Các loại hình giao tiếp

Các loại hình giao tiếp được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trong thực tế mỗi người có thể tham gia vào các loại hình giao tiếp cụ thể như sau:

Giao tiếp với chính bản thân mình

Đây là hình thức giao tiếp tự kỷ. Ở đây chúng ta xử lý thông tin với tư cách vừa là người gửi, vừa là người nhận. Giao tiếp với chính bản thân có thể là sự đánh giá bản thân mình hoặc cảm nhận riêng cá nhân với môi trường xung quanh. Sự giao tiếp này hình thành thế giới riêng biệt của mỗi cá nhân. Người nào quá trình phát triển hình thức giao tiếp này sẽ khó gần gũi với mọi người, không hòa đồng trong tập thể.

Giao tiếp song phương

Loại hình này được tiến hành giữa hai cá nhân. Người gửi và người nhận thông tin trong trường hợp này là hai chủ thể khác nhau. Hình thức giao tiếp này diễn ra giữa các chủ thể có quan hệ thường xuyên với nhau hoặc có nhu cầu trao đổi. Đây là cách giao tiếp rất phổ biến, diễn ra hàng ngày. Thế giới riêng của cá nhân mở cửa giao thoa với cá nhân khác và có thể hình thành thế giới mới của hai chủ thể.

Giao tiếp trong các nhóm

Đây là sự giao tiếp diễn ra khi có từ 3 chủ thể trở lên. Tính chất đa phương trong giao tiếp là đặc trưng chủ đạo. Các nhóm được hình thành do tính chất công việc hay nhu cầu chung của một tập hợp người có quan hệ với nhau (cùng lớp học, cùng đơn vị công tác, cùng địa bàn dân cư…). Các nhóm tồn tại phụ thuộc vào nỗ lực chung của các thành viên tham gia hoặc hiệu quả của quá trình công tác. Xu hướng phân công lao động hiện đại là từ cá nhân chuyển sang phối hợp hoạt động theo nhóm. Biết phong cách và kỹ năng giao tiếp trong nhóm là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công của mỗi người.

Giao tiếp trong tổ chức

Tổ chức là một hệ thống được thiết chế theo các mục tiêu và nguyên tắc nhất định. Trong hệ thống tổ chức ấy các cá nhân, nhóm người được tập hợp theo nguyên tắc chức năng hoặc chuyên môn. Như vậy, trong tổ chức có các quan hệ dọc và quan hệ ngang. Do đó, giao tiếp trong hệ thống tổ chức có điểm khác giao tiếp giữa các cá nhân thông thường và giao tiếp trong nhóm độc lập.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các loại hình giao tiếp về đặc điểm của giao tiếp với chính bản thân mình, giao tiếp song phương, trong các nhóm và tổ chức.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các loại hình giao tiếp. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 274
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm