Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các lĩnh vực quản trị dự án

VnDoc xin giới thiệu bài Các lĩnh vực quản trị dự án được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các lĩnh vực quản trị dự án

1. Khái niệm

Lập kế hoạch tổng quan: Là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự lôgic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản trị khác nhau của dự án được kết hợp chính xác và đầy đủ.

Quản trị phạm vi: Là việc xác định, giám sát thực hiện mục tiêu dự án, xác định công việc thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi của dự án.

Quản trị thời gian: Là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. Nó chỉ rõ mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành.

Quản trị chi phí: Là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án. Tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo chi phí.

Quản trị chất lượng: Là quá trình triển khai giám sát tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư

Quản trị nhân lực: Là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án.

Quản trị thông tin: Là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau.

Quản trị rủi ro: Là việc xác định các yếu tố rủi ro dự án, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản trị từng loại rủi ro.

Quản trị hợp đồng và hoạt động mua bán: Là quá trình lựa chọn, thương lượng, quản trị các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ… cần thiết cho dự án. Quá trình quản trị này giải quyết vấn đề: bằng cách nào dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài cung cấp cho dự án, tiến độ cung, chất lượng cung như thế nào.

2. Các giai đoạn của dự án

Dự án là một thực thể thống nhất, thời gian thực hiện dài và có độ bất định nhất định nên các tổ chức, đơn vị thường chia dự án thành một số giai đoạn để quản lý thực hiện. Mỗi giai đoạn được đánh dấu bởi việc thực hiện một hoặc nhiều công việc. Thông qua các giai đoạn của dự án có thể nhận thấy một số đặc điểm: Thứ nhất, mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường thấp khi mới bắt đầu dự án, tăng cao hơn ở thời kỳ phát triển, nhưng giảm nhanh chóng khi dự án bước vào giai đoạn kết thúc. Thứ hai, xác suất hoàn thành dự án thành công thấp nhất và do đó rủi ro là cao nhất khi dự án bắt đầu. Thứ ba, khả năng ảnh hưởng của chủ đầu tư tới đặc tính cuối cùng của sản phẩm dự án và do đó tới chi phí là cao nhất vào thời kỳ bắt đầu và giảm mạnh khi dự án ở các giai đoạn tiếp theo. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể phân dự án thành các giai đoạn khác nhau: Giai đoạn xây dựng ý tưởng; Giai đoạn phát triển; Giai đoạn thực hiện; Giai đoạn kết thúc hoặc phân chia theo sơ đồ sau:

Các giai đoạn của dự ánHình 1.4. Các giai đoạn của dự án

- Thiết kế dự án:

  • Xác định nhu cầu và các cơ hội.
  • Xác định các mục đích của dự án.
  • Liệt kê các mục tiêu của dự án.
  • Xác định sơ bộ các nguồn lực.
  • Xác định các giả thiết và rủi ro gặp phải.

Kết quả: Thiết kế tổng quan của dự án.

- Lập kế hoạch thực hiện dự án:

  • Xác định phạm vi của dự án, các công việc, kết quả các chi tiết kỹ thuật.
  • Dự kiến thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
  • Lên tiến độ các công việc của dự án.
  • Xác định các công việc cần đặc biệt lưu tâm.
  • Lập kế hoạch kiểm soát và giám sát dự án.
  • Viết và duyệt đề cương của dự án.
  • Thỏa thuận và ký hợp đồng.

Kết quả: Danh sách và lịch trình các công việc, ngân sách, đề cương dự án.

- Tổ chức thực hiện dự án:

+ Xác định nhu cầu nhân lực.

+ Tuyển dụng các thành viên dự án.

+ Tổ chức nhóm thực hiện dự án.

+ Phân công công việc, trách nhiệm cho các thành viên nhóm.

Kết quả: Sơ đồ tổ chức và nhân lực…

- Giám sát và đánh giá dự án:

  • Xác định phương thức quản lý phù hợp.
  • Thiết lập các công cụ giám sát và điều khiển.
  • Tiến hành giám sát và đánh giá thường xuyên.
  • Giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn.

- Kết thúc dự án:

  • Đạt được sự chấp nhận của khách hàng và các bên liên quan chính.
  • Cung cấp tư liệu về dự án và đưa ra báo cáo cuối cùng.
  • Đánh giá nhu cầu hỗ trợ dự án trong tương lai.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các lĩnh vực quản trị dự án về khái niệm và đặc điểm của các giai đoạn của dự án...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các lĩnh vực quản trị dự án. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm