Các loại giá của cổ phiếu
VnDoc xin giới thiệu bài Các loại giá của cổ phiếu được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn sinh viên tham khảo môn Thị trường tài chính để tham khảo và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Các loại giá của cổ phiếu
Mệnh giá (Par Value - PV)
Giá trị ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá. Ở Việt Nam mệnh giá của cổ phiếu được quy định thống nhất trong cả nước là 10.000 đồng. Trong thực tế, để tiện lợi trong giao dịch và tiết kiệm chi phí người ta phát hành cổ phiếu là bội số của 10, 100, 1000.
Thí dụ một chứng nhận cổ phiếu có giá trị 1.000.000 đ nghĩa là cổ đông sở hữu 100 cổ phần, mỗi cổ phần 10.000 đ; Một chứng nhận cổ phiếu có giá trị 100.000 đ nghĩa là cổ đông sở hữu 10 cổ phần v.v.
Thư giá (Book Value)
Giá trị của cổ phiếu theo sổ sách kế toán - Thư giá phản ánh tình trạng vốn của công ty.
Thí dụ:
- Số lượng cổ phần của công ty A là: 10 triệu CP. Cổ phiếu có mệnh giá: 10.000
- Vốn cổ phần của công ty A tính theo mạch giá là 100 tỷ VND.
- Thặng dư vốn của công ty là 80 tỷ VND.
Trong đó:
+ Quỹ tích lũy từ lợi nhuận 20 tỷ
+ Thặng dư vốn 60 tỷ
Ta có:
- Tổng vốn cổ phần theo sổ sách kế toán là 180 tỷ VND
- Tổng số cổ phiếu được phát hành 10 triệu
- Thư giá của cổ phiếu = 180 tỷ / 10 triệu = 18.000 đ
* Hiện giá (Present Value – PV)
Giá trị hiện tại của cổ phiếu, đây là mức giá phản ánh sức hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường. Hiện giá cổ phiếu chi phối và tác động chủ yếu bởi tình hình tài chính của công ty đại chúng.
Thị giá (Market Value – MV)
Thị giá cổ phiếu là giá trị thị trường của các loại cổ phiếu giao dịch trên thị trường thứ cấp. Thị giá thường xuyên biến động và thay đổi theo quan hệ cung cầu.
Thị giá cổ phiếu là giá của cổ phiếu trên thị trường ở thời điểm giao dịch. Thị giá cổ phiếu cao hay thấp tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Thu nhập cho cổ phiếu mang lại (Cổ tức) cao hay thấp: Nếu một loại cổ phiếu nào đó có mức cổ tức càng cao, thì thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Như vậy Thị giá cổ phiếu luôn tỷ lệ thuận với cổ tức mong đợi. Điều này lý giải tại sao một số công ty cổ phần khi muốn đẩy giá cổ phiếu của họ lên cao, thì họ thường công bố tỷ lệ phân chia cổ tức cao hơn kỳ trước.
- Lãi suất tiền gửi ngân hàng (Lãi suất tiền gửi cao nhất).
Nhà đầu tư tài chính, khi có tiền đầu tư như họ thường có sự so sánh giữa hành vi đầu tư vào cổ phiếu hay gửi tiền vào ngân hàng xem việc nào có lợi hơn. Nếu lãi suất ngân hàng tăng cao thì tiền gửi vào ngân hàng sẽ có lợi hơn, ngược lại khi lãi suất ngân hàng giảm, đầu tư vào cổ phiếu sẽ có lợi. Nếu vậy Thì giá cổ phiếu biến động tăng giảm tỷ lệ nghịch với lãi suất ngân hàng. Điều này đã được kiểm nghiệm và chứng minh qua thực tế. Trên Thị trường chứng khoán Mỹ và các nước công nghiệp phát triển, khi NHTW các nước cắt giảm lãi suất thì ngay lập tức giá cổ phiếu trên thị trường gia tăng tương ứng, ngược lại khi NHTW điều chỉnh tăng lãi suất, thì giá cổ phiếu trên thị trường sẽ giảm xuống.
- Tình hình kinh doanh và kế hoạch phát triển của công ty. Những yếu tố hiện tại chưa phản ánh hết khả năng trong tương lai. Một công ty trong hiện tại kinh doanh hiệu quả cao, nhưng có thể sa sút trong tương lai, và ngược lại. Điều này phụ thuộc vào tầm nhìn, kế hoạch phát triển và đội ngũ quản lý của công ty đó. Nắm bắt xu thế, nắm bắt thông tin, có khả năng đón đầu tốt sẽ làm cho công ty có cơ hội phát triển tốt.
- Quan hệ cung cầu về cổ phiếu giao dịch: Tác động của quan hệ cung cầu trong giao dịch cổ phiếu không khác gì tác động của quan hệ cung cầu về hàng hóa. Nếu cung lớn hơn cầu về một loại cổ phiếu nào đó, thì giá cổ phiếu trên thị trường sẽ giảm, ngược lại cầu lớn hơn cung, thì giá cổ phiếu sẽ tăng.
- Các yếu tố tâm lý và tình hình kinh tế vĩ mô: Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng khá mạnh đến giá cổ phiếu trên thị trường. Tâm lý và phản ứng theo lối đám đông làm cho giá cổ phiếu biến động thất thường. Ngoài ra, tình hình kinh tế tài chính vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến đến giá cổ phiếu rất mạnh mẽ. Thị giá cổ phiếu, xét theo lý thuyết thuần túy, được xác định theo công thức sau:
MV = Cổ tức mong đợi/Lãi suất tiền gửi ngân hàng
Ví dụ: Cổ phiếu KLC hiện có mức cổ tức 20%/năm, Công ty KLC đang kinh doanh có hiệu quả và sẽ gia tăng trong năm tới, kỳ vọng cổ tức năm kế tiếp là 22%. Như vậy cổ tức mong đợi sẽ là 2.200 đ cho một cổ phần. Trong thời kỳ tiếp theo lãi suất ngân hàng sẽ có sự thay đổi từ mức 14%/năm, xuống còn 12%/năm. Các yếu tố khác coi như không có gì biến động lớn.
Vậy thì giá cổ phiếu KLC theo lý thuyết sẽ là 2.200/12% = 18.333 đ. Đây là thị giá lý thuyết, giá cổ phiếu này có thể sẽ được giao dịch lên xuống chung quanh mức thị giá lý thuyết này.
Nếu cung lớn hơn cầu về loại cổ phiếu này, giá cổ phiếu có thể thấp hơn 18.333, ngược lại nếu cầu lớn hơn cung, giá cổ phiếu này có thể cao hơn 18.333
* Tỷ lệ Giá cổ phiếu/ Thu nhập = P/E (Price/Earnings ratio)
P/E là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh tương quan giữa vốn đầu tư (Giá mua cổ phiếu) và thu nhập mang lại cho nhà đầu tư. Nếu P/E càng bé và càng tiến gần đến đến 1 thì hiệu quả đầu tư càng cao, ngược lại P/E càng lớn, hiệu quả đầu tư sẽ rất thấp và mức độ rủi ro rất lớn. Thông thường chỉ số P/E trên thế giới biến động trong khoảng từ 5 đến 10 lần. Ở Việt Nam trong những năm 2006, 2007 P/E lên rất cao từ 15 đến 20 lần.
Theo ví dụ trên, nếu giá cổ phiếu của công ty KLC được giao dịch là 19.240 đ thì tỉ lệ P/E của cổ phiếu KLC là 19.240 / 2.200 = 8,75. Nếu cổ phiếu KLC giao dịch với giá 17.790, thì chỉ số P/E sẽ là 17.790 / 2.200 = 8,09. Chỉ số này nhỏ hơn, do đó mức độ rủi ro thấp hơn.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các loại giá của cổ phiếu về đặc điểm của một số loại giá cổ phiếu tại Việt Nam như: mệnh giá, thư giá và trị giá...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các loại giá của cổ phiếu. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.