Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các loại nguồn lực

Các loại nguồn lực được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các loại nguồn lực

- Các nguồn lực để thực hiện một dự án là những khả năng hiện có về nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng, tài chính....

+ Thời gian thực hiện dự án là hạn chế.

+ Nguồn lực thực hiện dự án cũng hạn chế.

+ Có thể đánh đổi giữa thời gian và nguồn lực

Có thể phân loại nguồn lực sử dụng cho dự án theo một số cách như:

* Cách phân loại 1: theo nguyên lý kế toán, phân biệt giữa các chi phí nhân công (nguồn nhân lực), các chi phí nguyên vật liệu, và các chi phí khác, như lãi vay. Cách phân loại này có ích cho việc lập ngân sách và công tác kế toán. Tuy nhiên, có hạn chế là không xét đến khía cạnh chính của việc quản trị nguồn lực là sự có sẵn của nguồn lực.

- Nhân lực: Mức lương và khả năng sử dụng nguồn lực (hệ số thời gian sử dụng được / thời gian lý thuyết - lịch). Với mỗi loại cần xác định số giờ để hoàn thành (chi phí cố định), hay chi phí trên một đơn vị thời gian (suất chi phí cố định).

- Vật lực: Số lượng máy móc phương tiện tại mỗi thời điểm cần sử dụng.

- Nguồn lực bên ngoài: Chi phí mua ngoài (theo giá mua)

- Giờ công: Theo từng loại hình công việc, tính phức tạp, trách nhiệm…

* Cách phân loại 2: dựa trên sự sẵn có của nguồn lực, một số nguồn lực có sẵn ở cùng một mức trong mọi thời điểm của thời kỳ, ví dụ lực lượng lao động cố định. Người ta thường chia các nguồn lực này theo đặc tính có thay đổi khối lượng hay không khi được sử dụng.

- Nguồn lực có thể phục hồi: là các nguồn lực không thay đổi khối lượng của nó trong quá trình sử dụng. Ví dụ như lực lượng lao động, sản xuất. Nguồn lực này có sẵn ở cùng một mức trong quá trình dự án.

- Nguồn lực tiêu hao dần: là các nguồn lực thay đổi khối lượng của nó trong quá trình sử dụng. Khối lượng của các nguồn lực loại này biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành do biến thành sản phẩm. Điển hình của loại nguồn lực này là nguyên vật liệu, cấu kiện, bán thành phẩm, tiền vốn...

* Cách phân loại 3: cũng dựa trên sự sẵn có của nguồn lực. Người ta phân theo đặc tính có bị ràng buộc hay không của nguồn lực trong quá trình sử dụng.

- Nguồn lực không bị ràng buộc: có sẵn với số lượng không hạn chế tương ứng với các mức chi phí khác nhau, ví dụ lao động phổ thông và thiết bị thông thường.

- Nguồn lực bị ràng buộc: các nguồn lực rất đắt tiền, khó huy động được trong phạm vi thời hạn thực hiện dự án. Ví dụ các trang thiết bị đặc biệt, các phòng thí nghiệm chỉ hoạt động 4 giờ trong ngày, các chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm hoạt động trong nhiều dự án, các vật tư hiếm phải đặt hàng trước một thời gian dài.

* Cách phân loại thứ 4: căn cứ theo tính chất có thể thay thế hay không của nguồn lực. Một nguồn lực A có thể được thay thế bằng nguồn lực B, nhưng chưa chắc nguồn lực B lại có thể thay thế được nguồn lực A. Ví dụ thợ xây có thể thay thế cho thợ nề, nhưng thợ nề chưa chắc đã xây được.

* Cách phân loại 5: căn cứ theo khả năng có thể dự trữ của nguồn lực, người ta phân ra thành:

- Nguồn lực có khả năng dự trữ: những nguồn lực nếu không dùng có thể giữ lại dùng vào thời điểm khác như tiền, vật tư...

- Nguồn lực không có khả năng dự trữ: loại nguồn lực nếu không dùng thì coi như là mất, không giữ lại được. Loại này chủ yếu là các nguồn lực vô hình như công thợ, ca máy. Nếu đã thuê thợ, thuê máy mà không dùng thì vẫn phải trả tiền. Thời gian cũng là một loại nguồn lực không thể thu hồi.

Việc phân loại nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị. Chẳng hạn nguồn lực thực hiện dự án có thể được phân thành 3 cấp khác nhau. Các nguồn lực cấp 1 là các nguồn lực có sẵn với khối lượng không hạn chế, do vậy không cần thiết phải giám sát một cách liên tục, tuy nhiên công tác quản trị vẫn là cần thiết để sử dụng chúng có hiệu quả hơn, đóng góp vào hiệu quả chung của dự án. Các nguồn lực cấp 2 có mức ưu tiên cao hơn, do vậy cần được giám sát chặt chẽ hơn vì nếu thiếu hụt có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ và chi phí dự án. Các nguồn lực cấp 3 là các nguồn lực quý, hiếm, rất cần phải tập trung sự quan tâm của nhà quản trị. Nhìn chung các nguồn lực tiêu hao dần và nguồn lực bị hạn chế cần được xem xét, quan tâm đặc biệt.

Trong quá trình thực hiện dự án ta phải tiến hành nhiều loại công việc. Mỗi công việc sử dụng một vài loại nguồn lực khác nhau. Vai trò, khối lượng sử dụng của mỗi loại cũng khác nhau làm cho việc phân bổ nguồn lực càng trở nên phức tạp. Số loại nguồn lực càng nhiều thì vấn đề càng phức tạp, đôi khi phức tạp đến mức không giải quyết nổi. Thực tế, người ta tìm cách đơn giản hoá việc này, bằng cách chọn ra loại nguồn lực có ý nghĩa nhất và giải quyết vấn đề với nguồn lực chủ đạo đó.

Vòng đời dự án ảnh hưởng đến các yêu cầu về nguồn lực. Trong giai đoạn đầu chủ yếu là các công việc thiết kế, chuẩn bị, lập kế hoạch nên nhu cầu về kỹ sư kỹ thuật, chuyên gia tài chính, các nhà hoạch định và lập kế hoạch là cao. Giai đoạn tiếp theo, thực hiện xây dựng, chế tạo, sản xuất là chủ yếu, nên các nhu cầu về vật tư, thiết bị tăng lên.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các loại nguồn lực về nguồn lực theo nguyên lý kế toán, phân biệt giữa các chi phí nhân công, dựa trên sự sẵn có của nguồn lực..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các loại nguồn lực. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm