩa nên NHTW tác động đến lãi suất thị trường.
* Kênh giá cả tài sản
Theo Mishkin có 3 loại giá cả tài sản mà thông qua đó chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là: Tỷ giá hối đoái; Giá cả chứng khoán; Giá cả bất động sản.
- Tỷ giá hối đoái
Có 2 loại tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản của các công ty là:
+ Tỷ giá hối đoái tác động xuất khẩu thuần.
Chính sách tiền tệ mở rộng dẫn đến lãi suất đồng nội tệ giảm, kéo theo đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm).
Sự giảm giá đồng nội tệ làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn hàng hóa nước ngoài, xuất khẩu ròng gia tăng, vì thế gia tăng sản lượng.
+ Tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản.
Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ, gia tăng gánh nặng nợ, kéo theo là giá trị thuần của tài sản giảm, dẫn đến vay mượn giảm, giảm đầu tư và giảm sản lượng.
Giá cả chứng khoán: Cơ chế truyền dẫn giá cả chứng khoán tác động đến:
- Tác động đến đầu tư: Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) sẽ làm hạ lãi suất thị trường, trái phiếu ít hấp dẫn so với cổ phiếu. Nhu cầu và giá cổ phiếu tăng khiến cho mỗi cổ phiếu phát hành huy động được nhiều vốn hơn, theo đó chi phí thay thế vốn giảm, dẫn đến kích thích đầu tư tăng cao làm cho tổng cầu tăng. Công ty có thể mua nhiều tài sản với một lượng nhỏ chứng khoán phát hành.
- Tác động đến bảng cân đối của công ty: Tín dụng và giá cả chứng khoán tác động đến bảng cân đối công ty. Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) dẫn đến làm tăng giá cả chứng khoán, theo đó giá trị thuần của công ty tăng lên. Một sự gia tăng giá cả thuần làm tăng khả năng thế chấp trong vay nợ của công ty dẫn đến vay nợ tăng lên. Vay nợ tăng, chi đầu tư tăng, kéo theo tổng cầu tăng.
- Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình: Chính sách tài chính mở rộng sẽ làm tăng giá cả chứng khoán, gia tăng sự giàu có của hộ gia đình (tài sản chính của hộ gia đình là chứng khoán) dẫn đến tiêu dùng tăng lên.
- Giá cả bất động sản: Giá cả bất động sản tác động đến tổng cầu thông qua các kênh:
- Tác động đến chi tiêu nhà ở: Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) làm giảm lãi suất, giảm chi phí tài trợ nhà ở và vì thế làm tăng giá cả nhà ở. Sự tăng giá cả nhà ở làm gia tăng lợi nhuận của các công ty xây dựng nhà vì thế chi tiêu nhà ở tăng, kéo theo tổng cầu xã hội tăng.
- Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình: Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) là gia tăng giá cả nhà ở, gia tăng giàu có của hộ gia đình (giá cả nhà ở là hợp phần quan trọng của mức giàu có của hộ gia đình), kéo theo gia tăng chi tiêu dùng và tổng cầu xã hội.
- Tác động đến bảng cân đối tài sản của ngân hàng: Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) là gia tăng giá cả bất động sản, gia tăng giá trị tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng dẫn đến đầu tư và sản lượng tăng lên.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ về đặc điểm của chính sách tài khóa mở rộng (M tăng), lãi suất thực giảm (I giảm), làm giảm giá cả vay vốn, kéo theo nhu cầu đầu tư tăng (I tăng), dẫn đến tăng cầu và tăng sản lượng...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.